Khám giãn tĩnh mạch ở đâu hcm

BS.CK2 Dương Văn Mười Một - Phó khoa Phẫu thuật tim - Lồng ngực mạch máu, Bệnh viện Nhân dân 115 tư vấn cho bạn đọc những vấn đề liên quan đến suy giãn tĩnh mạch chân, cách ngăn chặn...


“Suy tĩnh mạch chân [suy tĩnh mạch chi dưới] có tỷ lệ người mắc bệnh rất cao. Theo Tổ chức y tế thế giới [WHO]: Suy tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở khoảng 35% người đang làm việc và 50% người đã nghỉ hưu, trong đó, phụ nữ gấp 3 lần nam giới. Về mặt bệnh lí, các triệu chứng diễn ra âm thầm và không  được quan tâm đúng mức. Vì thế, hiện nay có nhiều ca để lại biến chứng nguy hiểm vì không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về suy tĩnh mạch chi dưới, hay còn được gọi là suy tĩnh mạch chân có những triệu chứng gì, phát hiện ra sao, các biến chứng của bệnh và có thể ngăn chặn bằng cách nào, hôm nay, Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi đã mời BS.CK2 Dương Văn Mười Một - phó khoa Phẫu thuật tim-Lồng ngực mạch máu, Bệnh viện Nhân dân 115 chia sẻ với quý bạn đọc về căn bệnh này.


BS.CK2 Dương Văn Mười Một - Phó khoa Phẫu thuật tim - Lồng ngực mạch máu, Bệnh viện Nhân dân 115. Ảnh: Hoàng Long.

NỘI DUNG TƯ VẤN


1. Thưa BS, suy giãn tĩnh mạch vì sao thường gặp ở những đối tượng nào. Tại sao phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới?


BS.CK2 Dương Văn Mười Một

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở các đối tượng như nhân viên văn phòng, người bán hàng, nhân viên phục vụ, công nhân, giáo viên, thợ may họ là những người đứng lâu, ngồi nhiều.

Ngoài ra, đây còn gọi là bệnh của ông bà những người lớn tuổi ngồi một chỗ trên ghế bố hoặc xe đẩy mà chân không được kê cao. Chính vì tư thế đó mà máu ở chân sẽ ứ đọng trong suốt 4-8 tiếng đứng liên tục hoặc ngồi liên tục, từ đó gây nên triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

Ở phụ nữ thường gặp hơn so với nam giới vì lý do liên quan đến nội tiết tố, mang thai, sử dụng thuốc ngừa thai,...

2. Nguyên nhân gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì, thưa BS?

BS.CK2 Dương Văn Mười Một

Theo các số liệu thống kê rằng dân số trên Thế giới có 80% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân mạn tính do di truyền. 20% còn lại do thói quen sinh hoạt hay đặc thù công việc gây nên dẫn đến tình trạng máu chậm về tim do đứng lâu, ngồi lâu, tăng trọng quá mức, người chế độ ăn ít chất xơ hay bị táo bón, ít vận động dẫn đến tình trạng ứ máu ở chi dưới. Người lớn tuổi thường ở tư thế nửa ngồi nửa nằm để chân thòng dưới đất.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác đến từ phẫu thuật. Trong sản khoa và niệu khoa, bất động lâu trong gãy xương v.v…


BS.CK2 Dương Văn Mười Một cho biết: người lớn tuổi ngồi một chỗ trên ghế bố hoặc xe đẩy mà chân không được kê cao có thể dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chân -  Ảnh: Bệnh viện Nhân dân 115

3. Người bệnh suy tĩnh mạch ở giai đoạn đầu thường có các dấu hiệu mờ nhạt, không rõ ràng, chính bệnh nhân cũng không biết. Vậy làm sao để phát hiện được bệnh sớm? Bệnh giãn tĩnh mạch chân có các triệu chứng nhận biết gì, thưa BS? Và các triệu chứng này có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở chân không?

BS.CK2 Dương Văn Mười Một

Ở giai đoạn đầu có biểu hiện âm thầm, rất khó phát hiện, cảm giác như là đứng lâu mỏi chân, nặng chân. Về chiều có các triệu chứng như sưng chân. Về đêm sẽ có các triệu chứng như chuột rút, chân không yên. Đồng thời nhìn thấy các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo, màu xanh, tím dưới da. Có thể có các thay đổi màu sắc ở da do biến dưỡng da, chàm, loét da.

Những triệu chứng trên báo hiệu cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Nếu có những triệu chứng trên, bệnh nhân phải có kế hoạch đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có thể phân biệt với các loại bệnh khác như:

- Phù chân ở người phù do suy dinh dưỡng, suy tim, suy thận: biểu hiện toàn thân, phù mềm, kê chân cao không giảm. Phù do suy tĩnh mạch: Kê cao chân sẽ giảm sưng chân, phù cứng do ứ truệ tuần hoàn.

- Tĩnh mạch nổi dưới da: phân biệt bệnh bướu máu thường khu trú ở 1 chân

- Loét da: Phân biệt bệnh rối loạn biến dưỡng do tiểu đường, chàm, nấm da...


Các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo, màu xanh, tím dưới da ở người bị suy giãn tĩnh mạch chân - Ảnh: Bệnh viện Nhân dân 115

4. Xin BS cho biết các giai đoạn tiến triển của suy giãn tĩnh mạch chân từ nhẹ đến nặng?

BS.CK2 Dương Văn Mười Một

Trên thế giới đã chia các giai đoạn của suy giãn tĩnh mạch thành 7 giai đoạn, được tính từ giai đoạn 0 cho đến giai đoạn 6 theo mức độ nặng dần của bệnh.

- Giai đoạn 0: giai đoạn sớm của bệnh, nhìn chân vẫn bình thường. Có các triệu chứng nhẹ, mơ hồ, khó phát hiện được, như sưng chân, tê chân, mỏi chân, nặng bắp chân, cảm giác kiến bò dọc cẳng chân, chuột rút ban đêm.

- Giai đoạn 1: tĩnh mạch có thể giãn nhẹ dưới chân, dạng mạng lưới nhìn thấy trên chân.

- Giai đoạn 2: tĩnh mạch có thể nổi ngoằn ngoèo dưới da.

- Giai đoạn 3: gồm những triệu chứng của giai đoạn 2, kèm theo phù chân.

- Giai đoạn 4: thay đổi màu sắc của da ở dưới chân như cẳng chân, cổ chân. Phù chân, chàm.

- Giai đoạn 5: loạn dưỡng da, phù chân, loét chân nhưng vết sẹo đã lành.

- Giai đoạn 6: loạn lưỡng da, vết loét tiến triển.


5. Để chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chân, bệnh nhân được thăm khám như thế nào?

BS.CK2 Dương Văn Mười Một

Triệu chứng cơ năng:

- Cảm giác mỏi chân, nặng chân nhất là về chiều.- Phù chân, thường là ở vùng cổ chân, sau một ngày làm việc, giảm khi nằm kê chân cao.- Một số triệu chứng khác như: cảm giác châm chích ở chân, chuột rút về đêm, chân không yên.

Triệu chứng thực thể: Cho bệnh nhân đứng trên bục cao, người khám chú ý quan sát

- Dấu hiệu phù chân, một bên hay hai bên, đối xứng hay không. - Sờ nắn để đánh giá độ chắc vùng chi dưới, đặc biệt là ở bắp chân. - Nhìn thấy giãn các tĩnh mạch ngoằn ngoèo dưới da.- Các thay đổi ở da do biến dưỡng da, hoại tử các mô da [gây chàm, loét da]- Nghiệm pháp gõ sóng [tap test - Schwartz test - wave test]: Nghiệm pháp này nhằm xác định suy van tĩnh mạch hiển.- Nghiệm pháp ho [cough test]:Xác định suy van tĩnh mạch hiển – đùi. - Nghiệm pháp Trendelenburg: xác định suy van tĩnh xuyên, tĩnh mạch hiễn lớn

Cận lâm sàng:

- Siêu âm doppler màu- Đo dung tích tĩnh mạch khi vận động- Chụp tĩnh mạch cản quang

Siêu âm doppler màu giúp bác sĩ quan sát mạch máu, tầm soát và chẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch chân - Ảnh: Bệnh viện Nhân dân 115


6. Riêng đối với suy van tĩnh mạch sâu có thể phát hiện sớm không, thưa BS? Người dân có thể tự nhận biết các triệu chứng hay phát hiện bằng cách nào?

BS.CK2 Dương Văn Mười Một

Mọi người có thể tự phát hiện được bệnh lý của mình như các triệu chứng tôi vừa kể trên như cảm giác đứng lâu có cảm giác mỏi chân, nặng chân, sưng chân. Giai đoạn nặng hơn có biểu hiện như thay đổi màu sắc da, phù chân trong thời gian dài không có dấu hiệu suy giảm, loét da thì phải thăm khám để có hướng điều trị.

Người dân nhận biết các dấu hiệu trên nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mạch máu để có hướng điều trị thích hợp.


7. Để điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân gồm có những phương pháp nào ạ? Phương pháp nào được ưu tiên sử dụng nhiều nhất?

BS.CK2 Dương Văn Mười Một

Có nhiều phương pháp điều trị của suy giãn tĩnh mạch chân, thông thường dùng thuốc điều trị [điều trị nội khoa] nhằm bảo tồn suy giãn tĩnh mạch không biến chứng. Gồm:Thuốc: Chống viêm, tác dụng trợ tĩnh mạch, che chở mạch, chống đông. Băng ép: vớ y khoa, thun cuộn, máy áp lực. Vật lý trị liệu.

Bên cạnh đó, thủ thuật và ngoại khoa cũng được áp dụng vào điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Gồm: Các phương pháp can thiệp trực tiếp như Lột bỏ tĩnh mạch hiển bằng cách sử dụng dây rút tĩnh mạch gọi phương pháp Stripping. Rút bỏ tĩnh mạch giãn tại chỗ [microplebectomy] với tên gọi là phương pháp Muller. Các phương pháp can thiệp nội mạch như Phương pháp chích xơ tức Can thiệp nội tĩnh mạch bằng sóng cao tần [RFA]: kích thước tĩnh mạch< 12mm. Phương pháp laser nội tĩnh mạch: Kích thước tĩnh mạch

Chủ Đề