Kinh tế Việt Nam đứng thứ bao nhiêu trên thế giới?

Biểu đồ xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu trong 10 năm gần đây. Ảnh đồ họa: Cục Sở hữu trí tuệ

Nền tảng của hoạch định chính sách kinh tế

Kể từ khi được thiết lập vào năm 2007, GII đã định hình chương trình đo lường ĐMST và trở thành nền tảng của hoạch định chính sách kinh tế, với việc ngày càng nhiều chính phủ phân tích một cách có hệ thống các kết quả GII hàng năm và thiết kế các phản ứng chính sách để cải thiện hiệu quả hoạt động của họ. GII cũng đã được Hội đồng Kinh tế và xã hội Liên hợp quốc công nhận trong nghị quyết năm 2019 về khoa học, công nghệ và ĐMST để phát triển như một tiêu chuẩn được công nhận nhằm đo lường ĐMST liên quan đến các mục tiêu phát triển bền vững.

GII 2022 được tính bằng giá trị trung bình của hai chỉ số phụ. Chỉ số phụ đầu vào ĐMST đánh giá các yếu tố của nền kinh tế cho phép và tạo điều kiện cho các hoạt động ĐMST và được nhóm thành 5 trụ cột: [1] Thể chế, [2] Vốn con người và nghiên cứu, [3] Cơ sở hạ tầng, [4] Trình độ phát triển của thị trường, [5] Trình độ phát triển của kinh doanh. Chỉ số phụ đầu ra ĐMST ghi nhận kết quả thực tế của các hoạt động ĐMST trong nền kinh tế và được chia thành hai trụ cột: [1] Sản phẩm tri thức và công nghệ, [2] Sản phẩm sáng tạo. Chỉ số GII dùng để đo lường, đánh giá, xếp hạng kết quả ĐMST quốc gia. GII chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, những vấn đề còn tồn tại, cơ hội và thách thức cho mỗi quốc gia.

GII năm nay cho thấy rằng, ĐMST đang ở ngã ba đường khi chúng ta thoát ra khỏi đại dịch. Trong khi đầu tư vào ĐMST tăng mạnh vào năm 2020 và 2021, nhưng triển vọng cho năm 2022 không chỉ bị đe dọa bởi những bất ổn toàn cầu mà còn tiếp tục kém hiệu quả trong năng suất đổi mới. Đây là lý do tại sao chúng ta cần chú ý hơn đến việc không chỉ đầu tư vào ĐMST, mà còn chuyển hóa nó thành tác động kinh tế và xã hội như thế nào. Cũng giống như số lượng và quy mô, chất lượng và giá trị sẽ trở nên quan trọng đối với sự thành công

Chỉ số đổi mới sáng tạo năm 2022 của Việt Nam

Theo GII 2022, Việt Nam đứng thứ 48/132 nền kinh tế, giảm 4 bậc so với năm 2021, nhưng vẫn nằm trong Top 50 và đứng thứ 2 trong nhóm 36 nền kinh tế cùng mức thu nhập [năm 2021, Việt Nam đứng thứ nhất trong 34 nền kinh tế], đứng thứ 10 trong số 17 nền kinh tế ở Đông Nam Á và châu Đại Dương. Trong khu vực, Việt Nam tiếp tục đứng thứ 4 như năm 2021 [sau Singapore, Malaysia, Thái Lan]. Mặc dù Việt Nam tăng 1 bậc vị trí xếp hạng về đầu vào ĐMST [từ 60/132 lên 59/132], nhưng lại giảm 3 bậc thứ hạng đầu ra ĐMST [từ 38/132 lên 41/132] so với năm 2021.

Liên quan đến thứ hạng của Việt Nam trong 3 năm qua, WIPO lưu ý rằng, tính sẵn có của dữ liệu và những thay đổi đối với khung mô hình GII ảnh hưởng đến so sánh hàng năm của bảng xếp hạng GII. Khoảng tin cậy thống kê đối với xếp hạng của Việt Nam trong GII 2022 là từ hạng 44 đến 49, so với năm 2011 là từ 42 đến 47. WIPO đánh giá Việt Nam có kết quả đầu ra đổi mới tốt hơn đầu vào đổi mới trong GII năm nay của Việt Nam. Năm nay, Việt Nam đứng thứ 59 về đầu vào ĐMST, cao hơn cả năm 2021 và 2020. Về đầu ra/kết quả ĐMST, Việt Nam đứng thứ 41, vị trí này thấp hơn cả năm 2021 và 2020. Dù vậy, Việt Nam vẫn đứng thứ 2 trong số 36 nền kinh tế thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp, sau Ấn Độ; đứng thứ 10 trong số 17 nền kinh tế ở Đông Nam Á, Đông Á và châu Đại Dương.

Về hiệu quả ĐMST, theo GII 2022, mối quan hệ giữa mức thu nhập [GDP bình quân đầu người] và hiệu suất ĐMST [điểm GII] cho thấy: So với GDP, hiệu quả hoạt động ĐMST của Việt Nam trên cả mong đợi về mức độ phát triển của Việt Nam. Về quan hệ giữa đầu vào ĐMST và đầu ra/kết quả ĐMST cho thấy, các nền kinh tế vượt trội đang phát huy hiệu quả các khoản đầu tư đổi mới tốn kém thành các kết quả ngày càng chất lượng cao hơn. Việt Nam tạo ra nhiều kết quả ĐMST hơn so với mức đầu tư vào ĐMST. Việt Nam đạt trên mức trung bình của nhóm thu nhập trung bình thấp trong tất cả các trụ cột GII. Việt Nam cũng đạt trên mức trung bình của khu vực Đông Nam Á, Đông Á và châu Đại Dương về sản phẩm sáng tạo.

Theo WIPO, Việt Nam đạt kết quả tốt nhất về trụ cột sản phẩm sáng tạo [vị trí thứ 35/132] và yếu kém nhất là về trụ cột nguồn nhân lực và nghiên cứu [vị trí 80/132]. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam vẫn đứng vị trí thứ 4 [như năm 2021], sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Trong số các nước ASEAN được xếp hạng, có 3 nước tăng bậc là Singapore, Indonesia và Campuchia. Thái Lan và Malaysia vẫn giữ nguyên thứ hạng.

Việt Nam có sự nổi trội trong số các quốc gia mà WIPO có hợp tác. Việt Nam đang tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. WIPO đánh giá Việt Nam có thể hướng tới nhóm 40 quốc gia/nền kinh tế hàng đầu về GII.

[BKT] Việt Nam xếp thứ 30 trong bảng xếp hạng các quốc gia hùng mạnh nhất thế giới năm 2022 của Tạp chí Mỹ US News & World Report [US News], với GDP được ước tính là 363 tỷ USD, GDP bình quân đầu người 11.553 USD [năm 2021 Việt Nam đứng thứ 47 trong số 78 quốc gia được US News đánh giá].

Việt Nam là quốc gia hùng mạnh thứ 30 thế giới. Ảnh minh họa

Xếp hạng này dựa trên điểm trung bình được tính từ 5 yếu tố liên quan đến quyền lực của một quốc gia trên sân khấu toàn cầu: Sự lãnh đạo, có ảnh hưởng kinh tế, có ảnh hưởng chính trị, liên minh quốc tế mạnh và quân đội mạnh.

Bảng xếp hạng là một phần của nghiên cứu “các quốc gia tốt nhất” mà tạp chí Mỹ thực hiện hằng năm, đánh giá 85 quốc gia dựa trên phản hồi từ 17.000 người. Theo thứ tự từ trên xuống, 5 nước mạnh nhất là: Mỹ, Trung Quốc, Nga, Đức và Vương quốc Anh. Tiếp đó là Hàn Quốc [đứng thứ 6], Nhật Bản [thứ 8], Israel [thứ 10], Ả rập Xê-út [thứ 11], Ấn Độ [thứ 13], Iran [thứ 18], Qatar [thứ 23], Singapore [thứ 26], Indonesia [thứ 32], Thái Lan [thứ 36], Philippines [thứ 45], Malaysia [thứ 46], Myanmar [thứ 49]. Đây chỉ là một trong các chỉ số xếp hạng mới nhất của Việt Nam trong đánh giá quốc tế về các khía cạnh khác nhau của đời sống quốc gia và quốc tế.

Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới [WIPO], năm 2022, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia đạt được những tiến bộ lớn nhất [tăng 20 bậc] trong thập kỷ qua, xếp vị trí 48/132 quốc gia về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu [GII] và xếp vị trí thứ 3 khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam dẫn đầu thế giới về nhập khẩu công nghệ cao; xếp hạng về đầu ra thứ 35 so với thứ 38 [năm 2021], thuộc nhóm các nền kinh tế thu nhập trung bình có tốc độ tăng trưởng hiệu suất đổi mới nhanh nhất...        

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã cải thiện nhiều chỉ số xếp hạng quốc tế quan trọng khác, như: Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu [GCI]; chỉ số Nền kinh tế có đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng toàn cầu; chỉ số Nước đáng sống nhất thế giới; chỉ số Các nước an toàn nhất; chỉ số Quốc gia hạnh phúc, chỉ số Xếp hạng bảo vệ nhà đầu tư; chỉ số các nước “tốt nhất thế giới” và chỉ số Quyền lực mềm toàn cầu [Brand Finance Global Soft Power Index Report].

Theo đánh giá của Brand Finance, Việt Nam đã phát huy tương đối tốt mọi khía cạnh của quyền lực mềm, đặc biệt là sự hội nhập của Thương hiệu quốc gia Việt Nam và các thương hiệu sản phẩm hàng đầu. Uy tín quốc gia của Việt Nam trong năm qua đã tăng lên phần lớn nhờ chủ trương và phản ứng nhanh nhạy của Chính phủ, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu trong và ngoài nước cũng như sự năng động, nỗ lực của doanh nghiệp Việt Nam.

Đặc biệt, từ năm 2021, Việt Nam đã chính thức được xếp vào nhóm các nền kinh tế có “tự do trung bình” [Moderately Free], với điểm tổng thể của Việt Nam là 61,7 điểm [cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới], là nền kinh tế tự do đứng thứ 17/40 quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đứng thứ 90/184 nền kinh tế trên thế giới trong bảng xếp hạng Chỉ số tự do kinh tế [Index of Economic Freedom 2021] của Heritage Foundation [Mỹ].

Bên cạnh các chỉ số về kinh tế, theo khảo sát và đánh giá của Liên hợp quốc, chỉ số phát triển bền vững [SDG] của Việt Nam đã liên tục gia tăng từ vị trí 88 vào năm 2016 lên 57 vào năm 2018 và 49 vào năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống dưới 3% vào năm 2020, với mức giảm trung bình là trên 1,4% mỗi năm.  

Việt Nam đã đạt được sự tiến bộ trong xếp hạng của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới [WIPO] - cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc. Năm 2021, Việt Nam được WIPO xếp thứ 44 tức nằm trong khoảng tin cậy [từ khoảng 42 đến 47] của thứ hạng này.

Theo công bố xếp hạng các nền kinh tế tốt nhất để đầu tư của Tạp chí US News, Việt Nam xếp thứ 8 trong top 20 nền kinh tế tốt nhất để đầu tư năm 2019, tăng từ vị trí 23 của năm 2018.

Cũng trong năm 2019, Việt Nam ở vị trí thứ 23 trên tổng số 137 lực lượng quân sự trên thế giới trong bảng xếp hạng Sức mạnh quân sự toàn cầu của Global Firepower, dựa trên hơn 55 tiêu chí để tính điểm…

Nhìn chung, dù đa dạng và khác nhau về thời điểm song các chỉ số xếp hạng quốc tế của Việt Nam đều có xu hướng chung được cải thiện và góp phần củng cố vị thế quốc tế của Việt Nam. Đây là minh chứng khẳng định uy tín và vai trò ngày càng được nâng cao của Việt Nam trên trường quốc tế.

Những xếp hạng quốc tế này cũng không tự nhiên mà có được. Đó là kết quả chuỗi nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn thể hệ thống chính trị và nhân dân cả nước, với tinh thần “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” trong suốt bao năm qua; là kết quả của quá trình Đảng thống nhất và trực tiếp lãnh đạo toàn diện hệ thống chính trị, toàn quân và toàn dân ta tiến hành công cuộc cách mạng, bảo vệ tổ quốc, đổi mới và xây dựng đất nước đầy nỗ lực, bền bỉ và kiên định, với sự triển khai đồng bộ nhiều chính sách cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; sửa đổi các quy định pháp luật; thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng hiện đại, minh bạch, tạo sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng cho doanh nghiệp và tiệm cận với chuẩn mực quốc tế theo yêu cầu của WTO và các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tham gia; nhận diện và giải quyết hiệu quả hơn các khó khăn, thách thức, tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu..

Đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, toàn diện và trực tiếp của Đảng là nguyên tắc nền tảng xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước nói chung, kinh tế của Việt Nam nói riêng, với những điểm nhấn nổi bật là xây dựng nền dân chủ, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện chính sách ngoại giao độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, đối tác tin cậy, trách nhiệm vì mục tiêu hòa bình, hợp tác, phát triển; hướng đến con người, lấy con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực và mục tiêu của phát triển…

Tất cả tạo cộng lực và là động năng mạnh mẽ để giúp Việt Nam phát triển kinh tế bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh vĩ mô và vi mô, nâng cao đời sống người dân, đóng góp vào sự thịnh vượng chung của khu vực và thế giới trong thời kỳ mới…/.

Chủ Đề