Khủng hoảng tuổi dậy thì là gì năm 2024

Tạp chí Trẻ em Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài viết của Phan Hưng An Nhi - Học sinh Lớp 6a3 Trường Trung học Vinschool Ocean Park về câu chuyện khủng hoảng tuổi dậy thì, được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau.

Để học sinh tiếp nhận những sự thay đổi của bản thân như một điều bình thường, hiển nhiên xảy ra với lứa tuổi thì, học sinh cần có cái nhìn đúng đắn về thay đổi về cơ thể cũng như tâm lý. Để tránh việc tò mò và tìm kiếm những nguồn thông tin, cách tìm kiếm không tin cậy, thông tin có sự lệch lạc, định hướng sai về giới, về các mối quan hệ, giáo viên sẽ hỗ trợ và giúp đỡ học sinh tháo gỡ những tò mò đồng thời cung cấp cách tìm kiếm thông tin phù hợp với lứa tuổi và tránh xa những mối quan hệ không lành mạnh.

"Dậy thì có gì phải sợ!" - môn CLISE [Giáo dục phẩm chất kỹ năng] sẽ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về sức khỏe tâm lý và sinh sản tuổi vị thành niên như: thay đổi về ngoại hình, cơ thể, cách nhìn nhận một mối quan hệ, những rung động đầu đời với những người bạn. Khi có những thay đổi, học sinh sẽ có sự tò mò, ham muốn tìm hiểu và làm rõ. Vì vậy học sinh cần có phương pháp và nguyên tắc tìm hiểu lành mạnh, nhận ra tác hại những văn hóa phẩm đồi trụy, không phù hợp với lứa tuổi làm ảnh hưởng đến sự hình thành, định hướng phát triển tâm sinh lý của bản thân.

Bên cạnh đó, học sinh sẽ nhận ra được những mối quan hệ không lành mạnh, có nguy cơ dẫn đến những tổn thương về thể xác và tinh thần.

tuoidaythi

Độ tuổi bắt đầu dậy thì

- Độ tuổi dậy thì trung bình ở nữ là 11 - 12 tuổi - Độ tuổi dậy thì trung bình ở nam là 12 - 14 tuổi.

Ngoài ra vẫn có những trường hợp dậy thì sớm là từ 8 - 9 tuổi và những trường hợp dậy thì muộn hơn là từ 15 tuổi.

Thay đổi về ngoại hình và tính cách:

- Ngoại hình:

- Mọc mụn: chúng là biểu hiện của sự thay đổi hoóc - môn bên trong và phản ứng của da. Mọc ở mặt, lưng, ngực,... Không chạm lên mặt, nặn mụn bằng tay không vì làm vậy sẽ dễ gây nhiễm trùng.

- Cao lớn nhanh hơn: tăng trưởng nhanh hơn về chiều cao và kích thước

- Mọc lông: cũng như mụn, chúng ta có thể tìm thấy lông ở nhiều nơi như ở mặt, nách, cổ, vùng kín,... Chúng ta cứ để lông phát triển nhưng chúng ta vẫn phải giữ gìn vệ sinh chúng. Với những ai không thích lông thì có thể waxing tại nhà hoặc đến các cơ sở uy tín, chứ đừng nên lấy nhíp rồi nhỏ từng sợi ra nhé [vừa đau vừa làm tổn thương lỗ chân lông].

- Thay đổi giọng nói: giọng của nam sẽ trở nên trầm hơn còn của nữ sẽ cao hơn, sẽ có sự khác biệt rất nhiều

- Kết luận: sẽ không có nhiều sự thay đổi ở các đặc điểm chung này

Sự thay đổi đặc điểm chỉ có ở nữ

- Nữ sẽ có kinh nguyệt: hiện tượng chảy máu ở âm đạo vào một số ngày nhất định hàng tháng, báo hiệu việc các bạn bắt đầu có khả năng sinh sản. Để vệ sinh âm đạo, ta có thể làm sạch với nước thường mà không cần xà phòng nhưng nếu muốn sử dụng thêm những dung dịch hỗ trợ, hãy lựa chọn các sản phẩm chuyên dụng. Không nên dùng những loại xà phòng có mùi thơm nồng, gel hoặc thuốc sát trùng.

Sự thay đổi đặc điểm chỉ có ở nam

- Nam sẽ bị xuất tinh [mộng tinh]: Nam có thể bị xuất tinh khi ngủ mơ. Ngoài ra, dương vật của nam sẽ dễ bị cương cứng có thể sản xuất tinh trùng. Đây cũng là báo hiệu việc các bạn bắt đầu có khả năng sinh sản. Các bạn nên vệ sinh bằng những loại xà phòng dịu nhẹ, dùng nước ấm thay cho nước nước nóng để tránh và toàn bộ cơ thể.

- Có mùi cơ thể: Đến tuổi dậy này thì ai cũng phải biết được là cơ thể mình tỏa ra một mùi đặc trưng. Mùi từ nách, mồ hôi,... Tất nhiên mùi cơ thể không phải lúc nào cũng dễ chịu. Bạn có thể làm cơ thể thơm tho bằng cách sử dụng những loại sữa tắm có mùi thơm dịu nhẹ, lựa chọn trang phục thoải mái, dùng lăn nách, nước hoa.

- Nam sẽ có râu: Râu cũng là một dạng lông trên mặt. Râu thường chỉ xuất hiện ở nam nhưng nữ cũng có thể có. Để râu được gọn gàng, sạch sẽ ta sẽ thường dùng dao cạo chuyên dụng và bọt cạo râu. Khi cạo nhớ phải cẩn thận để tránh bị xước hoặc nhiễm trùng nhé. Nếu là lần đầu thì nên có sự trợ giúp của cha mẹ.

Thay đổi về tính cách:

- Tâm trạng thay đổi thất thường, vui buồn bất chợt.

- Ưa sự riêng tư.

- Mong muốn sống tự lập hơn.

- Dễ nảy sinh tình cảm với người cùng giới/ khác giới.

- Tự ti về bản thân.

Trẻ có thể mắc những hội chứng gì về tâm lý khi dậy thì?

Nguyên nhân: Trẻ chịu ảnh hưởng quá lớn từ việc dậy thì do thay đổi quá nhiều, các hoóc-môn sản sinh ra nhiều hơn sẽ khiến trẻ bị nhạy cảm kèm theo đó là những suy nghĩ bồng bột, độc hại sẽ khiến trẻ bị tổn thương về cả mặt tâm lý lẫn tinh thần kèm theo đó trẻ bắt đầu chống đối cha mẹ, thích làm theo cách của mình chính vì vậy nếu không có sự giúp đỡ từ cha mẹ và người thân trẻ rất dễ rơi vào tệ nạn. ​

Những căn bệnh thường mắc phải ở trẻ khi dậy thì

1. Rối loạn cảm xúc: Trẻ đang độ tuổi dậy thì thường nhạy cảm hơn, cảm xúc dễ thay đổi hơn. Rối loạn cảm xúc xảy ra khi có sự rối loạn não bộ, gây bất ổn về tinh thần như dễ chuyển từ cảm xúc hưng phấn sang ức chế một cách nhanh chóng hoặc ngược lại, thoắt buồn, thoắt vui. Biểu hiện thực thể của rối loạn cảm xúc là chán ăn, mất ngủ, gầy sút, hoạt động chậm chạp, thường xuyên mất tập trung, hay quên... Các em dễ sốc trước những lời chọc ghẹo và hay suy diễn tiêu cực…

2. Stress và trầm cảm: Do áp lực học tập và gia đình lâu ngày sẽ dẫn đến stress và trầm cảm. Khi rơi vào tình trạng này trẻ sẽ bị overthinking, sức khỏe giảm sút và mệt mỏi, căng thẳng kèm theo đó là sợ giao tiếp với xã hội, chìm đắm trong mạng xã hội và thế giới ảo. Những trường hợp nặng có thể dẫn đến ý định tự tử và làm bị thương bản thân. Nhiều bậc cha mẹ vẫn không quan tâm đến vấn đề này và thờ ơ về nó.

3. Sử dụng chất kích thích: Trẻ thường tìm đến các chất kích thích như thuốc lá, vape ,còn nặng hơn là ma túy, đá để khiến bản thân mình cảm thấy ổn hơn khi chịu áp lực.

4. Rối loạn tâm lý- hành vi tuổi dậy thì: Ở độ tuổi dậy thì, nhiều bạn trẻ sẽ cảm thấy mình kém cỏi. Tâm lý tự ti khiến trẻ e dè, ngại tiếp xúc, không thích bộc lộ và nghi ngờ khả năng của mình. Tự ti sẽ làm cho trẻ dễ rơi vào trạng thái stress, mệt mỏi,... lâu ngày sẽ mắc các hội chứng tâm lý như: trầm cảm, hoang tưởng,... Ở tuổi này thì dễ bị ảnh hưởng bởi phim bạo lực, các văn hoá đồi truỵ từ bạn bè, đây là các nguyên nhân gây ra những hành vi nghiêm trọng như trộm cắp, đua xe mạo hiểm, hỗn láo với người lớn, gây thương tích cho người khác, chống người thi hành công vụ,... với rất nhiều những nguy cơ có thể mắc phải nên các nhà phân tích thường gọi đó là khủng hoảng tuổi dậy thì.

5. Rối loạn ăn uống: Trẻ sẽ dần quan tâm tới ngoại hình, hình ảnh của cơ thể. Vậy nên sẽ mong muốn có cơ thể hoàn hảo, cân đối và trẻ em sẽ muốn sụt cân nhanh chóng. Khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ví dụ như là trẻ biếng ăn, né tránh việc ăn uống hoặc một số trẻ lại ăn vô độ.

Chủ Đề