Khi âm truyền đi thi yếu tố nào của âm thay đổi thay đổi như thế nào

Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi ?

A. Vận tốc truyền âm .

B. Tần số dao động của âm.

C. Biên độ dao động của âm .

D. Cả 3 trường hợp trên.

Xem lời giải

Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 12 [có đáp án]: Độ to của âm

Trang trước Trang sau

  • Lý thuyết Vật Lí 7 Bài 12: Độ to của âm [hay, chi tiết]

Bài 1: Âm phát ra nhỏ hơn khi nào?

A. Khi biên độ dao động lớn hơn B. Khi biên độ dao động nhỏ hơn

C. Khi tần số dao động lớn hơn D. Khi tần số dao động nhỏ hơn.

Quảng cáo

Hiển thị đáp án

Dao động càng mạnh ⇒ biên độ dao động càng lớn ⇒ âm càng to

Dao động càng yếu ⇒ biên độ dao động càng nhỏ ⇒ âm càng nhỏ

⇒ Chọn B

Bài 2: Âm phát ra càng to khi

A. nguồn âm có kích thước càng lớn.

B. nguồn âm dao động càng mạnh.

C. nguồn âm dao động càng nhanh.

D. nguồn âm có khối lượng càng lớn.

Hiển thị đáp án

Âm phát ra càng to khi nguồn âm dao động càng mạnh

Bài 3: Ngưỡng đau có thể làm điếc tai là:

A. 60 dB B. 100 dB C. 130 dB D. 150 dB

Hiển thị đáp án

Ngưỡng đau có thể làm đau nhức, điếc tai là 130dB

Bài 4: Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi?

A. Biên độ và tần số dao động của âm.

B. Tần số dao động của âm.

C. Vận tốc truyền âm.

D. Biên độ dao động của âm.

Hiển thị đáp án

Khi truyền đi xa, biên độ dao động của âm đã thay đổi

Quảng cáo

Bài 5: Biên độ dao động của vật là:

A. số dao động vật thực hiện được trong 1 giây.

B. khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được.

C. đại lượng đặc trưng cho mức độ cao, thấp của âm.

D. độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng.

Hiển thị đáp án

Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng.

Bài 6: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất khi quan sát dao động một dây đàn?

A. Dây đàn càng dài, âm phát ra càng cao.

B. Dây đàn càng to, âm phát ra càng cao.

C. Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng to.

D. dây đàn càng căng, âm phát ra càng to.

Hiển thị đáp án

Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động ⇒ Chọn đáp án C

Quảng cáo

Bài 7: Khi đo độ to của các âm thanh, âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to là:

A. 40 dB B. 50 dB C. 60 dB D. 70 dB

Hiển thị đáp án

Âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to là 40 dB.

Bài 8: Có 4 con lắc đơn giống nhau, lần lượt kéo con lắc lệch 300, 400, 450, 600 so với vị trí cân bằng rồi thả nhẹ. Biên độ dao động của con lắc nào là lớn nhất?

A. Con lắc lệch 300 B. Con lắc lệch 400

C. Con lắc lệch 450 D. Con lắc lệch 600

Hiển thị đáp án

Góc lệch so với vị trí cân bằng càng lớn thì biên độ dao động càng lớn ⇒ Chọn D

Bài 9: Khi biên độ dao động càng lớn thì:

A. âm phát ra càng to B. âm phát ra càng nhỏ

C. âm càng bổng D. âm càng trầm.

Hiển thị đáp án

Biên độ dao động càng lớn ⇒ âm càng to

Biên độ dao động càng nhỏ ⇒ âm càng nhỏ

⇒ Chọn đáp án A.

Bài 10: Dùng búa cao su gõ nhẹ vào một âm thoa thì nghe được âm do âm thoa dao động và phát ra âm thanh. Hãy chọn câu kết luận đúng sau:

A. Gõ càng mạnh âm thanh phát ra càng to.

B. Gõ càng nhiều âm thanh phát ra càng to.

C. Gõ càng mạnh âm thanh phát ra càng cao.

D. Âm thanh phát ra càng to khi âm thoa càng lớn.

Hiển thị đáp án

Vật dao động càng mạnh thì âm càng to ⇒ Chọn đáp án A.

Bài 11: Tại sao máy nghe nhạc lại có thể phát ra tiếng to nhỏ khác nhau dù nó chỉ có một cái loa nhất định?

Hiển thị đáp án

Máy nghe nhạc phát ra âm thanh từ những chiếc loa của nó, cụ thể hơn là do màng loa của nó rung động phát ra âm thanh. Khi màng loa dao động mạnh hay yếu [biên độ lớn hay nhỏ] khác nhau thì nó phát ra âm to nhỏ khác nhau.

Bài 12: Nêu một phương án thí nghiệm để chứng tỏ khi ta đánh mạnh vào trống thì mặt trống dao động với biên độ lớn và ngược lại, khi ta đánh nhẹ vào mặt trống thì mặt trống dao động với biên độ nhỏ.

Hiển thị đáp án

Đánh vào mặt trống sau đó thả một viên bi gỗ lên trên mặt trống. Khi đó mặt trống đang dao động và làm cho viên bi nảy lên với độ cao phụ thuộc vào mặt trống đang dao động mạnh hay yếu, tức là phụ thuộc vào biên độ dao động. Biên độ dao động càng lớn thì viên bi nảy lên càng cao. Quan sát sẽ thấy được khi đánh mạnh thì viên bi nảy lên cao [biên độ dao động lớn], đánh nhẹ thì viên bi nảy lên thấp [biên độ dao động nhỏ].

Bài giảng: Bài 12: Độ to của âm - Cô Phạm Thị Hằng [Giáo viên Tôi]

Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 7 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Biên độ dao động – môi trường âm

Để các em có kiến thức tổng quát hơn về chủ đề này, chúng tôi sẽ nhắc lại những kiến thức chung về âm. Âm thanh được phát ra nhờ sự dao động của vật. Biên độ dao động ảnh hưởng nhiều đến độ to của âm thanh. Khi vật dao động, khoảng cách lớn nhất của vật với vị trí cân bằng được gọi là biên độ dao động của vật. Biên độ dao động càng lớn thì âm thanh của vật càng to. Điều này chúng ta có thể dễ dàng kiểm chứng trong các hiện tượng thường ngày. Môi trường truyền âm cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến âm thanh.

Độ to của âm được đo bằng đơn vị đề – xi – ben hay còn được kí hiệu là dB. Mọi âm thanh đều có thể được đo bằng đơn vị này. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có nhiều đơn vị khác dùng để đo độ lớn của âm thanh. Các em có thể tìm hiểu thêm để có thể dễ dàng làm bài tập trên lớp. Giống với những đơn vị khác, đơn vị của âm thanh cũng có thể quy đổi, chuyển đổi dễ dàng. Các em hãy tham khảo bảng đơn vị đo âm thanh nhé!

Những âm thanh khác nhau có độ lớn khác nhau. Chính vì vậy, không phải bất cứ âm thanh nào chúng ta cũng có thể nghe được. Chưa kể đến môi trường âm cũng ảnh hưởng đến âm thanh. Trong một số môi trường nhất định, chúng ta không thể nghe thấy âm thanh. Đó chính là lý do chúng ta cần phải tìm hiểu về môi trường âm thanh có thể truyền qua.

Sóng âm và những kiến thức cơ bản

23/12/2020 13:44 | 242351 Lượt xem

Sóng âm một khái niệm không quá xa lạ với chúng ta từ thời học phổ thông trong môn vật lý. Sóng âm trong ứng dụng đời sống nó có gì khác?

Video liên quan

Chủ Đề