Khi Kể về nhân vật em phải Kể lại

TẬP LÀM VĂN KỂ LẠI LỜI NÓI , Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT I. Mục tiêu: 1 Hiểu được tác dụng của việc dùng lời nói và ý nghĩa của nhân vật để khắc họa tính cách nhân vật và nói lên ý nghĩa câu chuyện . 2 Biết kể lại lời nói và ý nghĩa của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách : trực tiếp và gián tiếp . II. Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1 phần nhận xét . -Bài tập 3 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp . -Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột : lời dẫn trực tiếp – lời dẫn gián tiếp + bút dạ . III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: - Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi : 1) Khi tả ngoại hình nhân vật , cần chú ý tả những gì ? 2) Tại sao cần phải tả ngoại hình nhân - 2 HS trả lời câu hỏi vật ? - Gọi HS hãy tả đặc điểm ngoại hình của ông lão trong truyện Người ăn xin ? - Nhận xét cho điểm từng HS . 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Hỏi : Những yếu tố nào tạo nên một nhân vật trong truyện ? -Gv: Để làm một bài văn kể chuyện sinh động , ngoài việc nêu ngoại hình , hành động của nhân vật , việc kể lại lời nói , ý nghĩ của nhân vật cũng có tác dụng khắc họa rõ nét nhân vật ấy . Gìơ học hôm nay giúp các em hiểu biết cách làm điều ấy - 1 HS tả lại bằng lời của mình . Ông lão già yếu , lom khom chống gậy , quần áo ông rách tả tơi trông thật thảm hại . Đôi mắt tái nhợt , đôi mắt đỏ đọc và giàn giụa nước mắt . Trông ông thật khổ sở . Ông chìa đôi bàn tay sưng húp , bẩn thỉu . - Những yếu tố : hình dáng , tính tình , lời nói , cử chỉ , suy nghĩ , hàng động tạo nên một nhân vật . - Lắng nghe . trong văn kể chuyện . b) Tìm hiểu ví dụ Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu . - Yêu cầu HS tự làm bài . - Gọi HS trả lời . -GV đưa bảng phụ để HS đối chiếu . - Gọi HS đọc lại . - Nhận xét , tuyên dương những HS tìm đúng các câu văn . Bài 2 - Hỏi : + Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu ? - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK . - Mở SGK trang 30 - 31 và ghi vào vởnháp - 2 đến 3 HS trả lời . + Những câu ghi lại lời nói của cậu bé : Ông đừng giận cháu , cháu không có gì để cho ông cả . + Những câu ghi lại ý nghĩ của cậu bé : · Chao ôi ! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào . · Cả tôi nữa , tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão . + Nhờ đâu mà em đánh giá được tính nết của cậu bé ? Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu và ví dụ trên bảng . - Yêu cầu HS đọc thầm , thảo luận cặp đôi câu hỏi : Lời nói , ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể đã cho có gì khác nhau ? - Gọi HS phát biểu ý kiến . - Nhận xét , kết luận và viết câu trả lời vào cạnh lời dẫn . Cách a) Tác giả dẫn trực tiếp – tức là dùng nguyên văn lời của ông lão . Do đó + Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên cậu là người nhân hậu , giàu tình thương yêu con người và thông cảm với nỗi khốn khổ của ông lão . + Nhờ lời nói và suy nghĩ của cậu . - 2 HS đọc tiếp nối nhau đọc thành tiếng . - Đọc thầm , thảo luận cặp đôi . - HS tiếp nối nhau phát biểu đến khi có câu trả lời đúng . Cách a) Tác giả kể lại nguyên văn lời nói của ông lão với cậu bé . Cách b) Tác giả kể lại lời nói của ông lão bằng lời của mình . - Lắng nghe , theo dõi , đọc lại . các từ xưng hô là từ xưng hô của chính ông lão với cậu bé (ông – cháu ) . Cách b) Tác giả thuật lại gián tiếp lời của ông lão , tức là bằng lời kể của mình . Người kể xưng tôi , gọi người ăn xin là ông lão . - Hỏi : + Ta cần kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật để làm gì ? + Có những cách nào để kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật ? c) Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ trang 32 , SGK - Yêu cầu HS tìm những đoạn văn có lời dẫn trực tiếp , lời dẫn gián tiếp . + Ta cần kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật để thấy rõ tính cách của nhân vật . + Có 2 cách : lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp . - 3 HS đọc thành tiếng . - HS tìm đoạn văn có yêu cầu . Ví dụ : + Trong giờ học , Lê trách Hà đè tay lên vở, làm quăn vở của Lê . Hà vội d) Luyện tập Bài 1 - Gọi HS đọc nội dung . - Yêu cầu HS tự làm . - Gọi HS chữa bài : HS dưới lớp nhận xét , bổ sung . - Hỏi : Dựa vào dấu hiệu nào , em nhận ra lời dẫn gián tiếp , lời dẫn trực tiếp ? - Nhận xét , tuyên dương những HS làm đúng . - Kết luận : Khi dùng lời dẫn trực tiếp , nói : “ Mình xin lỗi , mình không cố ý .” + Thấy Tấm ngồi khóc , Bụt hỏi : “ Làm sao con khóc ? ” Bụt liền bảo cho Tấm cách có quần áo đẹp đi hội . - 2 HS đọc thành tiếng . - Dùng bút chì gạch 1 gạch dưới lời dẫn trực tiếp , gạch 2 gạch dưới lời dẫn gián tiếp . - 1 HS đánh dấu trên bảng lớp . + Lời dẫn gián tiếp : bị chó sói đuổi . + Lời dẫn trực tiếp : · Còn tớ , tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại . · Theo tớ , tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ . -Lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn được đặt sau dấu hai chấm phối hợp các em có thể đặt sau dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch ngang đầu dòng hay dấu ngoặc kép . Còn khi dùng lời dẫn gián tiếp không dùng dấu ngoặc kép hay dấu gạch ngang đầu dòng nhưng đằng trước nó có thể có hoặc thêm vào các từ rằng , là và dấu hai chấm . Bài 2 - Gọi HS đọc nội dung . - Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm . - Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm và hoàn thành phiếu . - Hỏi : Khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp cần chú ý những gì ? - Yêu cầu HS tự làm . - Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng , các nhóm khác nhận xét , bổ sung . - Chốt lại lời giải đúng . với dấu gạch ngang đầu dòng hay dấu ngoặc kép . -Lời dẫn gián tiếp đứng sau các từ nói : rằng , là và dấu hai chấm . - Lắng nghe . - 2 HS đọc thành tiếng nội dung . - Thảo luận , viết bài . - Cần chú ý : Phải thay đổi từ xưng hô và đặt lời nói trực tiếp vào sau dấu hai chấm kết hợp với dấu gạch đầu dòng hay dấu ngoặc kép . - Dán phiếu , nhận xét , bổ sung . - Nhận xét , tuyên dương những nhóm HS làm đúng . Bài 3 Tiến hành tương tự bài 2 . - Hỏi : Khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp cần chú ý những gì ? 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà làm lại bài 2 , 3 vào vở * Lời dẫn trực tiếp Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo , bèn hỏi bà hàng nước : - Xin cụ cho biết ai đã têm trầu này . Bà lão bảo : - Tâu bệ hạ , trầu này do chính bà têm đấy ạ ! Nhà vua không tin , gặng hỏi mãi , bà lão đành nói thật : - Thưa , đó là trầu do con gái già têm . - Cần chú ý : Ta đổi từ xưng hô , bỏ dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng , gộp lại lời kể với lời nhân vật . Lời giải : Bác thợ hỏi Hòe là cậu có thích làm thợ xây không .Hòe đáp và chuẩn bị bài sau . rằng Hòe thích lắm. -HS cả lớp.

KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT

Trong văn kể chuyện, khi khắc họa nhân vật, ta tả ngoại hình của nhân vật, nêu các hành động của nhân vật đồng thời phải lưu ý kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. Tiết học này nhằm mục đích giúp HS:

–        Hiểu được trong bàỉ văn kể chuyện, nhiều khi phải nêu lời nói, ý nghĩ của nhân vật. Lời nói, ý nghĩ của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện.

–        Bước đầu biết thuật lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách : trực tiếp và gián tiếp.

1. Nhận xét

2. HS đọc kĩ bài tập 1, xác định yêu cầu của bài tập là : tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của câu bé trong truyện Người ăn xin.

 Câu ghi lại lời nói của cậu bé : ” Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.”

Những câu ghi lại ý nghĩ của cậu bé : ” Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!”

“cả tôi nữa, tôi củng vừa nhận được chút gì của ông lão. *

3. HS đọc kĩ bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập là : lời nói, ý nghĩ của cậu bé nói lên tính cách gì của cậu?

Những từ ngữ chao ôi, nhường nào, gặm nát thể hiện sự thông cảm, đau xót của cậu bé trước cảnh khổ của người ăn xin.

Những từ ngữ ông dừng giận cháu, tôi cũng vừa nhận được chút gì… thể hiện sự ân hận vì không giúp được gì cho ông lão và sự đồng cảm giữa hai cuộc đời.

Tất cả các chi tiết trên thể hiện cậu bé là người nhân hậu, giàu lòng thương người,

4. HS đọc kĩ bài tập 3, xác định yêu cầu của bài tập là : phân biệt cách diễn đạt trực tiếp và gián tiếp lời nói của nhân vật.

Câu a là cách diễn đạt trực tiếp lời nói của ông lão. Tác giá dẫn trực tiếp, nguyên nhân lời nói của ông lão (Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi) nên các từ xưng hô là của chính ông lão với cậu bé.

Câu b là cách diễn đật gián tiếp lời của ông lão. Người kể (tức cậu bé) xưng tôi và gọi người ăn xin là ông lão.

5. Ghi nhớ

HS học thuộc phần Ghi nhớ trong SGK.

GV và PH cần lưu ý HS về hai cách kể lại lời nói của nhân vật:

Lời nói trực tiếp thường có dấu hai chấm, xuống dòng và gạch đầu dòng hoặc gạch ngang sau câu nói để báo hiệu. Ví dụ :

… Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia :

–  Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Hoặc :

–        Cháu ơi, cám ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – ông lão nói bằng giọng khàn đặc.

Nếu không dùng gạch đầu dòng, ta có thể dùng dấu hai chấm và ngoặc kép. Ví dụ ở truyện Bài văn bị điểm không :

Cô hỏi: ” Sao trò không chịu làm bài? “

… Mãi sau nó mới bảo : ” Thưa cô, con không có ba “

Lời nói gián tiếp là lời kể của người kể chuyện. Ví dụ :

Bằng giọng khản đặc, ông lão cảm ơn tôi và nói rằng như vậy là tôi đã cho ông rồi.

III.     Luyện tập

1. HS đọc kĩ bài tập 1, xác định yêu cầu của bài tập là : phân biệt giữa lời dân trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong một đoạn văn.

Trong đoạn văn đã nêu, câu văn nào có từ xưng hô ở ngôi thứ nhất, được báo hiệu bằng dấu hai chấm, xuống dòng và gạch đầu dòng hoặc gạch ngang sau câu nói là lời dẫn trực tiếp. Đấy là các câu nói của cậu thứ hai và câu thứ ba :

–        Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.

–        Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lời với bố mẹ.

Các câu có từ xưng hô ở ngôi thứ ba là lời dẫn gián tiếp :

Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng.

Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó đuổi.

2. HS đọc kĩ bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập là : tập chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp.

Muốn chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp ta phải nắm vững đó là lời của ai nói với ai để diễn đạt cho phù hợp. Khi chuyển cần lưu ý :

–        Phải thay đổi cách xưng hô

–        Phải đặt lời nói sau dấu hai chấm và ngoặc kép hoặc dùng dấu hai chấm xuống dòng và gạch đầu dòng.

Ví dụ :

Vừa nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước :

–        Xin cụ cho biết ai đã têm trầu này?

–        Thưa Đức Vua, chính do tay thần dân têm ạ. – Bà lão rụt rè nói.

Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật:

–        Thực ra là do con gái của thần dân têm ạ.

3. HS đọc kĩ bài tập 3, xác định yêu cầu của bài tập là tập chuyển lời dẫn trực tiếp của nhân vật thành  lời dẫn gián tiếp.

Muốn chuyển lời dẫn trực tiếp của nhân vật thành lời dẫn gián tiếp phải nắm vững đó là lời nói của ai với ai. Khi chuyển cần lưu ý :

–        Phải thay đổi cách xưng hô

–        Bỏ các dấu hai chấm, ngoặc kép gạch đầu dòng hoặc gạch ngang sau câu nói và gộp lời kể chuyện với lời của nhân vật.

Ví dụ :

Bác thợ hỏi Hòe có thích làm thợ xây không. Hòe trả lời là cậu ta rất thích.

https://hoc360.net/phan-tich-tac-pham-cha-con-nghia-nang-ho-bieu-chanh/

https://hoc360.net/phan-tich-truyen-ngan-hai-dua-tre-thach-lam/