Kinh tuyến và vĩ tuyến là gì

Trên Trái Đất hay các hành tinh hoặc thiên thể hình cầu, vĩ tuyến là một đường tròn nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ. Trên Trái Đất, đường tròn này có hướng từ đông sang tây. Vị trí trên vĩ tuyến được xác định bằng kinh độ. Một vĩ tuyến luôn vuông góc với một kinh tuyến tại giao điểm giữa chúng. Các vĩ tuyến ở gần cực Trái Đất có đường kính nhỏ hơn.

Có 5 vĩ tuyến đặc biệt trên Trái Đất. Bốn vĩ tuyến được định nghĩa dựa vào mối liên hệ giữa góc nghiêng của Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời. Vĩ tuyến thứ năm, xích đạo, nằm giữa hai cực. 5 vĩ tuyến đó là

  • Vòng Bắc cực [66° 33' 38" vĩ bắc]
  • Hạ chí tuyến [23° 26' 22" vĩ bắc]
  • Xích đạo [0° vĩ bắc]
  • Đông chí tuyến [23° 26' 22" vĩ nam]
  • Vòng Nam Cực [66° 33' 38" vĩ nam]

Hạ chí tuyến và đông chí tuyến là các ranh giới phía bắc và phía nam của vùng đất trên Trái Đất có thể thấy được Mặt Trời đi qua đỉnh đầu trong ít nhất một thời điểm trong năm. Vòng cực bắc và vòng cực nam là ranh giới của vùng xung quanh cực Trái Đất, nơi có thể nhìn thấy Mặt Trời trong suốt ít nhất một ngày giữa mùa hè trong năm.

Các vĩ tuyến là các đường tà hành, nhưng ngoại trừ xích đạo, chúng không phải là vòng tròn lớn, và do đó không chứa các cung là quãng đường ngắn nhất giữa các điểm, ngược với những gì nhìn thấy trên một số bản đồ nơi chúng được vẽ bằng các đường thẳng. Các chuyến bay trên bắc bán cầu giữa các điểm có cùng vĩ độ sẽ đi theo đường ngắn nhất trông giống một đường cong lệch về phía bắc trên các bản đồ như trên.

Các cung trên vĩ tuyến trên Trái Đất đôi khi được dùng làm biên giới giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Một vài vĩ tuyến được dùng như biên giới:

Kinh tuyến là một nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền hai Địa cực, có độ dài khoảng 20.000 km, chỉ hướng bắc-nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo. Mặt phẳng của kinh tuyến 0° [chạy qua đài quan sát thiên văn tại Greenwich thuộc Luân Đôn] và kinh tuyến 180°, chia Trái Đất ra làm hai bán cầu – Bán cầu đông và Bán cầu tây.

Các kinh tuyến nối liền các cực từ là các kinh tuyến từ, những kinh tuyến nối liền các Địa cực thì gọi là các kinh tuyến địa lý, còn các đường kinh tuyến vẽ trên bản đồ – là các kinh tuyến họa đồ. Kinh tuyến này còn được gọi là kinh tuyến địa lý, để phân biệt với kinh tuyến địa từ là giao tuyến giữa bề mặt Trái Đất và mặt phẳng đi qua đường thẳng nối các cực địa từ Bắc và Nam.

Kinh tuyến gốc 0 độ đi qua đài thiên văn Greenwich ở ngoại ô thủ đô Luân Đôn nước Anh. Có 360 kinh tuyến, người ta dựa vào kinh tuyến để chia Trái Đất thành 12 múi giờ.

Lý thuyết hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí Địa lí 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến

Quảng cáo

- Kinh tuyến là các đường nối cực Bắc với cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.

- Vĩ tuyến là các vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu, song song với đường Xích đạo.

- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến được đánh số 0°, đi qua Đài thiên văn Grin-uých ở ngoại ô Luân Đôn [Anh].

- Vĩ tuyến gốc hay Xích đạo [0°], chia quả Địa Cầu thành hai bán cầu: bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

2. Tọa độ địa lí

- Kinh độ của một địa điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.

- Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.

- Tọa độ địa lí của một điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên bản đồ hay quả Địa Cầu.

- Cách viết toạ độ địa lí của 1 điểm: kinh độ trên, vĩ độ dưới hoặc kinh độ trước, vĩ độ sau.

hoặc [200T, 100B]

- Khi biết tọa độ địa lí, ta có thể xác định được vị trí của bất kì địa điểm nào trên quả Địa Cầu và bản đồ.

Ví dụ: Xác định tọa độ địa lí của một số địa điểm

3. Lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

Kinh tuyến và vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song cách đều nhau. Các kinh tuyến, vĩ tuyến vuông góc với nhau.

Hình bên trái: Kinh tuyến là những đường thẳng chụm lại ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm.

Hình bên phải: Kinh, vĩ tuyến gốc là những đường thẳng; các kinh, vĩ tuyến còn lại là những đường cong.

Sơ đồ tư duy hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

  • Trả lời câu hỏi mục 1 trang 114 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Dựa vào thông tin bài học và hình 1.1, em hãy xác định: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông, các kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam.
  • Trả lời câu hỏi mục 2 trang 115 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Quan sát hình 1.2, hãy xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D.
  • Trả lời câu hỏi mục 3 trang 115 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Dựa vào nội dung mô tả lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới [hình 1.3 a], hãy mô tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của các hình còn lại [hình 1.3 b và 1.3 c]. Hình 1.3 a có "Kinh tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau. Vĩ tuyến cũng là những đường thẳng song song và cách đều nhau. Các kinh tuyến, vĩ tuyến vuông góc với nhau".
  • Giải bài luyện tập trang 116 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Dựa vào hình 1.4, em hãy hoàn thành các nhiệm vụ sau: 1. Mô tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ trên. 2. Tìm trên bản đồ các vĩ tuyến: - Vòng cực Bắc, vòng cực Nam. - Chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam. 3. Xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D. Giải bài vận dụng trang 116 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Dựa vào bản đồ hành chính Việt nam, em hãy xác định và ghi ra tọa độ trên đất liền 4 điểm cực: cực Bắc, cực Nam, cực Đông và cực Tây của lãnh thổ nước ta.

Chủ Đề