Không tôn trọng người khác là gì

Nội dung bài học gồm 2 phần:

  • Kiến thức trọng tâm
  • Hướng dẫn giải các câu hỏi

A. Kiến thức trọng tâm

I. Đặt vấn đề

Gợi ý trả lời câu hỏi:

a. Em có nhận xét gì về cách cư xử, thái độ và việc làm của các bạn trong các trường hợp trên?

- Cách cử xử và thái độ việc làm của Mai:

  • Không kiêu căng, không coi thường người khác
  • Luôn lễ phép đối với người lớn, chan hòa với bạn bè, giúp đỡ mọi người.

=> Được mọi người quý mến.

- Cách cử xử và thái độ việc làm của Hải:

  • Không buồn khi bị phân biệt mà còn tự hào -> Tôn trọng người cha của mình.

- Cách cử xử và thái độ việc làm của Quân và Hùng:

  • Không nghe giảng bài mà còn cười, đọc truyện trong giờ học -> Chưa tôn trọng giáo viên và bạn bè xung quanh.

b. Theo em, trong những hành vi đó, hành vi nào đáng để chúng ta học tập, hành vi nào cần phê phán? Vì sao?

  • Hành vi của Mai và Hải cần phải học tập bởi hai bạn đã biết tôn trọng nhân phẩm, danh dự cũng như lợi ích của người khác.
  • Hành vi của Quân và Hùng là những hành vi cần phê phán bởi hai bạn đã không tôn trọng danh dự, nhân phẩm và lợi ích của người khác.

II. Nội dung bài học.

* Khái niệm: Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống văn hóa của mỗi người.

* Ý nghĩa:

  • Nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.
  • Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.

* Trách nhiệm học sinh:

  • Cần phải tôn trọng mọi người ở mọi nơi mọi lúc.
  • Thể hiện cử chỉ, hành động và lời nói tôn trọng người khác.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Những hành vi nào sau đây thể hiện rõ sự tôn trọng người khác? Vì sao?

a]  Đi nhẹ, nói khẽ đi vào bệnh viện

b]  Chỉ làm theo sở thích của mình không cần biết đến mọi người xung quanh.

c]  Nói chuyện riêng, làm việc riêng và đùa giỡn trong giờ học.

d]  Cười đùa ầm ĩ khi đi dự hoặc gặp các đám tang.

e]  Bật nhạc to khi đã quá khuya

f]   Châm chọc, chễ giễu người khuyết tật

g]  Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp nhiều bất hạnh.

h]  Coi thường, miệt thị những người nghèo khó

i]   Lắng nghe ý kiến của mọi người.

j]   Công kích, chê bai khi người khác có sở thích không giống mình

k]  Bắt nạt người yêu hơn mình.

l]   Gây gổ, to tiếng với người xung quanh

m]  Vứt rác ở nơi công cộng.

n]   Đổ lỗi cho người khác.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Em tán thành hay không tán thành với mỗi ý kiến dưới đây? Tại sao?

a]  Tôn trọng  người khác là tự hạ thấp mình.

b]  Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải biết tôn trọng người khác.

c]  Tôn trọng người khác là sự tôn trọng mình.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Hãy dự kiến những tình huống mà em thường gặp trong cuộc sống để có cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng mọi người, theo các gợi ý sau:

a] Ở trường [ trong quan hệ với bạn bè, thầy cố giáo…]

b] Ở nhà [ trong mối quan hệ với ông bà, bố mẹ, anh chị em…]

c] Ở ngoài đường, nơi công cộng….

=> Xem hướng dẫn giải

Trắc nghiệm công dân 8 bài 3: Tôn trọng người khác [P2]

Tôn trọng người khác thể hiện điều gì?

Tôn trọng mọi người có ý nghĩa như thế nào? Một người được giáo dục tốt bao giờ cũng biết cách tôn trọng người khác. Tôn trọng người khác có ý nghĩa thế nào? Thế nào là tôn trọng người khác? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

Tôn trọng mọi người

Tôn trọng có nghĩa là sự đánh giá đúng mực và coi trọng danh dự, phẩm giá, lợi ích của người khác.

=> Tôn trọng người khác là sự nhận ra giá trị của một người và coi trọng giá trị đó. Tôn trọng người khác không phải là đánh giá quá cao so với khả năng một người, không phải sự nịnh bợ thô kệch mà là sự đánh giá đúng mức, không thái quá.

Tôn trọng mọi người có ý nghĩa quan trọng, trước hết là với bản thân chúng ta, sau đó là với người khác và với xã hội

Khi dành sự tôn trọng cho người khác, chúng ta cũng sẽ nhận được sự tôn trọng tương ứng. Không chỉ vậy, trong học tập, công việc, cuộc sống, còn dễ được giúp đỡ, giải quyết những vấn đề khó khăn.

Khi chúng ta tôn trọng người khác, chúng ta có thể khiến họ thoải mái và vui vẻ với mình hơn, người đó sẽ cảm thấy mình được ghi nhận, được xem trọng từ đó có thể kích thích sự phát triển, ý chí của họ.

Tôn trọng mọi người còn có ý nghĩa với xã hội, cộng đồng: Nếu như mọi người sống tôn trọng lẫn nhau, xã hội sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

3. Tôn trọng người khác thể hiện điều gì?

Tôn trọng người khác thể hiện tính cách, phẩm chất của chính chúng ta: Là người được giáo dục, có văn hóa, biết cách ứng xử phù hợp và xứng đáng nhận được sự tôn trọng tương xứng.

Bởi vì khi người khác nhìn thấy hành vi mình tôn trọng người khác thì họ cũng có thiện cảm với mình và đánh giá mình là người có văn hoá, đạo đức. Còn ngược lại thì họ cúng nhìn thấy sự không văn hoá của bản thân bạn.

=> Tôn trọng người khác chính là thể hiện giá trị của chính bản thân mình.

4. Biểu hiện của tôn trọng người khác

Tôn trọng người khác có thể được có một số các biểu hiện sau đây:

  • Thể hiện sự tử tế và nhã nhặn

Sự tôn trọng thường bắt đầu từ mối quan tâm đối với cảm xúc của người khác. Khi biết quan tâm tới người ta cảm nhận như thế nào trước thái độ, hành vi của mình, bạn sẽ điều chỉnh hành vi phù hợp.

Khi còn nhỏ thì người thân luôn dạy chúng ta phải biết cư xử lễ phép. Việc cư xử phải phép nhỏ nhất là chào hỏi khi vào nhà hoặc gặp người khác. Điều này thể hiện việc bạn có tôn trọng đối phương hay không.

Ví dụ như khi bạn nhận được món quà từ cô giáo, bạn bè thì bạn nên có cách cư xử hợp lí như việc cảm ơn và không nên tỏ ra không thích hay chê bai món quà đó. Vì cư xử như vậy sẽ khiến người tặng không được tôn trọng và dần họ cũng không tôn trọng bạn.

Việc tôn trọng mọi người không phân biệt đối xử cũng vô cùng quan trọng. Chúng ta nên biết tôn trọng tất cả mọi người kể cả người quen biết và không quen biết thì cùng nên dành sự tôn trọng nhất định. Bởi qua những cách ứng xử của bản thân có thể cho họ thấy được những tính cách cũng như văn hoá của mình.

Ví dụ khi bạn đi ăn tại một nhà hàng thì phải luôn biết tôn trọng người phục vụ và cảm ơn họ. Bởi vì thái độ phục vụ của mỗi người sẽ phụ thuộc vào sự cư xử của bạn, khi bạn không tôn trọng họ thì họ cũng mất đi sự tôn trọng bạn dù vẫn phục vụ bạn. Vì thế điều hơn hết là dù chúng ta có tiền thì cũng nên tôn trọng tất cả mọi người dù là người phục vụ.

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc ý nghĩa của việc tôn trọng người khác. Tôn trọng người khác nói thì dễ nhưng để làm được cần thời gian và sự tinh ý của mỗi người. Tôn trọng người khác chính là tôn trọng chính mình, tôn trọng chính những sự quý giá mà mình được dạy dỗ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Bạn có biết rằng có rất nhiều sai lầm trong cách cư xử, thói quen cũng như hành động hàng ngày của bạn khiến giá trị của bạn mất đi, thậm chí bị người khác coi thường không?

Tôn trọng người đối diện là một trong những quy tắc ứng xử cơ bản nhất mà ai cũng phải biết, tuy nhiên vì nhiều lý do, không phải ai cũng làm được điều đấy. Nguyên nhân phần lớn là do người đó thiếu lịch sự hay không biết cách ứng xử, nhưng trong nhiều trường hợp, nguyên nhân thực tế lại nằm ở phía bạn cơ.Bạn biết chứ, có những sai lầm trong cách cư xử, hành động cũng như thói quen của bạn không chỉ làm hạ thấp bản thân bạn mà còn khiến người khác cảm thấy không tôn trọng, thậm chí là coi thường bạn. Hãy xem hành động đó là gì và thay đổi ngay từ hôm nay nhé!

Tự hy sinh mình vô ích

Hãy nhớ rằng bạn cũng có tự tôn và giới hạn riêng của bạn. Khi người khác động chạm đến bạn, nếu bạn khó chịu nhưng cứ nhẫn nhịn, người khác sẽ tiếp tục xúc phạm bạn hết lần này đến lần khác mà thôi. Đừng sợ phải nói ra điều mình không thích, bạn không thể sống mà làm vừa lòng hết tất cả mọi người đâu, chưa kể tự hy sinh mình như thế cũng đâu đồng nghĩa với việc người khác sẽ quan tâm và để ý?

Tại sao phải chịu đựng một người luôn thô lỗ và chẳng coi bạn ra gì? Nếu một ai đó cư xử theo kiểu họ chẳng quan tâm gì đến cảm nhận của bạn, điều đó có nghĩa họ thực sự nghĩ thế đấy. Đừng kiếm cớ thay cho họ nữa. Tôn trọng bản thân mình một chút đi!

Đừng chờ đợi những lời khen ngợi, khích lệ của người khác nữa. Bạn không cần bất kì ai công nhận bạn là người thế này thế kia, trong khi bạn thực sự là một người như vậy. Cũng đừng sợ bị phán xét, đánh giá. Người ta luôn có cớ để bình phẩm bạn, bất kể bạn làm gì, vì bất kì lí do gì. Ý kiến của bạn mới là quan trọng nhất, luôn luôn là như vậy!

Tại sao bạn lúc nào cũng tự động cho rằng người khác luôn đúng còn bạn sai nhỉ? Tại sao bạn lại phải chịu trách nhiệm cho mọi việc xảy ra xung quanh bạn? Sẽ không ai biết ơn bạn vì điều đó đâu, mà họ sẽ chỉ biết lợi dụng bạn, đẩy bạn vào khó khăn để họ có thể thoải mái mà thôi. Một khi chuyện đã rồi, tìm xem ai là người sai không còn là việc quan trọng nhất nữa đâu, thay vào đó hãy cùng hợp tác để tìm cách giải quyết vấn đề!

Tự tin vào bản thân mình là tốt nhưng cái gì quá cũng không tốt, tự tin quá mức sẽ biến thành tự đại. Trong một mối quan hệ, bạn chỉ cần thể hiện vừa đủ, chỉ cần là chính bạn vậy là đủ. Một khi bạn có giá trị của chính mình, bạn không cần chứng mình điều đó cho ai nữa cả.

Đừng sợ nói câu từ chối, bởi những người cố tình làm khó bạn cũng chẳng phải người tốt gì cả. Hãy nhớ nhé, với chuyện nói câu từ chối, càng đơn giản càng tốt. Rõ ràng là người ta nhờ bạn giúp đỡ, bạn không làm được, lại không biết cách từ chối, cứ giải thích đi giải thích lại, tới cuối cùng lại khiến bản thân có cảm giác mắc nợ người ta. Giúp được thì giúp, không giúp được thì từ chối. Biết cách nói câu từ chối, mới có thể sống thoải mái.

Có thể bạn đã quen với việc điều chỉnh thói quen của bản thân, tự kiềm chế cảm xúc của mình để làm người khác vui đến mức quên mất luôn bản thân mình thực sự muốn gì. Ôi, sống thế mệt mỏi lắm, mà thế là không công bằng với chính bạn nữa. Hãy thử nghe theo cảm xúc của bạn dù chỉ một lần thôi, đừng sợ làm phật lòng người khác!

Bạn chỉ là một người bình thường thôi, không phải sắt đá hay thứ gì để có thể nhẫn nhịn, chịu đựng tổn thương hết lần này đến lần khác. Bạn cho rằng tha thứ cho người khác sẽ khiến bạn dễ chịu nhưng rồi lâu dần nó sẽ trở thành gánh nặng đè bẹp bạn đấy. Bạn cần xác định rõ xem bản thân bạn có thể chấp nhận được những gì, và không chấp nhận được những gì. Một mối quan hệ dù có quan trọng đến đâu thì sự chịu đựng cũng có giới hạn của nó mà thôi. Một người chỉ biết chấp nhận mọi thứ sẽ không được tôn trọng đâu.

Chỉ vì cô đơn mà chấp nhận tạm bợ, kiếm bừa một ai đó cho mình là sai lầm rất nhiều người đang vấp phải. Bất kể mối quan hệ ấy khiến bạn buồn bã, tổn thương cả về tinh thần lẫn thể chất, bạn vẫn ép mình phải tiếp tục vì bạn đã quen với nó và vì bạn sợ phải chịu cảnh một mình. Như thế là cực kì ngu ngốc, bạn có biết không? Đến bạn còn không yêu thương bản thân bạn thì bạn còn trông chờ vào ai sẽ làm việc đó nữa đây? Tương lai còn rất dài, rồi bạn nhất định sẽ gặp được một người yêu thương và tôn trọng bạn thật lòng!

Bạn không tin rằng sự tôn trọng không nhất định phải là kết quả của hành động hay hành vi. Bạn nghĩ rằng mình nhất định phải làm gì đó cho đối phương thì mới nhận về thứ gì đó tương tự. Đúng là có cho mới có nhận thế nhưng bạn không phải cầu xin sự tôn trọng của bất kì ai cả, đây là một chuyện hiển nhiên mà bất kì người lịch sự nào cũng biết.

Theo kenh14

Video liên quan

Chủ Đề