Kinh nghiệm rút ra khi học tâm lý học

Ngành tâm lý học là gì

Tâm lý học đang là ngành học được ứng dụng phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực với nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng lớn. Tuy nhiên, ở nước ta ngành nghề này vẫn còn khá mới mẻ vì thế các bạn học sinh còn chưa thực sự hiểu ngành tâm lý học là gì, ra trường làm gì? Bài viết dưới đây Blog.TopCV sẽ giúp các bạn có được những giải đáp cụ thể về vấn đề này. 

Ngành tâm lý học là gì?

Ngành tâm lý học là gì? Tâm lý học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các hành vi, tâm trí của con người. Thông qua các nghiên cứu về diễn biến tâm lý, cách hành xử để làm rõ bản chất của con người. Trong quá trình nghiên cứu đó không những có thể giải thích mà còn chuyên sâu vào quá trình suy nghĩ cũng như lý luận các hành vi đó. 

Ngành tâm lý học là gì?

Những người nghiên cứu lĩnh vực này được gọi là nhà tâm lý học. Nhiệm vụ chính của họ là nghiên cứu các bản chất của hiện tượng, mối quan hệ giữa tâm lý với mọi hoạt động của con người. 

Ngành tâm lý học có dễ xin việc không?

Cuộc sống hiện đại với những áp lực về cuộc sống, công việc mà con người ngày càng phải đối mặt với những vấn đề có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý. Chính vì thế các nhu cầu được tháo gỡ các vấn đề tâm lý, vướng mắc đang gặp phải ngày càng cao tạo điều kiện cho sự xuất hiện các bác sĩ tâm lý có trình độ và chuyên môn. Vậy ngành tâm lý học có dễ xin việc không? 

Ngành tâm lý học là gì

Học tâm lý học bạn có rất nhiều cơ hội việc làm tại các phòng khám, tư vấn tâm lý khắp các tỉnh thành trên cả nước đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, các bạn còn có thể đảm nhận vị trí giảng dạy, nghiên cứu tâm lý tại các trường học hay trung tâm, viện nghiên cứu. 

>>> Xem thêm: Top 10 nghề “hot” nhất trong các ngành nghề khối D

Một số câu hỏi tuyển sinh ngành tâm lý học

Câu hỏi tuyển sinh ngành tâm lý học là gì? Chắc hẳn đây là băn khoăn của hầu hết các bạn sinh viên khi dự tuyển. Khi tuyển sinh ngành tâm lý học hầu hết các sinh viên đều băn khoăn các vấn đề liên quan tới ngành học như: 

  • Ngành tâm lý học thi khối gì?
  • Điểm chuẩn ngành tâm lý học là bao nhiêu?
  • Ngành tâm lý học ở trường nào?
  • Học tâm lý học có khó không?
  • Ngành tâm lý học thi khối nào?

Học tâm lý học ra làm gì? 

Tâm lý học là một trong những ngành học có nhiều cơ hội tiềm năng để phát triển sự nghiệp trong tương lai. Các sinh viên sau quá trình đào tạo sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức cũng như kỹ năng để có thể đáp ứng được những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra. 

Nhà trị liệu tâm lý hỗ trợ điều trị các vấn đề tâm lý tại các trung tâm

Một số nghề mà sinh viên tốt nghiệp có thể làm liên quan tới ngành học như:

  • Chuyên gia tâm lý học đường: Phụ trách tâm lý tại các học đường giải tỏa tâm lý, áp lực học tập cho học sinh. Đồng thời hỗ trợ phụ huynh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • Nhà trị liệu tâm lý: làm việc tại các trung tâm tư vấn và trị liệu tâm lý, bệnh viện tâm thần.
  • Nhà tư vấn tuyển dụng: vị trí giúp quản lý doanh nghiệp, hay các tổ chức đánh giá nhu cầu nhân lực. Đồng thời lên kế hoạch tuyển dụng, thực hiện phỏng vấn để tìm được ứng viên với các đặc điểm phù hợp.
  • Nhà nghiên cứu về tâm lý học: công việc của nhà nghiên cứu về tâm lý học đòi hỏi yêu cầu chuyên sâu hơn thực hiện nghiên cứu tâm lý cá nhân, nhóm xã hội. Vị trí này thường làm việc tại tổ chức, doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Các ngành nghề khối C gồm những gì? Top 5 nghề thu nhập ổn định nhất

Mức lương ngành tâm lý học ở Việt Nam

Tâm lý học cũng giống như các ngành nghề khác phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: năng lực chuyên môn, địa điểm cũng như trình độ kinh nghiệm của mỗi cá nhân. 

Mức lương ngành tâm lý phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm người thực hiện 

Trung bình mức lương ngành tâm lý học ở Việt Nam thường phổ biến ở mức từ 10 – 15 triệu/tháng. So với mặt bằng chung thì mức lương này là khá cao vì thế tuy là ngành học mới nhưng đã thu hút rất nhiều các bạn sinh viên lựa chọn. 

>>> Xem thêm: Tổng hợp những kỹ năng khi đi phỏng vấn bạn cần biết

Tố chất phù hợp với ngành tâm lý học

Tâm lý học là ngành đặc thù cần có sự đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu những thế giới ẩn sâu, phức tạp trong tâm trí của con người. Vì thế nếu muốn theo đuổi nghề nghiệp này các nhà tâm lý rất cần phải hội tụ các tố chất phù hợp với ngành tâm lý học sau:

Ngành tâm lý học cần có sự tinh ý, khéo léo và linh hoạt xử lý tình huống

  • Giao tiếp khéo léo, biết lắng nghe và chia sẻ thấu hiểu những cảm xúc và suy nghĩ của người đang đối mặt với các vấn đề liên quan tới tâm lý. 
  • Linh động và có khả năng biến hóa trong mọi tình huống để kịp thời phân tích, đưa ra các giải pháp để để xử lý các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. 
  • Có khả năng khám phá và nghiên cứu thế giới nội tâm con người để dễ dàng tư vấn và chia sẻ với khách hàng dễ dàng hơn. 

Trên đây là những thông tin cụ thể liên quan tới ngành tâm lý học. Hy vọng bài viết Ngành tâm lý học là gì sẽ sẽ giúp các bạn đang có dự định học tập có được những cái nhìn tổng quan nhất về nghề nghiệp cũng như trau dồi thêm các kỹ năng để có được sự chuẩn bị tốt nhất khi bước vào nghề. 

Nếu đang có nhu cầu tìm việc làm ngành tâm lý học các bạn không nên bỏ lỡ những thông tin hữu ích trên TopCV. Đây là chuyên trang cung cấp các thông tin tuyển dụng đa dạng ngành nghề với tốc độ nhanh chóng. Chỉ sau 1 click các bạn đã có được đầy đủ mô tả công việc mà mình yêu thích. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo thể hiện bản thân thông qua những mẫu CV ấn tượng, thu hút gây ấn tượng với đơn vị tuyển dụng. 

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Khi vật lộn với căn bệnh tâm lý của mình, đôi lúc, bạn có thể trở thành kẻ thù lớn nhất của bản thân. Không tác động nào và không một ai có thể gây hại đến bạn hơn chính bản thân bạn.

Dưới đây là những bài học rút ra từ chứng bệnh tâm lý:

1. Thật khó để tìm được những người bạn thực sự và thậm chí còn khó hơn để giữ họ khi bạn đang phải chống chọi với căn bệnh tâm lý của mình

Đôi khi sống quá nội tâm quá thật khó khăn và mệt mỏi, tới nỗi giữ gìn tình bạn không còn là một trong những điều quan trọng nhất bạn thấy cần phải làm. Nhưng khi đã tìm thấy người bạn thực sự, họ sẽ trở thành một trong những người quý giá nhất trong cuộc đời bạn, và đôi khi đó còn là những người duy nhất có thể thật sự hiểu bạn.

2. Loại bỏ những điều độc hại trong cuộc đời bạn là điều cực kỳ quan trọng

Khi vật lộn với căn bệnh tâm lý của mình, bạn có thể trở thành kẻ thù lớn nhất của bản thân. Không gì và không có ai có thể gây hại cho bạn hơn chính bạn. Vì vậy, loại bỏ tất cả những thành phần độc hại trong cuộc sống cũng như tất cả những thứ gây hại đến bạn hơn là giúp bạn trở nên tốt hơn sẽ là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm.

3. Mạnh mẽ không có nghĩa là không cảm thấy khó khăn

Xã hội thường khiến chúng ta tin rằng chúng ta phải luôn luôn hạnh phúc và khó khăn sẽ làm cho chúng ta trở nên yếu đuối. Điều này chắc chắn không đúng. Cách bạn đối phó với khó khăn mới là điều làm nên con người bạn, hoặc khiến bạn gục ngã. Nên nhớ rằng, bạn đã sống sót qua những ngày tồi tệ nhất trong cuộc đời mình. Ai nói rằng bạn không thể sống tiếp qua một vài ngày như vậy nữa chứ?

Bài học quan trọng từ chứng bệnh tâm lý. [Ảnh: Ahbinav PMP]

4. Bạn không bao giờ phải chịu đựng một mình.

Mặc dù thỉnh thoảng đúng là bạn sẽ cảm thấy thế, nhưng bạn không bao giờ thật sự “một mình”. Sẽ luôn luôn có ai đó sẵn sang lắng nghe, cho dù đó là thành viên trong gia đình, một người bạn, một nhà tâm lý hoặc kể cả một ai đó ở trung tâm tư vấn.

5. Cảm thấy không ổn là một điều hoàn toàn ổn

Bạn được phép cảm thấy tệ hại. Bạn được phép có những ngày tồi tệ. Cảm xúc của bạn hoàn toàn có lý. Đừng để bất kì ai nói điều ngược lại.

6. Yêu cầu được giúp đỡ là điều hoàn toàn bình thường

Bạn không cần phải luôn luôn nở nụ cười. Đòi hỏi sự giúp đỡ không bao giờ là dấu hiệu của sự yếu đuối mà ngược lại đó là dấu hiệu của sự mạnh mẽ. Bạn không cần phải chịu đựng một mình, và những người thân thật sự sẽ luôn ở bên cạnh để hỗ trợ bạn.

7. Ưu tiên bản thân có thể là điều tuyệt vời nhất bạn làm được

Ưu tiên bản thân và nghĩ cho bản thân, dù chỉ một lần thôi, là điều hoàn toàn chấp nhận được. Đó không phải là ích kỷ, và bạn cũng không phải là một người “tồi tệ” khi làm điều đó. Bạn đã lo lắng cho những người khác quá lâu rồi, vì vậy hãy để mình nghỉ ngơi một chút và chăm chút bản thân một lần xem nào.

Nguồn tham khảo: //themighty.com/2017/03/...

Link bài viết gốc: //beautifulmindvn.com/20...

*** Rối loạn tâm lý nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, một số trường hợp còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Khám trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý và Tâm thần học trên hệ thống Khám Từ Xa của Wellcare để được chia sẻ và tư vấn phương pháp điều trị chứng bệnh tâm lý thường gặp.

Video liên quan

Chủ Đề