Khoa học kĩ thuật lớp g

TTH.VN - Chiều 12/2, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ bế mạc cuộc thi Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2021-2022.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tặng hoa cho hai đề tài dự thi khoa học kĩ thuật cấp quốc gia

Cuộc thi Khoa học kĩ thuật năm học 2021-2022 quy tụ 132 đề tài dự thi thuộc các lĩnh vực: khoa học xã hội hành vi, hệ thống nhúng, hóa - sinh, kĩ thuật cơ khí, phần mềm hệ thống, kĩ thuật môi trường, rô bốt và máy thông minh... Có 250 thí sinh từ 71 trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh tham dự vào cuộc thi.

Theo đánh giá, cuộc thi năm nay có những đề tài mang ý nghĩa thực tiễn, cập nhật công nghệ mới, giải quyết được những vấn đề xã hội quan tâm. Những dự án của các em đã thể hiện được khả năng tư duy, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, nắm bắt vấn đề nhanh và tự tin trả lời, giải đáp những câu hỏi của ban giám khảo.

Kết thúc cuộc thi, Sở Giáo dục và Đào tạo trao giải cho 68 đề tài, trong đó có 7 giải nhất, 14 giải nhì, 19 giải ba và 28 giải tư. Các giải Nhất cuộc thi thuộc về các đề tài: Nghiên cứu chỉ tự tiêu từ sợi lá cây lữ hổ - Trường THPT Thuận An; Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của xuyến chi ở tỉnh Thừa Thiên Huế - Khối THPT chuyên, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế; Nghiên cứu tác dụng bảo vệ tế bào HEK293 của liquiritin trong tổn thương thận cấp - Trường THPT chuyên Quốc Học; Hệ thống giám sát chất lượng và làm sạch không khí kết hợp diệt khuẩn bằng tia UV - THPT A Lưới; Nghiên cứu chế tạo hệ thống cánh tay rô bốt mô phỏng hoạt động cánh tay người ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong điều khiển - Trường THPT Phú Bài; Nâng cao ý thức tự học chữ viết dân tộc Pa Cô, Tà Ôi cho các học sinh phổ thông trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế - Trường THPT A Lưới; Các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh THPT trong bối cảnh COVID-19 tại tỉnh Thừa Thiên Huế - Trường THPT Phan Đăng Lưu.

Đặc biệt, hai đề tài "Nghiên cứu tác dụng bảo vệ tế bào HEK293 của liquiritin trong tổn thương thận cấp" của em Trần Ngọc Anh Thư - Lê Ngọc Nhật Anh, Trường THPT chuyên Quốc Học và "Nghiên cứu chế tạo hệ thống cánh tay rô bốt mô phỏng hoạt động cánh tay người ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong điều khiển" của em Nguyễn Khoa Hùng - Võ Tá Thành Minh, Trường THPT A Lưới được lựa chọn để tham dự cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp quốc gia năm học 2021 - 2022.

Tin, ảnh: Đăng Trình

UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 1383 /SGDĐT-GDTrH V/v: Hướng dẫn tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2013-2014 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Cần Thơ, ngày 08 tháng 8 năm 2013 Kính gửi: - Các Phòng Giáo dục và Đào tạo; - Các trường Trung học Phổ thông. Thực hiện Công văn số 4241/BGDĐT-GDTrH, ngày 24/6/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Hướng dẫn tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2013-2014”, Sở GDĐT hướng dẫn tổ chức Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2013-2014; từ đó định hướng tuyển chọn những sản phẩm có kết quả tốt dự thi cấp quốc gia như sau: 1. Mục đích của Cuộc thi - Góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, phát triển năng lực học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trong các cơ sở giáo dục trung học; - Khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kĩ thuật, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; - Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kĩ thuật của mình; 2. Thời gian và địa điểm tổ chức Cuộc thi - Thời gian: Dự kiến ngày 12/12/2013 . - Địa điểm: Sở sẽ có công văn thông báo sau 3. Đối tượng dự thi: Là học sinh đang học lớp 9 đối với cấp trung học cơ sở [THCS] và học sinh đang học lớp 10, 11, 12 đối với cấp trung học phổ thông [THPT]. 4. Sản phẩm dự thi: Kết quả dự án, đề tài nghiên cứu khoa học kĩ thuật [sau đây gọi chung là dự án] đáp ứng các quy định của Cuộc thi đối với dự án dự thi [Gửi kèm công văn này là quy chế Cuộc thi] 5. Đội tuyển dự thi: Mỗi Phòng GDĐT, trường THPT thành lập một đội tuyển tham gia dự thi. 6. Hồ sơ dự thi bao gồm: - Danh sách dự án đăng ký dự thi. - Phiếu báo xếp loại hạnh kiểm và học lực của thí sinh có xác nhận của Hiệu trưởng nhà trường. - Hồ sơ dự án đăng ký dự thi theo quy định của Cuộc thi. 7. Đăng ký dự thi: - Các đơn vị đều phải có sản phẩm dự thi. - Mỗi trường THPT gửi không quá 02 sản phẩm dự thi, mỗi Phòng GDĐT gửi không quá 03 sản phẩm dự thi; riêng trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, THPT Thốt Nốt, THPT Châu Văn Liêm gửi không quá 04 sản phẩm dự thi. - Các trường THPT, Phòng GDĐT nộp sản phẩm dự thi về Sở GDĐT [qua phòng Giáo dục trung học] gồm: + Bản đăng ký số lượng dự án dự thi, loại dự án và số lượng thí sinh trước ngày 20/10/2013 bằng cách gửi email về địa chỉ ; + Hồ sơ dự thi kèm theo danh sách dự án, thí sinh trước ngày 15/11/2013. Để chuẩn bị tốt cho học sinh trung học tham gia Cuộc thi khoa học, kỹ thuật các cấp; Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị các phòng GDĐT và các trường THPT trong thành phố thực hiện tốt các nội dung sau: 1. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa, nội dung của Cuộc thi đến cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội. Tổ chức tìm hiểu, phổ biến các quy định, hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo về Cuộc thi các cấp. Thường xuyên cập nhật thông tin của cuộc thi trên trang web //www.thikhoahockithuat.edu.vn. 2. Trên cơ sở kế hoạch tổ chức Cuộc thi cấp thành phố năm học 2013-2014; Phòng GDĐT và các trường THPT chỉ đạo lập kế hoạch, tổ chức triển khai công tác NCKH cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, đặc điểm của địa phương, đối tượng học sinh, chương trình, nội dung dạy học của cơ sở giáo dục. Chú ý: Kế hoạch triển khai công tác NCKH gửi về phòng Giáo dục Trung học trước ngày 31 tháng 8. - Tổ chức tổng kết, đánh giá các hoạt động NCKH của học sinh, khen thưởng học sinh và cán bộ hướng dẫn có thành tích trong công tác NCKH của học sinh. - Tạo điều kiện để học sinh, giáo viên hướng dẫn NCKH tham gia hội nghị, hội thảo khoa học và triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. - Phát huy đội ngũ giáo viên hiện có, đặc biệt là giáo viên có năng lực, kinh nghiệm NCKH, giáo viên đã thực hiện đề tài NCKH sư phạm ứng dụng. Đưa nội dung triển khai NCKH của học sinh vào sinh hoạt của tổ bộ môn. Giao nhiệm vụ cho giáo viên trao đổi, thảo luận về những vấn đề thời sự, những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn trong giờ sinh hoạt lớp, chào cờ, ngoại khóa để định hướng hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu cho học sinh. 3. Phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện,quận/Tp, các nhà khoa học, cha mẹ học sinh… để hỗ trợ điều kiện cho các đơn vị tổ chức hoạt động NCKH của học sinh trung học và tổ chức tốt các Cuộc thi cấp quân, huyện/Tp và cấp trường THPT phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị. - Căn cứ vào các quy định, hướng dẫn của Sở GDĐT, các đơn vị tổ chức Cuộc thi khoa học, kĩ thuật của học sinh trung học của địa phương [sau đây gọi là các Cuộc thi cấp cơ sở] phù hợp với điều kiện thực tế; đồng thời tích cực chuẩn bị và tham gia Cuộc thi khoa học, kĩ thuật cấp thành phố. - Gắn kết các Cuộc thi cấp cơ sở với các cuộc thi ý tưởng sáng tạo, thi hùng biện tiếng Anh, thi sáng tạo của thanh thiếu niên và nhi đồng. - Có chế độ ưu tiên, khuyến khích phù hợp cho những học sinh đạt giải ở Cuộc thi cấp cơ sở. Có chế độ khen thưởng, khuyến khích người hướng dẫn, bảo trợ NCKH của học sinh và những người tham gia tổ chức Cuộc thi có nhiều đóng góp tích cực, có thành tích trong Cuộc thi. Hiệu trưởng phân công giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học được tính giảm số tiết dạy trong thời gian hướng dẫn vận dụng theo quy định tại điểm c, điểm d, khoản 2, điều 11 thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 về quy định chế độ làm việc với giáo viên phổ thông để có thời gian cho việc nghiên cứu, hướng dẫn học sinh, đi thực tế, thực hành, xây dựng báo cáo, chuẩn bị và tham dự cuộc thi Đối với giáo viên có nhiều đóng góp tích cực và có học sinh đạt thành tích cao trong cuộc thi thì được xem xét nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên xét đi học tập nâng cao trình độ, được xét tặng giấy khen, bằng khen và ưu tiên khi khi xét tặng các danh hiệu khác. Cán bộ giảng dạy các trường đại học, cao đẳng, viện, học viên tham gia hướng dẫn, bảo trợ học sinh nghiên cứu khoa học được vận dụng chế độ chính sách hiện hành đối với hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. 4. Kinh phí phục vụ công tác NCKH trích từ các nguồn ngân sách nhà nước dành cho các hoạt động thường xuyên phục vụ dạy học của các đơn vị và nguồn tài trợ của các tổ chức, đoàn thể và cá nhân. Nhận được công văn này, Sở GDĐT đề nghị các phòng GDĐT các trường THPT khẩn trương triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo ngay về Sở GDĐT [qua Phòng GDTrH] để kịp thời giải quyết./. Nơi nhận: - Như trên; - Ban Giám đốc Sở; - Phòng KHTC, phòng TCCB, Thanh tra; - Thường trực thi đua ngành GDĐT; - Lưu: VT, phòng GDTrH. GIÁM ĐỐC Trần Trọng Khiếm Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần ThơDigitally signed by Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ DN: c=VN, o=UBND thành phố Cần Thơ, l=Cần Thơ, cn=Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ Date: 2013.08.08 09:19:33 +07'00'

Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế ISEF 2022 đang diễn ra tại Mỹ [từ 4 - 13.5], với hai hình thức thi trực tiếp và trực tuyến. Đoàn Việt Nam có 7 dự án tham gia, đều với hình thức dự thi trực tuyến. Trên trang chính thức của Hiệp hội Khoa học và cộng đồng [Mỹ], đã đăng tải công khai hồ sơ của tất cả thí sinh dự thi [qua phòng trưng bày ảo].

Sau khi xem nội dung các dự án của học sinh Việt Nam được giới thiệu trên trang của ISEF 2022, nhiều nhà khoa học người Việt trong và ngoài nước cho biết họ thực sự “choáng” vì hàm lượng khoa học trong các dự án cao tương đương với các công trình khoa học có chất lượng của những người làm công tác nghiên cứu chuyên nghiệp.

Tự làm hoàn toàn, hay kê khai thông tin không trung thực ?

Trong số 7 dự án của học sinh [HS] Việt Nam đang tham gia ISEF 2022, chỉ 2 dự án trong gian trưng bày ảo của mình có tờ khai mẫu 1C. Đây là tờ khai của người hướng dẫn đánh giá, chứng nhận vai trò và đóng góp của HS. Xem nội dung trên tờ khai này, người xem được biết dự án có người hướng dẫn hay do HS tự làm hoàn toàn; nếu có người hướng dẫn thì người hướng dẫn đánh giá, chứng nhận đóng góp của HS như thế nào; người hướng dẫn cũng sẽ công bố HS có hay không tiến hành nghiên cứu và có hay không sử dụng trang thiết bị, máy móc ở các trường đại học, viện nghiên cứu hay doanh nghiệp.

Một trang trình bày nghiên cứu của một dự án thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội, trong đó các tác giả phải dùng các kỹ thuật phân tích hiện đại

Gian trưng bày ảo của 5 dự án còn lại không có tờ khai mẫu 1C kèm theo. Một trong số này là dự án “Nhựa sinh học tạo từ tinh bột huyền có khả năng tự phân hủy” của Sở GD-ĐT An Giang. Đây là dự án thuộc lĩnh vực khoa học vật liệu. Để thực hiện dự án, các tác giả phải chế tạo màng, đánh giá độ bền cơ học, đo hàm ẩm, nuôi cấy vi sinh vật, phân tích màng bằng kỹ thuật hiển vi điện tử quét, phổ hồng ngoại, phổ tử ngoại - khả kiến… Theo thông tin trên website ISEF, dự án này không có người hướng dẫn, không sử dụng máy móc, trang thiết bị ở trường đại học, viện nghiên cứu hay doanh nghiệp nào.

Trên diễn đàn Liêm chính khoa học, thành viên A.J, một nhà khoa học đang làm việc ở nước ngoài, bình luận: “Thật khó tin vì toàn bộ dự án do HS tự làm, và làm tại nhà, từ đầu đến cuối. Dự án này phải nuôi cấy vi sinh vật, sử dụng kính hiển vi điện tử quét, máy đo phổ hồng ngoại, phổ tử ngoại - khả kiến và nhiều thiết bị chế tạo, đánh giá khác. Những kỹ thuật này không thể thực hiện ở nhà hay tại trường THPT. Như vậy, chắc chắn tác giả dự án phải được nhà khoa học hướng dẫn, nhưng các em đã không gửi thông tin về người hướng dẫn này cho ISEF”.

Hàm lượng khoa học ngang luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ

Nhưng ngay cả với 2 dự án có tờ khai mẫu 1C, nhiều nhà khoa học sửng sốt về năng lực nghiên cứu của các HS, qua nội dung trong gian trưng bày ảo của 2 dự án này. Cụ thể: dự án “Effective Plasmonic Photocatalyst Based on g-C3N4” [tên tiếng Việt là “Tăng cường hoạt tính quang xúc tác xử lý ô nhiễm môi trường của g-C3N4 bằng hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt”] của Sở GD-ĐT Hà Nội; dự án “Cancer Stem Cell Targeting Ability of Saponin” [tên tiếng Việt “Phân lập, đánh giá khả năng nhắm đích tế bào gốc ung thư dạ dày của phân đoạn chứa hợp chất saponin và bào chế sản phẩm từ cây lá khôi”] của Sở GD-ĐT Thái Nguyên.

Trang 2 của mẫu 1C, là văn bản người hướng dẫn tự khai với nội dung đánh giá, chứng nhận vai trò và đóng góp của học sinh

Dự án của Sở GD-ĐT Thái Nguyên được giới thiệu do tiến sĩ Nguyễn Phú Hùng, Trưởng khoa Công nghệ sinh học, Trường ĐH Khoa học [ĐH Thái Nguyên], hướng dẫn. Trong tờ khai mẫu 1C, TS Hùng chứng nhận các tác giả là những người đưa ra ý tưởng dự án, tự thiết kế phương pháp nghiên cứu, tự chiết xuất saponin, tự nuôi cấy tế bào, tự vận hành các thiết bị phân tích, tự xử lý số liệu. Để thực hiện dự án, các HS phải thông thạo nhiều kỹ thuật như làm tiêu bản, soi kính hiển vi, sắc ký lỏng, miễn dịch huỳnh quang, PCR, MTT…

Tuy nhiên, cộng đồng khoa học cũng đã phát hiện tiến sĩ Hùng là người chủ nhiệm một đề tài rất giống ý tưởng dự án nói trên của HS Sở GD-ĐT Thái Nguyên, đề tài do Quỹ NAFOSTED tài trợ [mã số 108.05-2017.331]. Ngoài ra, có nhà khoa học còn nhận thấy dự án của Sở GD-ĐT Thái Nguyên giống nội dung luận văn thạc sĩ sinh học ứng dụng “Nghiên cứu tác động của dịch chiết lá khôi lên sự biểu hiện của các gene kiểm soát chu kỳ tế bào của tế bào gốc ung thư dạ dày” của Nguyễn Thị Hải Hồng do tiến sĩ Lê Thị Thanh Hương ở ĐH Thái Nguyên hướng dẫn năm 2019 [tiến sĩ Lê Thị Thanh Hương là vợ của tiến sĩ Nguyễn Phú Hùng].

“Dự án này của 2 HS thực hiện trong tối đa 1 năm nhưng có hàm lượng khoa học không thua kém nhiều luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học của ĐH Thái Nguyên và cao hơn chính công trình của tiến sĩ Nguyễn Phú Hùng đã xuất bản phục vụ đề tài 108.05-2017.331”, thành viên A.J nhận xét.

Theo thành viên Ng A.Khoa, là nhà nghiên cứu lĩnh vực y sinh và sức khỏe nên khi đọc dự án của Sở GD-ĐT Thái Nguyên, ông không thể tin tác giả chỉ mới là những HS THPT. “Chắc chắn một điều, để nghĩ ra được cái đề tài đó, tác giả phải đạt trình độ kiến thức trên tầm HS THPT. Đó là chưa kể việc các em làm thực nghiệm thế nào? Thời gian đâu để làm thực nghiệm?”, Ng A.Khoa đặt câu hỏi, rồi chia sẻ thêm: “Tại lab mình làm việc, hồi năm 2019 cũng có một nhóm HS đến xin tham gia làm nghiên cứu, nhưng thực sự các em chỉ đến được 2 - 3 buổi đầu, vì đều rất bận học”.

Về dự án “Tăng cường hoạt tính quang xúc tác xử lý ô nhiễm môi trường của g-C3N4 bằng hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt” của Sở GD-ĐT Hà Nội, giới khoa học cũng đặt nhiều nghi vấn. Dự án này do PGS Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng khoa Hóa học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, hướng dẫn. PGS Hà là chủ nhiệm một đề tài được Quỹ NAFOSTED tài trợ với chủ đề tương tự.

Thành viên A.J bình luận: “Theo tờ khai mẫu 1C, PGS Nguyễn Ngọc Hà chứng nhận 2 HS là những người đưa ra ý tưởng dự án, tự tính toán, lập trình, tự tổng hợp vật liệu xúc tác, tự tiến hành thí nghiệm đánh giá hoạt tính xúc tác của vật liệu, tự phân tích và xử lý số liệu, tự xây dựng các đồ thị và bảng biểu. Để thực hiện dự án này, HS phải thông thạo machine learning, computational chemistry và rất nhiều kỹ thuật phân tích hiện đại như XPS, EDX, AFM, TEM, SEM, XRD, FTIR, BET, PL, UV-Vis DRS, LC-MS, HPLC… Thời gian thực hiện dự án chỉ 1 năm, nhưng dự án có hàm lượng khoa học không thua kém luận án tiến sĩ hóa học ở các trường đại học tốt trên thế giới và cao hơn nhiều so với 5 công trình đã xuất bản của các nghiên cứu sinh và học viên cao học tham gia đề tài 05/2018/TN [là đề tài do NAFOSTED tài trợ mà PGS Hà làm chủ nhiệm]”.

Người hướng dẫn đề tài của học sinh nói gì ?

Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, tiến sĩ Nguyễn Phú Hùng cho biết theo quy chế của Bộ GD-ĐT về cuộc thi thì trường ĐH có trách nhiệm tham gia, hỗ trợ HS trong việc các em triển khai các dự án nghiên cứu khoa học. Trường ĐH có thể giúp HS có cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, thiết bị, hướng nghiên cứu… sau khi các em có ý tưởng về đề tài. Các em có thể đến phòng thí nghiệm của các trường ĐH để làm quen, để thực hiện một phần hoặc toàn phần các thí nghiệm.

Còn PGS Nguyễn Ngọc Hà khẳng định những suy diễn cho rằng các thầy làm hộ HS trong dự án “Tăng cường hoạt tính quang xúc tác xử lý ô nhiễm môi trường của g-C3N4 bằng hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt” của đoàn Sở GD-ĐT Hà Nội là không có căn cứ, thậm chí có tính chất vu khống. “Các em làm được những gì, tôi giúp các em những gì, tôi đã khai rõ trong bản khai mẫu 1C mà ISEF yêu cầu”, PGS Hà nói.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề