Khoảng cách kiểm tra mắt

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ mắt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Khám mắt định kỳ là việc cần thiết giúp bạn bảo vệ thị lực cho chính mình. Các kết quả đo khám thị lực có thể sàng lọc một phát hiện sớm và kịp thời các vấn đề tiềm ẩn về thị lực, từ đó có hướng điều trị phù hợp nhất.

Khám mắt thường được tiến hành sau khi phát hiện vấn đề bất thường từ các cuộc kiểm tra mắt định kỳ hoặc khi bệnh nhân có một số dấu hiệu bất thường ở mắt.

Một số dấu hiệu sau cho thấy đôi mắt của bạn cần được kiểm tra:

1.1 Nhìn mờ

Nếu trong khoảng cách 10 bước, đôi mắt không thể nhìn rõ người đối diện hoặc bạn không thể đọc được rõ chữ ở khoảng cách gần, khả năng cao đôi mắt đã bị các tật khúc xạ như cận thị hoặc viễn thị. Đôi khi có thể là loạn thị - ba tình trạng phổ biến có liên quan đến độ cong của thấu kính và giác mạc.

Ở trường hợp nhìn hơi mờ, bạn nên ngừng các công việc hiện tại và nghỉ ngơi, giữ nước cho đôi mắt. Tuy nhiên, nếu sau thời gian nhiều ngày mà tầm nhìn không cải thiện, bạn cần lên lịch để kiểm tra thị lực và khám mắt chi tiết hơn.

1.2 Khó nhìn vào ban đêm

Nếu tầm nhìn của bạn trở nên mờ đục và suy giảm vào ban đêm, đây là dấu hiệu đáng lo ngại của một bệnh về mắt nguy hiểm: bệnh đục thủy tinh thể sớm. Hãy thực hiện kiểm tra càng sớm càng tốt để có các biện pháp điều trị kịp thời.

1.3 Nhạy cảm với ánh sáng

Nếu như từ trong bóng tối nhìn ra ánh sáng có cảm giác khó chịu và cần nhiều thời gian để thích nghi với sự thay đổi này, điều này có khả năng là do các cơ mống mắt đang có dấu hiệu co giãn suy yếu. Biểu hiện nhạy cảm trên có thể đến từ nguyên nhân tuổi tác hoặc cũng có thể là do vấn đề về thị lực.

Biểu hiện nhạy cảm với ánh sáng có thể bắt nguồn từ vấn đề tuổi tác hoặc các bệnh lý ở mắt

Thời gian hoạt động của mắt đột nhiên giảm mạnh. Ví dụ như trước đây bạn có thể xem máy tính hoặc đọc sách liên tục trong khoảng 1 tiếng đồng hồ, nhưng hiện tại chỉ có thể duy trì hoạt động đọc trong khoảng 20 phút là đôi mắt đã mỏi. Cùng với đó, để tập trung nhìn, bạn cần phải thường xuyên nheo mắt hoặc chớp mắt liên tục...

Những vấn đề trên thường xảy ra ở những đối tượng phải hoạt động mắt nhiều trong thời gian dài, khiến mắt căng thẳng. Do đó, bạn có thể nghỉ ngơi, tránh để ánh sáng quá chói chiếu vào mắt cũng như đảm bảo uống đủ 1.5 lít nước mỗi ngày để tránh mỏi mắt.

Tuy nhiên, nếu tình trạng đau mỏi mắt kéo dài và ngày càng xuất hiện nhiều, bạn cần đến khám bác sĩ mắt để có các kiểm tra cụ thể.

1.5 Nhức đầu thường xuyên

Đôi khi, các cơ chế giúp giác mạc tập trung nhìn vào hình ảnh sẽ bắt buộc các cơ trong mắt hoạt động mạnh mẽ hơn. Hệ quả của việc này là tình trạng căng mắt, cùng với đó là trạng thái đau nhức đầu.

1.6 Tầm nhìn đôi

Nhìn đôi có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng của các bệnh về mắt, đặc biệt là ở giác mạc. Đồng thời, nhìn đôi cũng là một biểu hiện của chứng đục thủy tinh thể. Do đó, bạn cần phải thực hiện khám mắt ngay lập tức.

Nhìn đôi có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng của các bệnh về mắt

Những vật dụng xung quanh bạn đột nhiên trở nên giống như đang ở dưới nước, các đường thẳng bị biến dạng và màu sắc nhạt dần so với thực tế? Đây là dấu hiệu rõ nhất của bệnh thoái hóa điểm vàng – sự thoái hóa tập trung ở võng mạc và là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực, thậm chí là mù lòa.

1.8 Có áp lực từ sau mắt

Đây là dấu hiệu của chứng tăng nhãn áp. Sự tích tụ áp lực này có thể làm hỏng dây thần kinh thị giác truyền hình ảnh đến não bộ. Do đó, hãy kiểm tra mắt trong trường hợp này.

1.9 Nhìn thấy quầng sáng xung quanh vật thể

Hiện tượng này báo hiệu sự phát triển của đục thủy tinh thể. Các quầng sáng có xu hướng rõ hơn đối với các vật thể trong khu vực tối.

Một cuộc khám mắt định kỳ khá đơn giản và diễn ra mỗi năm 1 lần [có thể ít hơn]. Đợt kiểm tra này có thể hỗ trợ kiểm tra thị lực, từ đó thay đổi tròng kính cho phù hợp với mắt. Ngoài ra, một số bệnh về mắt cũng sẽ được sàng lọc.

Các bệnh về mắt là rất đa dạng nhưng các biểu hiện tương đối nhẹ nhàng ở giai đoạn đầu, rất ít người bệnh nhận ra những dấu hiệu này. Do đó, việc khám mắt định kỳ là một quá trình quan trọng nhằm phát hiện sớm vấn đề bất thường ở mắt, từ đó cho phép các bác sĩ có những nghi ngờ và thực hiện các kiểm tra cụ thể, từ đó chẩn đoán chính xác bệnh.

Khám mắt định kỳ là việc cần làm để đảm bảo sức khỏe của đôi mắt

Ở người trưởng thành hay trẻ em đều cần duy trì một lịch khám mắt thường xuyên để đảm bảo theo dõi sức khỏe của đôi mắt:

  • Đối với trẻ em dưới 5 tuổi: Các tật lé mắt, lác mắt, nhược thị, cận loạn bẩm sinh... cần được kiểm tra thường xuyên. Ngoài ra, một số tầm soát cũng sẽ được tiến hành để phòng ngừa nguy cơ các bệnh về mắt hiếm gặp ở trẻ em như đục thủy tinh thể, khối u mắt...
  • Trẻ em từ 6 – 17 tuổi: Mỗi năm nên kiểm tra mắt định kỳ 2 lần, nếu trẻ bị tật khúc xạ như cận loạn, cần đo kính để lấy độ phù hợp.
  • Người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên: mỗi năm nên kiểm tra mắt ít nhất 1 lần.

Đôi mắt chính là "cửa sổ của tâm hồn", vì thế khi có tiền sử mắc các bệnh lý về mắt hoặc có những dấu hiệu cơ thể bất thường thì bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và được tư vấn điều trị kịp thời.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về thị lực thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và điều trị sớm nhất. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói dịch vụ liên quan đến thị lực như:

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ tốt nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Những bệnh lý liên quan đến mắt và các vấn đề ảnh hưởng đến tầm nhìn luôn có nguy cơ xuất hiện bất kỳ lúc nào, với bất kỳ độ tuổi nào . Chính vì vậy, đo thị lực và kiểm tra mắt là việc hết sức quan trọng giúp bác sĩ nhanh chóng phát hiện và điều kịp thời các vấn đề về mắt. Tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, toàn bộ quá trình đo, kiểm tra và thăm khám sẽ được thực hiện bởi hệ thống thiết bị máy móc hiện đại bậc nhất cùng đội ngũ các bác sĩ chuyên gia đầu ngành trực tiếp điều trị.

1. Hãy luôn thăm khám định kỳ để bảo vệ đôi mắt của bạn

Thị lực là một trong những giác quan vô cùng quan trọng mà mỗi người chúng ta luôn cần nỗ lực để bảo vệ. Khi mắt bị ảnh hưởng hay tổn thương bởi một lý do bất kỳ nào đó, có thể sẽ làm “đảo lộn” cuộc sống của người bệnh. Ngày nay, khi chúng ta tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử cùng tần suất công việc luôn trong trạng thái dày đặc khiến cho mắt luôn phải điều tiết liên tục suốt cả một ngày dài, điều này gây ra những tác động không nhỏ đến sự khỏe mạnh của mắt.

Đo thị lực và kiểm tra mắt định kỳ là cách giúp bác sĩ nhanh chóng biết được bạn có đang mắc phải bệnh lý nào làm ảnh hưởng đến mắt hay không, từ đó đưa ra được phương pháp điều trị kịp thời và giữ mắt luôn trong trạng thái ổn định, không đi theo chiều hướng xấu hơn. Những vấn đề về thị lực của mắt hay gặp phải nhất hiện nay đó là: cận thị, loạn thị và viễn thị. Đi cùng với đó là những phương pháp điều trị phổ biến nhất như đeo kính gọng, đeo kính áp tròng hoặc tiến hành phẫu thuật.

Khám mắt định kỳ là cách giúp bác sĩ nhanh chóng biết được bạn có đang mắc phải bệnh lý nào làm ảnh hưởng đến mắt hay không

2. Quy trình đo thị lực và kiểm tra mắt diễn ra như thế nào?

Đo thị lực và kiểm tra mắt là phương pháp nhằm đo khả năng nhìn của một người và đo khả năng nhìn xa cũng như nhìn gần của người đó. Tất cả quý khách hàng khi khám mắt tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đều sẽ được trải qua quy trình với các bước quan trọng như sau:

2.1 Đo thị lực với bảng thị lực điện tử

Bạn sẽ được tiến hành đo cùng với bảng thị lực điện tử để đánh giá tình trạng của mắt cũng như nắm được độ cận để tiếp tục các bước điều trị sau này, đây được xem là thiết bị hiệu quả và hiện đại nhất hiện nay. Với màn hình LCD được thiết kế siêu mỏng, thiết bị này có khả năng thực hiện được các bài test thị lực tinh vi đã được đưa ra trên thế giới.

Trong kết quả đo sẽ có một số ký hiệu thường gặp như là:

– Ký hiệu R [Right]: Đây là kết quả đo thị lực của mắt phải.

– Ký hiệu L [Left]: Đây là kết quả đo thị lực của mắt trái.

– Ký hiệu S [SPH/Sphere/Cầu]: Đây là số độ tròng kính. Kèm theo đó với kí hiệu “-” mang ý nghĩ là chỉ tật cận thị và kí hiệu “+” mang ý nghĩa chỉ tật viễn thị.

– Ký hiệu S.E: Đây là số độ kính kiến nghị nên sử dụng.

– PD chính là khoảng cách giữa 2 đồng tử 2 mắt với đơn vị là milimet [mm].

Sau khi tiến hành đo, bác sĩ sẽ nắm được bạn có thực sự mắc phải các vấn đề như cận thị, loạn thị hay là viễn thị hay không để tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo cũng như đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Người bệnh sẽ được tiến hành đo cùng với bảng thị lực điện tử để đánh giá tình trạng của mắt cũng như nắm được độ cận để tiếp tục các bước điều trị sau này

2.2 Kiểm tra thị lực với máy sinh hiển vi

Đây là một bài kiểm tra cấu trúc của mắt bằng cách cho mắt nhìn qua thấu kính hiển vi, với một khe sáng chiếu vào mắt của bệnh nhân. Sự mờ đục của thủy tinh thể hay những viêm nhiễm có trên kết mạc, giác mạc, tuyến lệ, mí mắt,… sẽ được phát hiện ngay lập tức thông qua bài kiểm tra này.

Tùy thuộc vào triệu chứng và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định thêm các bước kiểm tra chuyên sâu để có những thông số chi tiết và đầy đủ về mắt. Các bước thăm khám tiếp theo có thể được chỉ định bao gồm:

– Đo bản đồ giác mạc và đánh giá cấu trúc giải phẫu mắt: Đây là bước thăm khám cần phải có đối với những người có nhu cầu phẫu thuật mắt cận thị.

– Kiểm tra thị trường: Thông qua việc kiểm tra sự nhạy cảm của võng mạc và tầm nhìn mà mắt người bệnh có thể nhìn thấy được, bác sĩ sẽ có thể phát hiện được khả năng mắc các bệnh lý như tăng nhãn áp [nếu có].

– Khám bán phần sau của mắt [đáy mắt – võng mạc]: Đối với người bệnh cần kiểm tra đáy mắt thì quá trình này sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề tại võng mạc hay dịch kính của mắt người bệnh như là xuất hiện võng mạc, tăng nhãn áp, sự tổn thương của dây thần kinh thị giác, hoàng điểm,… Thông qua kết quả chụp và kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị phù hợp cho mắt của từng đối tượng bệnh nhân.

Kiểm tra thị lực với máy sinh hiển vi là một bài kiểm tra cấu trúc của mắt bằng cách cho mắt nhìn qua thấu kính hiển vi

2.3 Sử dụng mặt nạ thị lực và đọc kết quả trên bảng đo

Quá trình này giúp bác sĩ nắm được độ thị lực của từng mắt hiện tại là bao nhiêu.Có 3 loại bảng thị lực điện tử như sau: Bảng thị lực với các hình ảnh ngộ nghĩnh cho trẻ em, bảng thị lực chữ E của Armaignac, bảng vòng tròn hở của Landolt.

– Bảng vòng tròn hở của Landolt: Bảng Landolt chứa một ký tự duy nhất và có hình dạng vòng tròn hở, các kẽ hở này sẽ có các hướng khác nhau như là trái, phải, trên, dưới. Người đo thị lực chỉ cần đọc đúng chiều của các kẽ hở là được và không yêu cầu phải biết được mặt chữ.

– Bảng thị lực chữ E của Armaignac: Với dạng bảng này chỉ bao gồm một ký tự là chữ E. Tương tự như bảng đo thị lực chữ C, chữ E cũng hướng về các phía trái, phải, trên, dưới khác nhau. Người đo thị lực sẽ cần đọc các hướng chữ theo yêu cầu của bác sĩ từ lớn đến nhỏ. Bảng thị lực chữ E áp dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt là đối với trẻ em vì nó rất đơn giản.

– Bảng thị lực cho trẻ em: Dạng bảng này được thiết kế bởi các hình ảnh thân thuộc như là con vật, ngôi nhà, cây cối,… vô cùng đáng yêu. Giúp cho các bé dễ dàng phân biệt được thay vì định hình các hướng trên, dưới, trái, phải như là bảng vòng tròn hở, bảng hình chữ E

2.4 Đeo thử kính

Dựa vào kết quả thu được từ những bước trước như là bệnh lý và độ thị lực của từng mắt đang gặp phải, bác sĩ sẽ cho bạn đeo thử kính với độ thị lực tương ứng trong vòng 15-20 phút. Vào khoảng thời gian ấy cần yêu cầu người đo quan sát xung quanh các sự vật, chữ từ gần đến xa để xem khả năng quan sát với chiếc kính đó như thế nào và thích nghi với số độ kính đang đeo

2.5 Điều chỉnh độ kính

Sau khoảng thời gian đó, nếu như người đó bị xuất hiện các triệu chứng như là chóng mắt, đầu có cảm giác hơi choáng, nhức mỏi mắt thì có thể số độ đang bị cao hơn với độ của mắt trên thực tế, lúc đó thông thường bên mắt nào bị khó chịu bác sĩ sẽ giảm xuống 0,25 độ và yêu cầu người đo tiếp tục quan sát trong khoảng 10 phút.

Đối với những trường hợp mắt không có biểu hiện của sự nhức mỏi những khả năng nhìn bị hạn chế, không thấy rõ lắm thì khả năng cao số độ đang bị thấp hơn so với độ của mắt thực tế. Khi đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh độ của mắt cao hơn 0,25 và yêu cầu người đo tiếp tục quan sát trong vòng 10, cho đến khi vừa đảm bảo tầm nhìn ổn định và không có xuất hiện những triệu chứng khó chịu.

3. Vì sao nên đo cận thị và kiểm tra mắt tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI?

3.1 Quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Mắt giỏi, trình độ chuyên môn cao

Chuyên khoa Mắt hiện đang là một trong những chuyên khoa mũi nhọn của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Khi thăm khám tại đây, bạn sẽ được đội ngũ các bác sĩ chuyên gia hàng đầu, được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên môn ở trong và ngoài nước trực tiếp thăm khám và điều trị.

Khi đo thị lực và kiểm tra mắt tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI người bệnh sẽ được thăm khám trực tiếp với các chuyên gia hàng đầu

3.2 Có hệ thống thiết bị máy móc hiện đại bậc nhất

Để đạt được kết quả thăm khám tốt nhất trong quá trình đo thị lực và kiểm tra mắt, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã trang bị những thiết bị tiên tiến nhất như là máy đo khúc xạ và giác mạc, mặt nạ thử kính, bảng đo thị lực điện tử với nhiều loại bảng linh hoạt khác nhau giúp phù hợp cho từng đối tượng cụ thể.

Chính vì vậy, việc kết hợp giữa yếu tố trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp bạn an tâm cũng như đạt được kết quả thăm khám tốt nhất.

3.3 Có nhiều cơ sở giúp thuận tiện trong việc đi lại

Hiện nay, Thu Cúc TCI có rất nhiều hệ thống cơ sở thăm khám xung quanh khu vực Hà Nội từ trung tâm thành phố đến những khu vực lân cận giúp cho người bệnh thuận tiện nhất trong quá trình đi lại. Tất cả thông tin, hồ sơ thăm khám đều được đồng nhất trên cùng một hệ thống, cho nên người bệnh có thể thăm khám ở bất kỳ đâu.

3.4 Không gian thăm khám sang trọng

Không gian thăm khám là một trong những lợi thế lớn của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI khiến cho rất nhiều người bệnh cảm thấy hài lòng khi thăm khám. Từ khu vực sảnh chờ đến từng phòng khám, phòng lưu viện, phòng vệ sinh đều được thiết kế vô cùng rộng rãi, thoáng mát và sang trọng mang đến cho người bệnh cảm giác thoải mái, gần gũi, giúp gạt bỏ được phần nào tâm lý lo lắng khi đến bệnh viện.

Đặc biệt, bạn có thể chủ động đăng ký lịch khám ngay tại nhà mà không phải trực tiếp đến bệnh viện. Điều này giúp bạn không phải xếp hàng chờ đợi lâu trong quá trình thăm khám.

Nếu như, có thêm thắc mắc nào về đo thị lực và kiểm tra mắt hay cần tìm hiểu kỹ hơn về các chương trình khám của chuyên khoa Mắt tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất

Video liên quan

Chủ Đề