Khái niệm điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch

Theo nghị định 78/2015/NĐ-CP thì các công ty có quyền đăng ký ngành nghề: Hoạt động lữ hành quốc tế, hoạt động lữ hành nội địa khi thực hiện thủ tục thành lập công ty.

Tuy nhiên, vì kinh doanh dịch vụ lữ hành là ngành nghề có điều kiện nên khi đăng ký thành lập công ty cần lưu ý những điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định của pháp luật, đầu tiên là các vấn đề sau đây:

1. Vốn điều lệ

Công ty muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành thì phải tuân thủ quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu như sau:

- Mức vốn điều lệ trên 250 triệu đồng áp dụng khi đăng ký ngành nghề lữ hành quốc tế đưa khách du lịch vào Việt Nam.

- Mức vốn điều lệ trên 500 triệu đồng áp dụng khi đăng ký ngành nghề lữ hành quốc tế đưa khách du lịch ra nước ngoài.

2. Ghi mã ngành nghề kinh doanh

Công ty phải trích dẫn cụ thể điều luật quy định về hoạt động lữ hành trong luật du lịch trên ngành nghề đăng ký doanh nghiệp.

3. Cam kết

Công ty phải cam kết chỉ kinh doanh các ngành nghề có điều kiện khi đã đáp ứng quy định pháp luật.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành mới nhất [Ảnh minh họa]

 

II. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành

1. Điều kiện xin giấy phép lữ hành quốc tế đối với công ty vốn nước ngoài

Theo quy định của Luật Du lịch 2017, Nghị định 168/2017/NĐ-CP và Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL thì công ty có vốn nước ngoài được kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam theo hình thức liên doanh hoặc hình thức khác phù hợp với quy định và lộ trình cụ thể trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đồng thời đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Có phương án kinh doanh lữ hành, có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh là “kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam.

- Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian hoạt động ít nhất là 04 năm trong lĩnh vực lữ hành.

Lưu ý: Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định thông qua giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi người đó đã hoặc đăng làm việc; các giấy tờ hợp lệ khác xác nhận thời gian người đó làm việc trong lĩnh vực lữ hành.

- Có ít nhất 3 hướng dẫn viên được cấp thẻ hưỡng dẫn viên du lịch quốc tế.

- Tuân thủ quy định về mức tiền ký quỹ như sau:

Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế: 250.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam.

Lưu ý: Tiền ký quỹ của doanh nghiệp phải gửi vào tài khoản tại ngân hàng và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Điều kiện xin giấy phép lữ hành quốc tế đối với công ty trong nước

- Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh được quy định.

- Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất 04 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành. 

Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định thông qua giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi người đó đã hoặc đang làm việc; các giấy tờ hợp lệ khác xác nhận thời gian người đó làm việc trong lĩnh vực lữ hành.

- Có ít nhất 03 hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

- Tuân thủ quy định về mức tiền k‎ý quỹ, cụ thể như sau:

+ 250 triệu đồng áp dụng cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;

+ 500 triệu đồng áp dụng cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài hoặc kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

Lưu ý: Tiền ký quỹ của doanh nghiệp phải gửi vào tài khoản tại ngân hàng và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Điều kiện xin cấp giấy phép lữ hành nội địa

- Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

- Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa; có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.

- Thực hiện ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa với mức ký quỹ là 100 triệu đồng.

- Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.

Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định thông qua giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi người đó đã hoặc đang làm việc; các giấy tờ hợp lệ khác xác nhận thời gian người đó làm việc trong lĩnh vực lữ hành.

4. Điều kiện kinh doanh đại lý lữ hành

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đại lý lữ hành được cấp cho doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành không được tổ chức thực hiện chương trình du lịch.

- Đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền;

- Có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

+ Hợp đồng đại lý lữ hành phải được lập thành văn bản giữa bên giao đại lý là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

+ Bên nhận đại lý là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện quy định như trên

 >> Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải ký quỹ 100 triệu đồng

Tuấn Vũ

Điều 2 Luật Du lịch 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 quy định khái niệm kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:

"Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch."

Trong đó,

Chương trình du lịch là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.

Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.

Điều 30 Luật Du lịch 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 quy định phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành gồm:

- Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa.

- Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa, trừ trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:

- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;

- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

Như vậy, doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh neeu trên sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:

- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;

- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Kết luận, doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh nêu trên sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017?

Luật Hoàng Anh

CAM KẾT DỊCH VỤ

  • Đồng hành cùng Thân chủ.
  • Phương án tốt, giải pháp hay.
  • Bảo mật - Uy tín - Tin cậy - Chi phí thấp - Hiệu quả cao.
  • Dịch vụ pháp lý tốt số 2 tại Việt Nam.
  • Cam kết HOÀN TIỀN nếu thực hiện dịch vụ không thành công.

Cảm ơn quý vị và các bạn đã tin tưởng Luật Hoàng Anh, nếu có thắc mắc muốn giải đáp hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAMHỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘIHOÀNG THỊ TÂMĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCHTHEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄNTỈNH NINH BÌNHLUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾHà Nội - 2018VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAMHỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘIHOÀNG THỊ TÂMĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCHTHEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄNTỈNH NINH BÌNHNgành: Luật Kinh tếMã số: 8.38.01.07NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. NGUYỄN QUÝ TRỌNGHà Nội - 2018LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi và đượcsự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Quý Trọng. Các kết quả nêu trong Luận vănchưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Những số liệu trong bài phụcvụ cho việc phân tích, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhaucó ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng mộtsố nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khácđều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôixin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình.Tôi xin chân thành cảm ơn!NGƯỜI CAM ĐOANHoàng Thị TâmMỤC LỤCMỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN KINHDOANH DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINHDOANH DỊCH VỤ DU LỊCH...................................................................................................... 71.1. Khái quát về du lịch và hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch................................... 71.2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch và lý do việc quy định điều kiện kinh doanhvới hoạt động du lịch......................................................................................................................... 171.3. Khái niệm và nội dung chủ yếu c ủa pháp luật về điều kiện kinh doanh du lịch24Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANHDỊCH VỤ DU LỊCH TỪ THỰC TIỄN TỈNH NINH BÌNH....................................... 282.1. Lịch s ử hình thành và phát triển pháp luật Du lịch Việt Nam................................. 282.2. Các quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch...................................................... 302.3. Thực tiễn áp dụng quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch tại tỉnh NinhBình.......................................................................................................................................................... 44Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCHVỤ DU LỊCH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DULỊCH CỦA TỈNH NINH BÌNH................................................................................................ 583.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành và lưutrú du lịch............................................................................................................................................... 583.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch tạiViệt Nam................................................................................................................................................ 613.3. Các giải pháp nâng cao hiểu quả thực thi pháp luật về điều kiện kinh doanh dulịch tại Việt Nam................................................................................................................................. 65KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 69TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................ 70APECDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTDiễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình DươngBQLBan quản lýGDPTổng sản phẩm quốc nộiGRDPISOTổng sản phẩm trên địa bànTổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế [International Organization forPATAStandardization]Hiệp hội du lịch Châu Á – Thái Bình DươngTCDLTổng cục du lịchTCVNTiêu chuẩn Việt NamTNHHTrách nhiệm hữu hạnUSDĐô la MỹUNESCOTổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp QuốcUNWTOTổ chức du lịch thế giới [World Tourism Organization]WTOTổ chức thương mại thế giới [World Trade Organization]XHCNXã hội chủ nghĩaMỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiTrong bối cảnh hội nhập sâu rộng cùng với sự phát triển như vũ bão của khoahọc và công nghệ, nền kinh tế Thế giới đang chuyển sang giai đoạn“hậu côngnghiệp”, phát triển theo hướng chuyển dịch cơ cấu sang ngành dịch vụ. Trong đó dulịch là một trong những ngành chiếm tỉ trọng lớn trong ngành dịch vụ.Ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước trên Thế giới nhưngvai trò của nó thì không thể phủ nhận. Du lịch là một ngành “công nghiệp khôngkhói”, mang lại thu nhập GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm chohàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn Thế giới. Sau hơn20 năm, ngành du lịch đã có nhiều khởi sắc, thay đổi diện mạo từng bước khẳngđịnh tầm vóc trong nền kinh tế quốc dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội, thúcđẩy giao lưu văn hóa làm cho nhân dân thế giới hiểu biết thêm về đất nước conngười Việt Nam, tranh thủ được sự thiện cảm và sự đồng tình ủng hộ quốc tế trongsự nghiệ p xây dựng và bảo vệ tổ quốc; đóng góp tích cực trong sự nghiệp côngnghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Kinh doanh dịch vụ du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp, có hiệu quả về cả kinhtế, chính trị, văn hóa, xã hội. Có thể nói rằng không có ngành kinh tế nào đi tắt đón đầu,đuổi kịp trình độ phát triển của các nước trong khu vực, rút ngắn khoảng cách và chống tụthậu về kinh tế nhanh bằng ngành du lịch. Chính vì vậy, những năm qua Đảng và Nhà nướcta đã và đang có sự quan tâm đặc biệt đến ngành“công nghiệp không khói” này. Nhà nướcViệt Nam đã ban hành nhiều quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ kinh doanh dịch vụ vàquản lý nhà nước về du lịch, tạo một môi trường pháp lý kinh doanh lành mạnh, đa dạng,mở cửa cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch. Luật Du lịch năm 2005 đã hếthiệu lực và thay thế bằng Luật Du Lịch 2017 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2017 đã có những thay đổi đáng kể, theokịp được với những thay đổi của thực tiễn trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.Trong các thành phố du lịch thì Ninh Bình được xem là một điểm đến lý tưởngvới những điều kiện thiên nhiên ưu đãi, có các tiềm năng và thế mạnh để phát triển1các loại hình dịch vụ du lịch, đóng góp không nhỏ trong việc tăng nguồn thu ngânsách. Tài nguyên du lịch của Ninh Bình tương đối phong phú, đa dạng bao gồm hệthống núi đá vôi, rừng, hồ, các di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng. Đây chính là điềukiện rất tốt để phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch, có sức hấp dẫn thuhút khách du lịch trong và ngoài nước. Phát huy lợi thế đó, trong những năm qua,Ninh Bình đã tập trung đầu tư phát triển du lịch đồng bộ trên cả ba nội dung: xâydựng cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, xây dựng hệ thống cơ sở vàđội ngũ nhân viên ngành du lịch. Ngày 13/07/2009, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnhkhóa XIX đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU về phát triển du lịch Ninh Bình đếnnăm 2020, định hướng đến năm 2030. Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao và được đầutư thích đáng, các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch đã phát triển một cáchnhanh chóng.Tuy nhiên trong giai đoạn chuyển giao giữa luật cũ và luật mới vẫn bộc lộnhững hạn chế gây ra khó khăn không nhỏ đến sự phát triển của ngành du lịch ViệtNam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng. Thực tế trong quá trình thực hiện cácquy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch đặc biệt là trong kinh doanh dịchvụ lữ hành và lưu trú tại tỉnh Ninh Bình cần đặt ra các vấn đề cần làm rõ những cơsở lý luận và luận cứ thực tiễn để hoàn thiện hệ thống pháp luật.Với những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Điều kiện kinh doanh dịchvụ du lịch theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình” làm nội dungnghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ Luật học của mình.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiXuất phát từ nhu cầu thực tiễn về kinh doanh dịch vụ du lịch mà trong nhữngnăm qua đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực này như:Luận án Tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Minh Đức [2007] “Quản lý nhà nước đối vớihoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”;Luận văn Thạc sĩ Luật học của Trần Thị Mai Phước năm 2007: “Quản lý nhà nước đối vớihoạt động kinh doanh du lịch’’; Luận văn Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Lâm Trâm Anh[2010] “Xử lý vi phạm hành chính trong lịch vực du lịch’’; Luận văn Thạc sĩ Luật học PhạmVăn Minh [2015] “Hoạt động kinh doanh lữ hành2theo luật du lịch 2005 từ thực tiễn thành phố Hà Nội”; Luận văn cử nhân của Nguyễn Thị Hiền năm 2012 “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh của khách sạn Vietsovpetro” [2012]...Ngoài ra, qua nghiên cứu các bài viết, tạp chí liên quan tác giả còn tiếp cậnđược một số bài báo đăng trên các tạp chí như Hoàng Thị Lan Hương [2010], "Mộtsố bất cập trong hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch", đăng trên Tạp chí Dulịch Việt Nam số 11; hay một số bài viết trên các tờ báo điện tử, chẳng hạn như bàiviết "Những thuận lợi khó khăn trong kinh doanh lưu trú du lịch khi luật du lịchthực thi” của tác giả Đỗ Thị Hồng Xoan...Các công trình nghiên cứu, các bài viết tạpchí trên phần lớn mới chỉ tập trung vào phân tích sự quản lý nhà nước trong kinhdoanh dịch vụ du lịch và pháp luật trong kinh doanh du lịch nói chung, hoặc so sánhđánh giá sự thay đổi giữa pháp lệnh Du lịch 1999 và Luật Du lịch 2005, các cam kếtkhi gia nhập WTO đối với dịch vụ kinh doanh du lịch. Dưới góc độ luật học, tác giảnhận thấy các công trình nghiên cứu này chưa đi sâu phân tích pháp luật về điềukiện kinh doanh điều chỉnh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lữ hành và lưu trú dulịch một cách cụ thể đặc biệt là khi Luật Du lịch mới đã có hiệu lực vào ngày01/01/2018. Dù vậy, các nghiên cứu này là những tài liệu tham khảo quan trọng, tạotiền đề cho việc nghiên cứu sâu hơn các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạtđộng kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh dịch vụ lữ hành và lưu trú du lịchnói riêng. Chính vì vậy, tác giả cho rằng đây là đề tài rất sát thực, không trùng lậpvới các đề tài trước đó, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu dưới góc độkhoa học pháp lý ở cấp luận văn thạc sĩ luật học đề tài này.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứuMục đích nghiên cứuMục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận vềđiều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thịtrường hội nhập hiện nay. Bên cạnh đó, qua việc đánh giá thực tiễn áp dụng phápluật tại địa bàn tỉnh Ninh Bình để đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật vàcác biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanhdịch vụ du lịch thời gian tới.3Nhiệm vụ nghiên cứu- Làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịchtập trung vào hai loại hình kinh doanh dịch vụ lữ nội địa và lưu trú tại Việt Namhiện nay.- Phân tích đánh giá nội dung, kết quả đạt được cũng như khó khăn, vướngmắc từ thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch tại địabàn tỉnh Ninh Bình.- Đưa ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện cũng như thực thi pháp luật vềđiều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về lý luận về điều kiện kinhdoanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam. Đồng thời luận văn đánh giá, nhận xét thựctrạng pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch từ thực tiễn áp dụng tại tỉnhNinh Bình những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của nó.Phạm vi nghiên cứuLuận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về điều kiện kinhdoanh qua hai loại hình kinh doanh dịch vụ là lữ hành nội địa và lưu trú du lịch theopháp luật Việt Nam hiện nay qua thực tiễn tại tỉnh Ninh Bình. Bên cạnh đó, luận vănsẽ phân tích, đánh giá khái quát về thực trạng áp dụng pháp luật, xác định địnhhướng, giải pháp hoàn thiện cũng như thực thi pháp luật về điều kiện kinh doanhdịch vụ lữ hành và kinh doanh lưu trú tại Việt Nam.5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứuPhương pháp luậnPhương pháp luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, các quan điểm, đường lối củaĐảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.Phương pháp nghiên cứuĐể nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duyvật lịch sử. Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học sau:4- Phương pháp phân tích: Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành vềđiều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam.- Phương pháp so sánh: So sánh những quy định của Luật Du lịch 2005 vàLuật Du lịch 2017 qua đó làm rõ về những yếu tố cấu thành các điều kiện kinhdoanh dịch vụ du lịch.- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các văn bản pháp luật khác nhau, các nhậnđịnh của các chuyên gia, các công trình nghiên cứu trước đó, cũng như tổng hợp cácsố liệu về kinh doanh dịch vụ du lịch.- Phương pháp lịch sử: Nhìn lại quá trình thay đổi, cải cách về điều kiện kinhdoanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam.Từ các phương pháp trên, tác giả có được kết quả để đánh giá và nghiên cứunhững nội dung cơ bản của luận văn.6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễnTừ việc tiếp cận các thông tin trên cơ sở tham khảo các bài viết lý luận, LuậtDoanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014, Luật Du lịch 2017 và các văn bản pháp luậthiện hành có liên quan, đồng thời so sánh, phân tích, đánh giá từ thực tiễn áp dụng,tác giả sẽ đề ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịchvụ du lịch tại Việt Nam, góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lýluận cơ bản của pháp luật về điều kiện kinh doanh du lịch trên địa bàn một tỉnh, lấyNinh Bình làm điển hình.Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, tư liệu bổ sung cho cáccơ quan và cá nhân trong những buổi hội thảo, tập huấn nhằm nâng cao hiệu quảkinh doanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam, đồng thời cũng là kênh thông tin chonhững doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau có thể tham khảo để dễdàng tiếp cận, tham gia vào thị trường kinh doanh du lịch tại Việt Nam trong bốicảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng như hiện nay.57. Kết cấu của luận vănNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Danh mục tàiliệu viết tắt, phần chính của luận văn gồm có 03 chương với những nội dung cơ bảnsau:Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về điều kiện kinh doanh dịch vụ dulịch và pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịchChương 2: Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch từthực tiễn tại tỉnh Ninh BìnhChương 3: Hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch vàgiải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch của tỉnh Ninh Bình.6Chương 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCHVỤ DU LỊCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ DULỊCH1.1. Khái quát về du lịch và hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịchKhoa học phát triển luôn phải gắn liền với việc xây dựng hệ thống các kháiniệm. Bởi lẽ, khái niệm vừa là kết quả của tư duy khoa học vừa là phương tiện để đểtư duy. Do đó khi nghiên cứu pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịchchúng ta phải hiểu về những khái niệm cơ bản được sử dụng phổ biến và rộng rãitrong du lịch.1.1.1. Khái niệm về du lịchTừ giữa thế kỉ XIX, du lịch phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành một hiệntượng kinh tế xã hội phổ biến, một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống vănhóa xã hội của các quốc gia. Đối với các nước đang phát triển du lịch được coi làcứu cánh để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của các quốc gia. Trước thực tế phát triểncủa du lịch, việc nghiên cứu thảo luận để đi đến thống nhất một số khái niệm cơ bảnvề du lịch, trong đó khái niệm về du lịch là một đòi hỏi cần thiết.Thuật ngữ “du lịch” được bắt nguồn từ tiếng Pháp: “Tour” nghĩa là đi vòngquanh, là cuộc dạo chơi, còn “ touriste” là người dạo chơi. Trong tiếng Anh “totour” có nghĩa là đi dã ngoại đến một nơi nào đó. Mặt khác, theo nhà sử học TrầnQuốc Vượng “du lịch” là từ Hán-Việt, có thể coi là từ ghép giữa “du” là đi chơi với“lịch” là sự lịch lãm, hiểu biết. Có quan niệm cho rằng, du lịch là một dạng hoạtđộng của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thờibên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chấtvà tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêuthụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa[37].Tại Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Ottawa–Canada [6/1991] đã đưa rađịnh nghĩa:“Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trườngthường xuyên của mình trong một khoảng thời gian nhất định, mục đích của chuyến7đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tớithăm”[11].Từ cách tiếp cận các khái niệm trên, các thành phần tham gia vào hoạt động dulịch gồm:- Khách du lịch;- Các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho khách du lịch;- Chính quyền sở tại;- Cộng đồng dân cư địa phương;Xem xét dưới khía cạnh kinh tế theo như đánh giá của Trường Tổng hợp kinhtế thành phố Varna, Bulgarie: “Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội được lặp đilặp lại đều đặn chính là sản xuất và trao đổi dịch vụ và hàng hóa của các đơn vịkinh tế riêng biệt, độc lập - đó là các tổ chức, các xí nghiệp với cơ sở vật chất kĩthuật chuyên môn nhằm đảm bảo sự đi lại, lưu trú, ăn uống nghỉ ngơi với mục đíchthỏa mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của những người lưu trú ngoài nơi ởthường xuyên của họ để nghỉ ngơi, chữa bệnh, giải trí [thuộc các nhu cầu về vănhóa, chính trị, kinh tế…] mà không có mục đích lao động kiếm lời”[11]. Như vậy,khái niệm du lịch theo quy định của Việt Nam có phạm vi khá hẹp, với bốn mụcđích chính là tham quan, tìm hiểu, giải trí và nghỉ dưỡng.Luật Du lịch do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳhọp thứ 3 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2017 đưa ra định nghĩa tại khoản 1 Điều3 như sau:“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoàinơi cư trú thường xuyên không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu thamquan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp vớimục đích hợp pháp khác”[27].Từ các khái niệm trên tác giả cho rằng có rất nhiều khái niệm về du lịch và đềuđược định nghĩa theo nghĩa rộng, không phải tất cả các hoạt động đi lại khỏi nơi cư trú đềulà du lịch, việc du lịch được giới hạn lại bởi không gian, thời gian, mục đích như thamquan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng ở nơi khác, có thời gian cụ thể, khi hết thời gian này thìchủ thể tham gia du lịch sẽ trở lại nơi xuất phát bán đầu [nơi thường trú]. Các hoạt độngnhư đi xa vì công việc, đi chữa bệnh, đi du học... đều8không phải là du lịch. Khái niệm du lịch theo quy định của pháp luật của Việt Namđược giới hạn hẹp hơn với 4 mục đích chính là tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉdưỡng. Hay nói cách khác du lịch phát sinh từ nhu cầu của người đi, thực hiện sự dichuyển ra ngoài nơi cư trú thường xuyên, từ nơi này đến nơi khác bằng bất kỳphương tiện nào với mục đích tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng có thời giancụ thể và có sự trở về nơi xuất phát ban đầu.1.1.2. Nhận diện kinh doanh dịch vụ du lịch1.1.2.1. Khái niệmTrước khi tìm hiểu về hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, có thể thấy “kinhdoanh” là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong đời sống kinh tế của các nước trênThế giới cũng như ở Việt Nam. Khái niệm “kinh doanh” chính thức đã được pháp luật ViệtNam sử dụng từ năm 1990 trong Luật Công ty và Luật Doanh nghiệ p tư nhân. Đến năm1999, khái niệm “kinh doanh” một lần nữa được nhắc lại trong Luật Doanh nghiệp nhưsau: “Kinh doanh được hiểu là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn củaquá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trườngnhằm mục đích sinh lợi”[19]. Luật Doanh nghiệp 2014 đưa ra khái niệm cụ thể hơn về kinhdoanh như sau:“Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các côngđoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trênthị trường nhằm mục đích sinh lợi”[25]. Theo đó, kinh doanh bao hàm cả các hoạt độngmua bán trao đổi hàng hóa, các hoạt động sản xuất, gia công, đầu tư hay các hoạt độngkhác nhằm mục đích sinh lợi. Cách hiểu này khá tương đồng với khái niệm thương mạiđược nêu ra trong Luật Thương mại sửa đổi năm 2005 khi quy định hoạt động thương mại“là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầutư xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”[22]. Như vậy, hiệnnay khái niệm kinh doanh được hiểu như là hoạt động thương mại theo nghĩa rộng.Vào những thế kỉ trước, người ta chỉ quan niệm hoạt động du lịch là một hoạt độngmang tính chất văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí, hiểu biết của con người, hoạt độngdu lịch vốn không được coi là hoạt động kinh tế, không mang tính chất kinh doanh và ítđược đầu tư phát triển. Ngày nay, du lịch được xem là một ngành9kinh tế tổng hợp quan trọng, bao gồm các hoạt động khá đa dạng từ dịch vụ phòng nghỉ, ănuống, mua bán đồ lưu niệm, hàng hóa,… các dịch vụ này được gọi chung là hoạt động dulịch. Trên cơ sở tổng hợp lý luận và thực tiễn hoạt động du lịch tại Việt Nam trong thời giannhiều năm trở lại đây, Luật Du lịch 2017 đã định nghĩa hoạt động du lịch “là hoạt độngcủa khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộngđồng dân cư có liên qua đến du lịch”[27]. Hoạt động của khách du lịch nghĩa là việc dichuyển và lưu trú tạm thời của người đi du lịch đến một nơi ngoài nơi cư trú thường xuyêncủa họ để tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tìm hiểu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật…Các tổchức cá nhân kinh doanh du lịch là những người tổ chức lưu trú, ăn uống, hướng dẫn thamquan, vận chuyể n đưa đón du khách, kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ khác… nhằm mụctiêu sinh lợi;Trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh việc phát triển ngành du lịch thì cũngkéo theo các loại hình dịch vụ liên quan. Theo định nghĩa của ISO 9001:1991 dịchvụ là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp và kháchhàng, cũng như nhờ các hoạt động của người cung cấp để đáp ứng nhu cầu củangười tiêu dùng. Dịch vụ có thể được tiến hành nhưng không gắn liền với sản phẩmvật chất [11].Theo Điều 38, Luật Du lịch năm 2005 quy định kinh doanh du lịch là kinhdoanh dịch vụ bao gồm các ngành, nghề sau đây:- “Kinh doanh lữ hành;- Kinh doanh lưu trú du lịch;- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;- Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch;- Kinh doanh dịch vụ du lịch khác”.Khi Luật Du lịch 2017 được ban hành và có hiệu lực 01/01/2018 thì không cònriêng một điều luật quy định cụ thể các hình thức kinh doanh dịch vụ du lịch thayvào đó tại Chương V Luật Du lịch 2017 có quy định các mục về từng hình thức kinhdoanh du lịch bao gồm:[1] Kinh doanh dịch vụ lữ hành[2] Kinh doanh vẫn tải khách du lịch10[3] Kinh doanh lưu trú du lịch[4] Kinh doanh dịch vụ du lịch khác [như dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm,dịch vụ thể thao, dịch vụ vui chơi, giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ liênquan khác phục vụ khách du lịch].Căn cứ vào chức năng, tính chất hoạt động, ngành nghề [2],[3],[4] được xếpvào nhóm các nhà cung ứng dịch vụ du lịch, còn [1] được xếp vào nhóm nhà phânphối sản phẩm du lịch.Như vậy, có thể hiểu các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch bao gồm cáchình thức sau:Thứ nhất, dịch vụ lữ hànhDịch vụ lữ hành gồm các hoạt động chính như: “Làm nhiệm vụ giao dịch kíkết với các tổ chức kinh doanh du lịch trong nước, nước ngoài để xây dựng và thựchiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch”[11]. Trong đó tồn tại songsong hai hoạt động phổ biến sau:- Kinh doanh lữ hành [Tour Operators Business] là việc thực hiện các hoạt độngnghiên cứu thị trường, thành lập các chương trình du lịch trọn gói, hay từng phần; quảngcáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặcvăn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch.Vì vậy hoạt động kinh doanh lữ hành có các đặc trưng sau:+ Sản phẩm lữ hành có tính chất tổng hợp: sản phẩm lữ hành là sự kết hợp củanhiều loại dịch vụ như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống… củacác nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh.+ Chương trình du lịch không thể chuyển quyền sở hữu. Từ việc chỉ được sửdụng hàng hóa dịch vụ nào đó đồng nghĩa với việc khách hàng không có quyền sở hữu cơsở hạ tầng dùng để sản xuất dịch vụ đó. Pháp luật du lịch phải điều chỉnh các ngành nghềkinh doanh du lịch một cách riêng biệt, có cơ quan quản lý trực tiếp vì tính trừu tượng, phivật chất của sản phẩm du lịch... Từ các lý do trên mà nhà nước, chính phủ đã kịp thời điềuchỉnh hoạt động của các nhà kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lữ hành nói riêngđể nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển ngành du lịch cả nước. Theo quy định của phápluật điều chỉnh, các doanh nghiệp cung cấp11chương trình du lịch phải cung cấp đầy đủ thông tin dịch vụ, công khai giá cả dịchvụ cũng nhấn mạnh lợi ích mà dịch vụ mang lại. Doanh nghiệp lữ hành hoạt độngtrong khuôn khổ pháp lý phù hợp mà nhà nước quy định sẽ đem tới cho khách dulịch những sản phẩm tốt nhất, đảm bảo quyền lợi của đôi bên.+ Các công ty lữ hành sẽ là trung gian liên kết các sản phẩm du lịch thành mộtsản phẩm du lịch trọn gói. Khách hàng chọn sản phẩm du lịch này sẽ đương nhiênchọn các dịch vụ được liên kết trong gói dịch vụ này.Nội dung đặc trưng và cơ bản nhất của hoạt động kinh doanh lữ hành đó chính làkinh doanh các chương trình du lịch trọn gói. Các công ty lữ hành nghiên cứu thị trường vàtổ chức các chương trình du lịch. Các tổ chức tìm hiểu về sở thích, thị hiếu, quỹ thời giannhàn rỗi, thời điểm và nhu cầu, đặc điểm tiêu dùng, khả năng thanh toán của du khách cùngvới việc nghiên cứu các yếu tố về du lịch trên thị trường [nghiên cứu về tài nguyên du lich,khả năng tiếp cận các điểm hấp dẫn du lịch, khả năng đón tiếp của nơi đến du lịch] và cácđối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường để tiến hành sản xuất các chương trình du lịchnhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Sau khi xây dựng và tính toán xong giá mộtchương trình du lịch các doanh nghiệ p cần tiến hành quảng cáo và chào bán [bán trực tiếpnghĩa là các doanh nghiệp lữ hành trực tiếp bán các chương trình du lịch của mình chokhách hàng hoặc doanh nghiệ p quan hệ trực tiếp với khách hàng thông qua các hợp đồngbán hàng hoặc thông qua các hợp đồng ủy thác để nhận bán chương trình du lịch của doanhnghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng. Khi thực hiệnchương trình du lịch theo hợp đồng đã kí kết thì doanh nghiệp cần có những chuẩn bị nhấtđịnh về: hướng dẫn viên, các thông tin về đoàn khách, các lưu ý về hành trình và các yếu tốcần thiết khác. Vì vậy hướng dẫn viên phải là người có khả năng làm việc độc lập, có trìnhđộ nghiệp vụ, phải có những kiến thức hiểu biết lịch sử, chính trị, văn hóa, kinh tế, luậtpháp và những hiểu biết nhất định về tâm lý khách hàng, về y tế…để ứng xử và quyết địnhkịp thời các yêu cầu của khách và đảm bảo chương trình du lịch được thực hiện đúng hợpđồng. Cuối cùng, các doanh nghiệp thanh quyết toán hợp đồng và rút kinh nghiệm về thựchiện hợp đồng. Sau khi chương trình du lịch kết thúc, doanh nghiệp lữ hành cần làm thủ tụcthanh quyết toán hợp đồng trên cơ sở quyết12toán tài chính và giải quyết các vấn đề phát sinh con tồn tại, tiến hành rút kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng.- Kinh doanh đại lý lữ hành [Travel Sub-agency Business] là việc thực hiện các dịchvụ đưa đón, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán cácchương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du lịch và tưvấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng.Thứ hai, dịch vụ lưu trú du lịchKinh doanh lưu trú du lịch là hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú của kháchdu lịch. Dịch vụ này được thực hiện tại các cơ sở lưu trú du lịch, gồm: Khách sạn;Biệt thự du lịch; Căn hộ du lịch; Tầu thủy lưu trú du lịch; Bãi cắm trại du lịch; Nhànghỉ du lịch; Nhà ở có phòng cho khách thuê; và các cơ sở lưu trú du lịch khác[27].Thứ ba, kinh doanh vận tải khách du lịch [Transportation]Kinh doanh vận tải khách du lịch là việc“cung cấp dịch vụ vận tải đường hàngkhông, đường biển, đường thủy nội địa, đường bộ chuyên phục vụ khách du lịch theochương trình du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch”[27]. Đặc trưng nổi bật của hoạtđộng du lịch là sự dịch chuyển của con người từ nơi này đến nơi khác ngoài nơi cư trúthường xuyên của họ, với một khoảng cách xa. Do vậy khi đề cập đến hoạt động du lịchnói chung, đến hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng, không thể không đề cập đến hoạtđộng kinh doanh vận chuyển. Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh này có nhiều phươngtiện vận chuyển khác nhau như: Ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay… Thực tế cho thấy ít códoanh nghiệp du lịch [trừ một số tập đoàn du lịch trên thế giới] có thể đảm nhiệm toàn bộviệc vận chuyển khách du lịch từ nơi cư trú của họ đến điểm du lịch. Phần lớn trong cáctrường hợp, khách du lịch sử dụng dịch vụ vận chuyển của các phương tiện giao thông đạichúng hoặc của các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển. Đây cũng là một loạihình kinh doanh có điều kiện.Thứ tư, dịch vụ du lịch khác.Ngoài các hoạt động kinh doanh như đã nêu ở trên, trong lĩnh vực hoạt độngkinh doanh du lịch còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ như kinh doanh cácloại hình dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí; tuyên truyền, dịch vụchăm sóc sức khỏe, dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch... Cùng với xu13hướng phát triển ngày càng đa dạng những nhu cầu của khách du lịch, sự tiến bộ củakhoa học kĩ thuật và sự gia tăng mạnh của các doanh nghiệp du lịch dẫn đến sự cạnhtranh ngày càng tăng trên thị trường du lịch thì các hoạt động kinh doanh bổ trợ nàyngày càng có xu hướng phát triển mạnh.Như vậy, từ những phân tích trên có thể khẳng định: Dịch vụ du lịch là kết quảmang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch và kháchdu lịch, thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịchvà mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng dịch vụ [14]. Cụ thể, đó là việc cung cấpcác dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, hướng dẫn vànhững dịch vụ khác nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.1.1.2.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch:Thứ nhất: Kinh doanh du lịch mang đầy đủ tính chất của một ngành thươngmại dịch vụ.Du lịch là loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu cầu này đượchình thành và phát triển trên nền tảng nhu cầu sinh lý và nhu cầu tinh thần. Ngàynay, khi khoa học công nghệ phát triển với tốc độ cao đã thúc đẩy mạnh mẽ quátrình phân công lao động xã hội, làm gia tăng nhu cầu phục vụ sản xuất cũng nhưchất lượng cuộc sống con người ngày càng được cải thiện. Từ đó, hoạt động du lịchđã trở thành một nền kinh tế độc lập. Ở các nước phát triển và đang phát triển, tỷtrọng du lịch trong thu nhập quốc dân ngày càng tăng lên. Sản phẩm và quá trình sảnxuất của nó vừa mang những đặc điểm chung của dịch vụ vừa mang những đặc điểmriêng của dịch vụ du lịch.Thứ hai: Du lịch là một loại hình dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất vàtinh thần cho khách du lịch trong thời gian đi du lịch.Dịch vụ du lịch thường là những dịch vụ trọn gói bao gồm các dịch vụ cơ bản và cácdịch vụ bổ sung. Dịch vụ cơ bản là những dịch vụ mà nhà cung ứng du lịch cung cấp chokhách hàng nhằm thỏa mãn các nhu cầu cơ bản không thể thiếu được với khách hàng nhưdịch vụ vận chuyển, dịch vụ phòng, dịch vụ nhà hàng… Dịch vụ bổ sung là những dịch vụcung cấp cho khách nhằm thỏa mãn các nhu cầu đặc trưng và nhu cầu bổ sung của kháchdu lịch. Như vậy, dịch vụ du lịch là loại hình dịch vụ14đời sống nhằm thỏa mãn các nhu cầu cao cấp của con người, làm cho con ngườisống ngày càng phong phú hơn.Thứ ba: Tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh du lịchTính thời vụ trong hoạt động du lịch có thể hiểu là những thay đổi lặp đi lặp lạihằng năm của cung cầu du lịch. Tính thời vụ của hoạt động du lịch bị ảnh hưởng bởicác nhân tố tự nhiên, nhân tố xã hội- kinh tế - tâm lý, nhân tố mang tính tổ chức - kĩthuật.Các nhân tố trên thông thường vừa tác động riêng lẻ, vừa tác động đồng thời,trong thực tế mùa du lịch thường chịu ảnh hưởng của một vài nhân tố cùng một lúc.Vì vậy cũng cần hiểu rõ các mối liên hệ và ràng buộc qua lại giữa các yếu tố ảnhhưởng tới độ dài mùa của từng loại hình du lịch. Từ đó để tìm ra được mọi khả năngkéo dài mùa kinh doanh du lịch hoạt động trong cả năm, nâng cao chất lượng phụcvụ và tăng nguồn thu cho doanh nghiệp du lịch.Thứ tư: Đối tượng phục vụ của ngành du lịch luôn di động và phức tạpDo khách hàng rất muốn chăm sóc như là những con người riêng biệt nên dịchvụ du lịch thường bị cá nhân hóa và không đồng nhất. Vì vậy, cảm giác của sự tintưởng, mối liên kết và những mối quan hệ trong dịch vụ được coi trọng hơn so vớikhi mua bán những hàng hóa khác. Mức độ hài lòng của khách hàng phụ thuộc vàosự sẵn sàng và khả năng phục vụ của nhân viên, thái độ và sự giao tiếp với kháchhàng còn quan trọng hơn cả những tiêu chí kĩ thuật. Vì vậy, trong quá trình cung cấpdịch vụ đòi hỏi phải tăng cường sự liên hệ của người sản xuất với khách hàng.Thứ năm: Kinh doanh du lịch là ngành kinh tế tổng hợp.Du lịch được coi là một ngành kinh tế kinh doanh tổng hợp: sản xuất, trao đổihàng hóa dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, vui chơi giảitrí và các nhu cầu khác của khách du lịch. Do tính chất tổng hợp của kinh doanh dulịch mà hoạt động này chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển của rất nhiều ngành kinh tế.Tiểu thủ công nghiệp cung cấp cho du lịch các đồ lưu niệm làm cho các sản phẩmdu lịch phong phú hơn, hải quan, công an kiểm soát và đảm bảo trật tự an toàn xãhội, bưu chính viễn thông giúp quảng bá cho du lịch, giáo dục giúp thay đổi nhậnthức của người dân về du lịch, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao…15Thứ sáu: Việc tiêu dùng và cung ứng dịch vụ du lịch xảy ra trong cùng mộtthời gian và không gianĐây là một đặc điểm quan trọng, thể hiện sự khác biệt giữa các dịch vụ vàhàng hóa. Người ta có thể sản xuất ở một nơi khác và một thời gian khác với nơibán và nơi tiêu thụ còn đối với dịch vụ du lịch thì không như vậy. Trong du lịch,người cung ứng không phải vận chuyển dịch vụ tới cho khách hàng mà tùy vào nhucầu của bản thân, khách hàng tự tìm tới nơi cung cấp dịch vụ du lịch. Chính vì vậy,du khách không thể nhìn thấy hay thử nghiệm trước, nó là một sản phẩm trừu tượngmà họ chưa một lần tiêu dùng nó. Dịch vụ du lịch luôn đồng hành với sản phẩm vậtchất nhưng không thay đổi tính phi vật chất của mình. Từ đặc điểm này, nên các nhàcung ứng dịch vụ du lịch phải cung cấp đầy đủ các thông tin nhấn mạnh tính lợi íchcủa dịch vụ mà không đơn thuần là mô tả dịch vụ, từ đó làm cho du khách quyếtđịnh mua dịch vụ của mình.Vì vậy khi xây dựng các điểm du lịch cần chú ý tới các điều kiện tự nhiên [nhưđịa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu, tài nguyên, môi trường sinh thái…] và điềukiện xã hội [dân số, dân sinh, phong tục tập quán, chính sách kinh tế, khả năng cungứng lao động, cơ sở hạ tầng…] nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và đem lại hiệuquả cao trong kinh doanh. Đồng thời phải tiến hành các hoạt động xúc tiến và quảngbá mạnh mẽ để thu hút khách đến với du lịch.Cuối cùng: Du lịch chỉ phát triển trong môi trường hòa bình và ổn địnhDu lịch là lĩnh vực nhạy cảm với những vấn đề chính trị, xã hội. Du lịch chỉ cóthể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị giữa cácdân tộc. Ngược lại, chiến tranh, sự bất ổn về chính trị sẽ ngăn cản các hoạt động dulịch. Hòa bình, ổn định chính là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinhdoanh dịch vụ du lịch[13]. Ví dụ tiêu biểu như vụ khủng bố ngày 11/9 tại Mỹ, khủngbố tại đảo Bali- Indonêxia, sự kiện “ đảo chính” ở Thái Lan… đã làm cho ngành dulịch các nước này lao đao sau nhiều năm mới phục hồi. Mặt khác, tình trạng dịchbệnh, ô nhiễm môi trường …cũng là những nhân tố rất quan trọng tác động tới kinhdoanh du lịch.161.2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch và lý do quy định điều kiện kinhdoanh dịch vụ du lịch du lịch.1.2.1. Khái niệm điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịchTrong xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, việc mở rộng hành langpháp lý trong kinh doanh luôn được ưu tiên hàng đầu của các quốc gia trên Thế giới.Hiến pháp năm 1992 đã thể chế hóa quyền tự do kinh doanh tại Điều 57 “Công dâncó quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”[18]. Nhiều nghiên cứu chorằng, quyền tự do kinh doanh có nhiều ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi vì đây là sựtự do trong hoạt động kinh tế, hoạt động sản xuất của cải vật chất cho xã hội, màhoạt động kinh tế giữ một vị trí trung tâm trong đời sống xã hội, quyết định hay ảnhhưởng các mặt hoạt động của quốc gia[ 3]. Tuy nhiên quyền tự do kinh doanh luôngắn liền với một hệ thống pháp luật cụ thể, một quốc gia nhất định và trong mộtnước có pháp luật tự do nghĩa được làm những cái nên làm và không bị ép buộc làmđiều không nên làm[2]. Trong bối cảnh đó quan niệm về tự do kinh doanh và giớihạn quản lý của nhà nước đối với sự phát triển của thị trường luôn có những bướcphát triển mới. Và với mỗi giai đoạn phát triển, pháp luật lại có những thay đổi trongviệc nhận định lại nội hàm của quyền tự do kinh doanh. Một lẽ đương nhiên khiquyền tự do kinh doanh của cá nhân được mở rộng, pháp luật phải thay đổi cáchthức và nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường[32].Sau gần 30 năm kể từ ngày đổi mới, đây chính là lần đầu tiên trong lịch sử lập phápcủa Việt Nam ghi nhận và tôn trọng quyền tự do kinh doanh của công dân được thể chế hóatrong Hiến Pháp. Mặc dù còn hạn chế ở phạm vi tự do kinh doanh, khi các chủ thể kinhdoanh chỉ được “tự do” kinh doanh trong lĩnh vực mà pháp luật cho phép, song so với cácquan điểm quản lý kinh tế vào thời kì trước, đây cũng đã được xem là bước tiến đặc biệtquan trọng khi Việt Nam đã chủ động ghi nhận quyền tự do kinh doanh là một trong nhữngquyền cụ thể của quyền con người. Đến Hiến pháp 2013, quyền tự do kinh doanh đã cómột bước tiến mới, thông thoáng hơn, cởi mở hơn khi quy định tại Điều 33 “Mọi người cóquyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm” [23]. Hiếnpháp 2013 đã đặt đúng vị trí quyề n con người như là chế định cơ bản, bao gồm các quyềnvề chính trị, kinh tế, văn hóa,17xã hội, phù hợp với mong muốn của người dân, tương thích với thế giới văn minhthời kì hội nhập, với các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam thamgia. Nói cách khác, để giới hạn quyền tự do kinh doanh, Nhà nước cần phải có cơ sởpháp lý minh bạch, rõ ràng, thể hiện cam kết của Nhà nước Việt Nam đối với toàndân, với quốc tế trong thời kì đổi mới và hội nhập sâu rộng.Hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh, Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014đã được xây dựng với phương thức tiếp cận theo hướng đơn giản hóa điều kiện và thủ tụcđăng kí kinh doanh, dỡ bỏ hàng loạt hạn chế, bất cập của quy định cũ, mở rộng các nhómquyền tự quyết, tự chủ trong hoạt động của doanh nghiệp. Tại khoản 1, Điều 7, Luật Doanhnghiệp 2014 quy định doanh nghiệp có quyền được “tự do kinh doanh trong những ngành,nghề mà luật không cấm” [25]. Quyền tự do kinh doanh được ghi nhận trong các văn bảnpháp luật hiện hành cho phép doanh nghiệ p được quyền lựa chọn để kinh doanh tất cả cácngành, nghề; trừ một số ngành nghề có thể gây ảnh hưởng xấu tới an ninh quốc phòng, trậttự an toàn xã hội, ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục được liệt kê trong danh mục ngànhnghề cấm kinh doanh.Tuy nhiên, quyền tự do kinh doanh không phải là tuyệt đối, nó cũng như nhiều quyềnkhác, phải tuân theo nguyên tắc “Quyền của cá nhân, tổ chức này không được gây phươnghại đến quyền của cá nhân, tổ chức khác” và vì vậy trong một số trường hợp phải đượcgiới hạn. Việc giới hạn quyền tự do kinh doanh phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản, phùhợp với thế giới văn minh, theo hướng Nhà nước “tạo mọi điều kiện để thực hiện quyền tựdo kinh doanh” chứ không phải Nhà nước quản lý quyền đó theo hướng “quản được đếnđâu thì cho phép mở rộng quyền đến đó”. Các nguyên tắc giới hạn quyền tự do kinh doanhphải đảm bảo vì mục đích chính đáng, bảo đảm sự phù hợp giữa giới hạn quyền và mụcđích đặt ra, cuối cùng phải đảm bảo được sự công bằng giữa lợi ích thu được với giới hạnquyền[14]. Luật Đầu tư 2014 đã cụ thể hóa nguyên tắc hạn chế quyền tự do kinh doanh vớiĐiều 6 “nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngànhnghề mà Luật này không cấm”[24]. Chế định pháp luật về điều kiện kinh doanh hiện nayđã có nhiều điểm mới mang tính đột phá, đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định nhằm tháo gỡ18các hạn chế, bất cập của luật cũ, tiếp tục hướng tới việc tạo lập môi trường đầu tư,kinh doanh thuận lợi, phù hợp với các thông lệ quốc tế.Để tìm hiểu về khái niệm điều kiện kinh doanh, trước tiên cần phải hiểu đượckhái niệm về điều kiện. Theo Từ điển Tiếng Việt, điều kiện là “cái cần phải có đểcho một cái khác có thể có hoặc có thể xảy ra”[17]. Như vậy, có thể hiểu điều kiệnchính là những yếu tố tiên quyết, mang tính quyết định đối với sự xuất hiện của mộtsự vật, sự việc, hiện tượng nào đó.Khái niệm về điều kiện kinh doanh được quy định tại khoản 2 Điều 7 LuậtDoanh nghiệp 2005, “Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải cóhoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấyphép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề,chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêucầu khác”[20]. Tuy nhiên tới Luật Doanh nghiệp 2014 không nêu ra định nghĩa haykhái niệm về điều kiện kinh doanh hoặc những ngành, nghề kinh doanh có điều kiệnmà thay vào đó đã được cụ thể hóa trong Luật Đầu tư 2014 tại khoản 1 Điều7”Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiệnhoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý doquốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe củacộng đồng” [24]. Như vậy, điều kiện kinh doanh được hiểu là những yêu cầu nhànước đặt ra buộc các chủ thể kinh doanh phải đáp ứng được khi thực hiện kinhdoanh trong những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Bên cạnh đó, tại khoản 2Điều 7, Luật Đầu tư cũng liệt kê và tổng hợp các ngành, nghề đầu tư kinh doanh cóđiều kiện bao gồm 243 ngành, nghề kinh doanh đồng thời các điều kiện kinh doanhphải được quy định tại “các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồngnhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, các nhân khác không đượcban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh” [24].Hình thức áp dụng của điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định tại khoản 2 Điều 9Nghị định 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều củaLuật Đầu tư như sau: “1] Giấy phép kinh doanh; 2] Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinhdoanh; 3] Chứng chỉ hành nghề; 4] Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm19nghề nghiệp; 5] Xác nhận vốn pháp định; 6] Các hình thức văn bản khác theo quyđịnh của pháp luật ngoài các hình thức điều kiện trên; 7] Các điều kiện mà cánhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh màkhông cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản”[5]; Các quyđịnh nhằm tạo hiệu quả và tối ưu hóa việc nhà nước quản lý hoạt động kinh tế, tạolập nên một khung pháp lý để các chủ thể kinh doanh được đảm bảo quyền tự dokinh doanh. Thông qua các chế định pháp luật về điều kiện kinh doanh, Nhà nướccó thể điều tiết được hoạt động sản xuất - kinh doanh, giữ được sự phát triển ổn địnhbền vững cho nền kinh tế.Từ kết quả nghiên cứu cho thấy: Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch là yêucầu mà các tổ chức, cá nhân phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh dịch vụ dulịch được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật và các điều ước quốc tếmà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thể hiện bằng các hìnhthức theo quy định của pháp luật.1.2.2. Lý do quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịchHiến pháp 2013 đã thừa nhận quyền tự do kinh doanh là quyền con người và là mộttrong những quyền cơ bản của công dân. Song đối với việc kinh doanh trong một số ngành,nghề nhất định mặc dù tinh thần “được tự do kinh doanh” nhưng các chủ thể kinh doanhcần đáp ứng được các điều kiện nhất định đối với ngành, nghề đó.Ngày nay, sự phát triển du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao do nó khai thác nhữnggiá trị tài nguyên sẵn có cả về tự nhiên và nhân văn. Trong quá trình khai thác những tàinguyên du lịch không bị mất đi nếu biết bảo tồn gìn giữ và cũng không gâyô nhiễm môi trường như một số ngành kinh tế khác. Kinh doanh dịch vụ du lịch cũng nhưbao ngành nghề khách đều phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Trong đó, kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và lưu trú du lịch là một ngành nghề đặc thù,tác động đến nhiều lợi ích chung của cộng đồng cũng như tác động đến nhiều doanh nghiệpkinh doanh du lịch khác. Để đảm bảo quyền tự do kinhdoanh cũng như hài hòa các quyền lợi khác như kinh tế, an ninh, trật tự xã hội, môi trường,danh lam thắng cảnh việc đăng ký kinh doanh lữ hành và lưu trú cần phải đảm bảo điềukiện do pháp luật quy định. Tạo ra các điều kiện kinh doanh lữ hành và20

Video liên quan

Chủ Đề