Khi nào tphcm hết giãn cách xã hội

Cập nhật: 20:53 - 15/08/2021 | Lần xem: 10752

15/8/2021, UBND TP. Hồ Chí Minh đã có Công văn khẩn số 2718/UBND-VX về việc tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn Thành phố để phòng, chống COVID-19. Theo đó, UBND TP.HCM chỉ đạo tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn Thành phố theo tinh thần Chỉ thị số 16 từ 0 giờ ngày 16/8/2021 đến hết 15/9/2021 với nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó”.

Ảnh: Thành phố theo tinh thần Chỉ thị số 16 từ 0 giờ ngày 16/8/2021 đến hết 15/9/2021 với nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó” – An Bình [HCDC]

Thành phố tiếp tục kiểm soát việc di chuyển của người dân. Từ 6h đến 18h hằng ngày, tiếp tục kiểm soát việc di chuyển của các nhóm đối tượng được phép hoạt động. Bên cạnh đó, Thành phố cho phép thêm các nhóm đối tượng sau được hoạt động gồm: Các cơ sở sản xuất thực phẩm [như bánh mì, tàu hủ, bún, hủ tiếu...]; Các tổ chức hành nghề công chứng; Các công ty cung cấp dịch vụ: bảo vệ; bảo trì, sửa chữa, ứng cứu hệ thống hạ tầng trang thiết bị của các cơ quan, tòa nhà, chung cư; Bảo hiểm [chỉ thực hiện các hoạt động liên quan công tác giám định, lập hồ sơ bồi thường và giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng]; Phòng bán vé máy bay; Phòng khám tư nhân; Nhóm đối tượng được lưu thông để vận chuyển hàng hóa thiết yếu gồm: đội ngũ người giao hàng [shipper] có quản lý ứng dụng công nghệ được lưu thông, vận chuyển hàng hóa thiết yếu liên quận, huyện, thành phố Thủ Đức và phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch, giao nhận thanh toán không tiếp xúc và có các đặc điểm nhận diện; người đi giao - nhận hàng hóa của các cơ sở chế biến thực phẩm, cửa hàng bán lẻ lương thực, thực phẩm.

Đối với khung giờ từ 18h ngày trước đến 6h ngày sau, Thành phố yêu cầu mọi người dân hạn chế tối đa ra đường, các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải tiếp tục tạm ngưng hoạt động. Trừ trường hợp được phép như: Đi tiêm vắc-xin, cấp cứu, các lực lượng làm công tác phòng, chống dịch hoặc các lực lượng hỗ trợ theo yêu cầu điều phối của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương; Nhân viên các hệ thống siêu thị, cửa hàng bình ổn, cửa hàng tiện lợi được lưu thông để chuẩn bị công tác hậu cần; Các tổ bay đi công tác theo kế hoạch của chuyến bay đã được cấp phép…; Nhân viên của các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp các dịch vụ thiết yếu; Nhân viên của các đơn vị cung cấp suất ăn cho các bếp ăn từ thiện, các cơ sở điều trị, cơ sở cách ly, bệnh viện, các cơ sở y tế phục vụ cho công tác phòng, chống dịch; Cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài; Dịch vụ vận chuyển bưu chính; Lực lượng công nhân vệ sinh môi trường đô thị; lực lượng xử lý sự cố về điện, nước, hệ thống thông tin, công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật.; Các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu; phương tiện đưa đón lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch; phương tiện đưa đón công nhân tại các doanh nghiệp đang thực hiện “1 cung đường - 2 điểm đến”; phương tiện vận chuyển vật tư, giao hàng của các doanh nghiệp logistics phục vụ sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu, trang thiết bị y tế; Xe ô tô phục vụ hỗ trợ y tế [xe cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân], xe taxi được Sở Giao thông vận tải cấp phép hoạt động để vận chuyển người dân trong các trường hợp cần thiết; lái xe và nhân viên phục vụ đi cùng trên các phương tiện này; Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở 12 cửa ngõ chính của Thành phố.

UBND Thành phố yêu cầu Trung tâm tiếp nhận và hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch bệnh COVID-19 xây dựng sẵn sàng 1 triệu gói cứu tế. Phối hợp với UBND quận, huyện và thành phố Thủ Đức rà soát, chăm lo cho công nhân, sinh viên, người lao động tự do đang sinh sống trong các khu nhà trọ, khu lưu trú công nhân, khu lao động nghèo thực hiện hỗ trợ túi an sinh “đủ về lượng, đủ về chất, phù hợp từng đối tượng”, kinh phí thuê phòng trọ, tổ chức tiêm vắc xin để người dân tại các khu vực này yên tâm ở lại nơi cư trú trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách xã hội.

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin: đảm bảo đến ngày 15/9/2021 có trên 70% người dân Thành phố trên 18 tuổi được tiêm mũi 1, 15% người dân Thành phố được tiêm mũi 2; hoàn thành tiêm vắc xin mũi 1 cho 15% số lượng công nhân còn lại ở các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

Tập trung thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc và điều trị F0 tại nhà và tại các cơ sở điều trị, trong đó tập trung thực hiện gói “Home-based-care” trong theo dõi và điều trị tại nhà.

Tập trung xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả để thu hẹp “vùng đỏ”, “vùng cam”, “vùng vàng”, mở rộng “vùng xanh” trên địa bàn; phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh đối với các quận, huyện: Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè, Phú Nhuận, Quận 5, Quận 7, Quận 11.

YT – Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố [HCDC]

Sáng 15.8, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ VN TP.HCM tổ chức lễ “Phát huy sức mạnh toàn dân tích cực tham gia phòng, chống dịch Covid-19” và ra mắt Trung tâm tiếp nhận, hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19 [gọi tắt là Trung tâm An sinh].

Shipper được giao hàng liên quận trong tháng giãn cách xã hội chống Covid-19

Ông Phan Văn Mãi, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM cho biết đến thời điểm này, tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước hết sức phức tạp, chưa có dấu hiệu được kiểm soát. Riêng đối với TP.HCM, tình hình dịch bệnh có lắng dịu đi phần nào nhưng vẫn còn rất phức tạp; số ca nhiễm vẫn còn cao; hệ thống điều trị quá tải và vận hành chưa đồng bộ.

Một hạn chế khác được nhận diện là quy trình tiếp nhận và điều trị các ca bệnh có lúc, có nơi chưa kịp thời, tỷ lệ tử vong chưa giảm. Mặc dù chúng ta đã có những nghĩa cử an ủi phần nào những người đã mất nhưng đó cũng là điều đáng buồn. Hiện nay, nguy cơ dịch tái bùng phát mạnh hơn, khốc liệt hơn vẫn còn cao nếu chúng ta mất cảnh giác.

Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết TP.HCM sẽ giãn cách xã hội thêm 1 tháng

Ảnh: Sỹ Đông

Ông Mãi cho biết theo kinh nghiệm quốc tế, việc sống chung với dịch chỉ khi không còn ca nhiễm cộng đồng hoặc còn rất ít với độ bao phủ vắc xin ít nhất trên 80% dân số. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện yêu cầu kiểm soát dịch bệnh trước ngày 15.9 như Nghị quyết 86 của Chính phủ đặt ra là vô cùng nặng nề, đầy thách thức và đây cũng là mong muốn chung của người dân.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, lời kêu gọi của Tổng Bí thư, các chỉ đạo của Chủ tịch nước, Thủ tướng, ông Mãi cho biết TP.HCM sẽ ưu tiên tối đa công tác phòng, chống dịch; đặt sức khoẻ, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết.

Vì vậy, TP.HCM sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm 1 tháng để tập trung khống chế các nguồn lây nhiễm, đưa số ca nhiễm về mức thấp nhất; đưa số ca bệnh về dưới công suất điều trị của hệ thống y tế; giảm nhanh số ca tử vong. “Chỉ có như vậy mới có thể từng bước đưa thành phố trở về trạng thái bình thường mới”, ông Mãi nhìn nhận.

Như vậy, TP.HCM liên tục giãn cách xã hội ở nhiều cấp độ khác nhau từ 31.5 đến nay; nếu kéo dài đến 15.9 thì người dân thành phố trải qua 3 tháng rưỡi giãn cách xã hội.

Cụ thể, từ ngày 31.5, TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 trong 15 ngày, sau đó tiếp tục gia hạn thêm 2 tuần. Ngày 9.7, TP.HCM áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và kéo dài cho đến nay

Chăm lo cuộc sống người khó khăn

Để thực hiện mục tiêu trên, ông Phan Văn Mãi cho biết TP.HCM tiếp tục huy động sự đồng lòng, chung sức và phát huy vai trò to lớn của người dân trong phòng, chống dịch; tuân thủ giãn cách xã hội, nguyên tắc 5K của Bộ Y tế…

Trong những ngày tiếp tục giãn cách, cuộc sống người dân sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là bà con lao động nghèo sẽ phải chịu nhiều thiếu thốn, khó khăn thêm nữa. TP.HCM sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa để bảo đảm cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của nhân dân.

Đồng thời, phát động phong trào “lấy sức dân chăm lo cho dân” và huy động tất cả những gì có thể từ nguồn ngân sách nhà nước, các nguồn lực xã hội, sớm triển khai các gói an sinh xã hội để người nghèo, người già neo đơn, lao động tự do, mất việc làm và tất cả những người khó khăn cuộc sống bảo đảm cơ bản cho đến khi thành phố chuyển sang bình thường.

TP.HCM sẽ tập trung chăm lo những người có cuộc sống khó khăn trong thời gian giãn cách xã hội

Ảnh: Sỹ Đông

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng ưu tiên tập trung chiến lược điều trị hiệu quả, giảm tử vong; rà soát, mở rộng các bệnh viện dã chiến, điều chỉnh hệ thống 5 tầng điều trị phù hợp, khoa học, trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị để kịp thời cấp cứu bệnh nhân trở nặng nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, điều trị bệnh nhân Covid-19, giảm tỷ lệ tử vong. Xây dựng mạng lưới tình nguyện viên chăm sóc, tư vấn F0 tại nhà.

Bác sĩ ơi! Lỡ mắc Covid-19 thì ăn gì, uống gì? | Trò chuyện cùng chuyên gia trong đại dịch

Công tác tiêm chủng vắc xin tiếp tục được đẩy mạnh, tìm kiếm thêm nguồn cung và sử dụng tối đa mọi nguồn vắc xin hiện có, tiêm chủng kịp thời các loại vắc xin được Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế cấp phép để mở rộng diện bao phủ tiêm chủng.

Thay mặt lãnh đạo TP.HCM, Phó bí thư Phan Văn Mãi kêu gọi toàn thể nhân dân thành phố chung sức, đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn để chống dịch với tinh thần “đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa, đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa, đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa”.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề