Khi nào doanh nghiệp phải đóng kinh phí công đoàn

Xin hỏi doanh nghiệp đóng kinh phí Công đoàn qua tài khoản Công đoàn Việt Nam như thế nào? - Phương Linh [Hà Nội]

Hướng dẫn doanh nghiệp đóng kinh phí Công đoàn qua tài khoản Công đoàn Việt Nam [Hình từ internet]

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Hướng dẫn doanh nghiệp đóng kinh phí Công đoàn qua tài khoản Công đoàn Việt Nam

Ngày 07/09/2023, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Công văn 7418/TLĐ-TC năm 2023 nhằm hướng dẫn doanh nghiệp đóng KPCĐ qua tài khoản Công đoàn Việt Nam.

Theo đó, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn qua tài khoản Công đoàn Việt Nam mở tại Ngân hàng Vietinbank và Agribank chưa thực hiện theo đúng hướng dẫn của Tổng Liên đoàn, cụ thể mắc một số lỗi như sau:

- Doanh nghiệp đóng KPCĐ, khi lập UNC nhưng tên tài khoản nhận tiền chưa đúng;

- Nội dung chuyển tiền không rõ ràng;

- Chưa đúng cú pháp chuyển tiền [thiếu hoặc sai mã số thuế của đơn vị nộp tiền, thiếu hoặc sai tên đơn vị nộp tiền] hoặc doanh nghiệp đóng KPCĐ khi CĐCS và công đoàn cấp trên chưa đăng ký thông tin các cấp công đoàn tại ngân hàng…

Vì vậy, số KPCĐ doanh nghiệp đã nộp về tài khoản Công đoàn Việt Nam không được phân bổ tự động về các cấp công đoàn theo quy định.

Số KPCĐ 2% doanh nghiệp đã đóng còn 100% trên tài khoản của Công đoàn Việt Nam [chưa phân bổ được về cho các cấp] hoặc còn 75% trên tài khoản Công đoàn Việt Nam [đã phân bổ được cho 3 cấp trên nhưng chưa phân bổ được cho CĐCS].

Do đó, để các cấp công đoàn nhận được phần KPCĐ theo tỷ lệ quy định, căn cứ vào đề nghị của đơn vị, Ban Tài chính Tổng Liên đoàn đã phải phối hợp với Vietinbank và Agribank thực hiện phân bổ thủ công, ảnh hưởng đến tính kịp thời về nguồn kinh phí hoạt động của các cấp công đoàn.

Để đảm bảo tính kịp thời về nguồn kinh phí cho các cấp hoạt động, đặc biệt là CĐCS, đề nghị các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố;

Các Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn tiếp tục phối hợp cùng các chi nhánh Vietinbank, Agribank, BIDV tổ chức hướng dẫn các đơn vị cấp dưới thực hiện và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện kê khai thông tin đóng KPCĐ theo:

- Hướng dẫn 1305/HD-TLĐ ngày 15/8/2017 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc Hướng dẫn thu KPCĐ khu vực SXKD qua tài khoản Công đoàn Việt Nam mở tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

- Hướng dẫn 09/HD-TLĐ ngày 10/9/2020 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc Hướng dẫn thu KPCĐ khu vực SXKD qua tài khoản Công đoàn Việt Nam mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

- Hướng dẫn 85/HD-TLĐ ngày 18/4/2023 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc Hướng dẫn thu KPCĐ khu vực SXKD qua tài khoản Công đoàn Việt Nam mở tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

2. Những đối tượng nào phải đóng kinh phí công đoàn năm 2023?

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về những đối tượng đóng kinh phí công đoàn như sau:

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại khoản 2 Điều 26 là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

- Cơ quan nhà nước [kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn], đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

- Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.

Mức xử phạt không đóng kinh phí công đoàn 2023 thế nào? Đây là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Vậy những đối tượng nào cần đóng chi phí công đoàn? Trong trường hợp không đóng đoàn phí, mức phạt sẽ là bao nhiêu?

Mức xử phạt không đóng kinh phí công đoàn 2023 thế nào?

1. Đối tượng đóng chi phí công đoàn

Hiện nay, pháp luật có những quy định hết sức cụ thể về các đối tượng đóng kinh phí công đoàn. Theo quy định tại Luật công đoàn và nghị định 191/2013/NĐ-CP, đối tượng đóng kinh phí công đoàn bao gồm:

- Các cơ quan nhà nước, trong đó có cả ủy bản nhân dân xã, phường… và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.

- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp

- Đơn vị sự nghiệp công lập và đơn vị sự nghiệp ngoài công lập

- Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp

- Các công ty, doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, luật đầu tư

- Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo luật hợp tác xã, trong đó có cả liên hiệp hợp tác xã

- Các cơ quan tổ chức nước ngoài nhưng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, có sử dụng lao động là người Việt Nam. Trường hợp này có thể bao gồm cả văn phòng điều hành của công ty nước ngoài có hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam.

- Các tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.

Các đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định của pháp luật là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và không có sự phân biệt giữa đơn vị có hay không có công đoàn cơ sở. Mức đóng bằng 2% quỹ lương được sử dụng làm căn cứ đóng BHXH của doanh nghiệp. Kinh phí công đoàn sẽ do các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp chịu trách nhiệm đóng.

Mức đóng bằng 2% quỹ lương được sử dụng làm căn cứ đóng BHXH của doanh nghiệp

2. Mức phạt không đóng kinh phí công đoàn

Sau khi tìm hiểu có bắt buộc đóng chi phí công đoàn không, chúng ta đã biết, các doanh nghiệp bắt buộc phải đóng kinh phí công đoàn. Do đó, nếu không thực hiện nghĩa vụ nộp đoàn phí, doanh nghiệp sẽ bị phạt. Mức phạt được quy định chi tiết tại nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Trong đó:

- Mức phạt từ 12 – 15% tổng số kinh phí công đoàn phải đóng với trường hợp:

+ Chậm đóng đoàn phí

+ Đóng số đoàn phí không đúng theo quy định pháp luật

+ Đóng đoàn phí không đủ số lượng NLĐ phải đóng theo quy định pháp luật.

- Mức phạt từ 18 – 20% tổng số kinh phí công đoàn phải đóng với trường hợp: không đóng kinh phí công đoàn cho tất cả NLĐ thuộc đối tượng đóng theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, số tiền phạt tối đa dành cho cả 2 trường hợp không được vượt quá 75 triệu đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải nộp thêm cho tổ chức công đoàn số tiền lãi tương ứng với số tiền chậm đóng/đóng thiếu hoặc chưa đóng theo mức lãi suất gửi tiền không kỳ hạn cao nhất theo quy định của Ngân hàng thương mại. Thời hạn nộp phạt là 30 ngày kể từ thời điểm có quy định xử phạt.

Mức phạt không đóng/chậm đóng kinh phí công đoàn được quy định chi tiết tại nghị định 28/2020/NĐ-CP

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả khi doanh nghiệp không đóng kinh phí công đoàn

Bên cạnh việc nộp phạt khi không đóng đoàn phí công đoàn theo quy định tại nghị định 28/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp khắc phục hậu quả như:

- Tối đa 30 ngày sau khi có quyết định xử phạt, NSDLĐ cần phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền chậm đóng/chưa đóng đủ/chưa đóng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đóng số tiền lãi tương ứng với số tiền còn thiếu.

- Theo quy định hiện hành, số tiền lãi sẽ được tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất, tính theo lãi suất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Hy vọng qua bài viết trên đây của EFY Việt Nam, bạn đã hiểu rõ hơn về mức phạt và các quy định phạt khi doanh nghiệp không đóng/chậm đóng đoàn phí công đoàn theo quy định tại nghị định 28/2020/NĐ-CP. Doanh nghiệp cần đóng đầy đủ kinh phí công đoàn để tránh bị phạt theo quy định.

Doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn như thế nào?

Mức đóng đoàn phí công đoàn là 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở. Người lao động có thể lựa chọn phương thức đóng đoàn phí công đoàn hàng tháng cho công đoàn cơ sở hoặc trích từ tiền lương hàng tháng.

Khi nào có kinh phí công đoàn?

Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

Tại sao phải đóng kinh phí công đoàn?

Kinh phí công đoàn được sử dụng cho các mục đích sau: - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động. - Hỗ trợ người lao động trong các trường hợp khó khăn, bệnh tật, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, hỗ trợ cộng đồng.

Công ty phải đóng bao nhiêu phần trăm công đoàn?

Điều 4 Nghị định số 191/2013/NĐ-CP nêu rõ: Doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị dù thành lập công đoàn cơ sở hay không đều phải đóng kinh phí công đoàn hàng tháng với mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động.

Chủ Đề