Làm lễ cúng rằm tháng 7 như thế nào năm 2024

TPO - Rằm Tháng 7 (Tết Trung Nguyên) là một trong những dịp lễ trọng theo quan niệm dân gian. Vào Rằm tháng 7, mâm cơm cúng thể hiện lòng thành kính trời Phật, gia tiên và thể hiện tình thương đối với chúng sinh.

Rằm tháng 7 Âm lịch theo truyền thống được người Việt Nam coi là ngày xá tội vong nhân, cũng là dịp lễ Vu Lan báo hiếu - theo quan niệm Phật giáo nhằm hướng về tổ tiên, cội nguồn, về các đấng sinh thành, thể hiện tình thương yêu đối với mọi chúng sinh.

Truyền thống cúng Rằm tháng 7 ở Việt Nam xuất phát từ niềm tin rằng vào tháng 7 âm lịch, Diêm vương sẽ mở Quỷ môn quan cho phép các vong hồn trở lại dương gian thăm chốn cũ, người xưa.

Dịp này, các gia đình soạn lễ để mời người đã khuất. Mỗi gia đình sẽ có một mâm cơm cúng Rằm tháng 7 với đầy đủ các món mặn, ngọt.

Mâm lễ cúng Phật

Theo quan niệm của Phật giáo rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, là dịp để báo hiếu, để con cháu nhớ tới công ơn của ông bà, cha mẹ. Vì thế, những gia đình theo đạo Phật sẽ không thể bỏ qua nghi lễ cúng Phật. Lễ Vu Lan xuất phát từ điển tích tôn giả Mục Kiền Liên cứu độ mẫu thân, ngài khuyến khích các gia đình thực hành nghi lễ này hàng năm.

Mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả được chuẩn bị đơn giản để cúng Phật, nên cúng vào ban ngày. Các món ăn chay trong mâm lễ cúng Phật thường có: giò, chả chay, nem chay hoặc nem nấm, canh nấm hoặc rau củ quả, đậu hũ...

Nếu dùng hoa tươi, các gia đình nên chọn hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… tránh dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

Làm lễ cúng rằm tháng 7 như thế nào năm 2024

Mâm lễ cúng Phật thường có hoa sen.

Mâm cúng gia tiên

Đối với mâm lễ cúng gia tiên thường sắp xếp "trên chay dưới mặn" tức là trên hoa quả, dưới là cỗ mâm mặn. Các món ăn nấu tùy theo điều kiện gia đình, các món ăn cần đa dạng, tươi sạch để thể hiện lòng thành kính, biết ơn tổ tiên.

Mâm cúng mặn thường gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm... Kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép,...

Khi bày mâm cúng, nếu người cúng là trưởng tộc thường cúng xôi gà và 9 bát xếp chồng lên nhau, 9 đôi đũa. Nếu không có gà thì một miếng thịt hoặc một khoanh giò.

Làm lễ cúng rằm tháng 7 như thế nào năm 2024

Mâm cỗ chay được chuẩn bị vào Rằm tháng 7.

Số lượng bát xếp trên mâm cỗ phụ thuộc vào người cúng là con trưởng hay con thứ, tượng trưng cho các đời trong dòng tộc. Nếu là con trưởng trong nhà sẽ cúng một mâm cơm, tùy tâm và điều kiện, có ít cúng ít, có nhiều cúng nhiều, nhưng không thể thiếu 7 cái bát chồng lên nhau. Nếu không phải con trưởng thì cúng một mâm cơm gồm nhiều đồ ăn và 5 chiếc bát tượng trưng cho ngũ đại đồng đường, xếp 5 bát chồng lên nhau.

Mâm cúng chúng sinh

Lễ cúng chúng sinh thường có gạo muối, cháo trắng, hoa quả, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, nước, ba ly cốc nhỏ, ba cây nhang, hai ngọn nến nhỏ. Lễ cúng chúng sinh không nên làm lễ mặn vì theo quan niệm có thể khơi dậy tham, sân, si.

Mâm cúng chúng sinh phải được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà. Gia chủ đọc văn khấn hoặc bài cúng nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Khi lễ cúng chúng sinh xong gạo và muối được vãi ra sân hoặc ngoài đường, vàng mã được đem đốt.

Làm lễ cúng rằm tháng 7 như thế nào năm 2024
Làm lễ cúng rằm tháng 7 như thế nào năm 2024

Mâm lễ cúng chúng sinh không nên làm lễ mặn vì có thể khơi dậy tham, sân si.

Theo truyền thống xưa, các gia đình sẽ mua quần áo chúng sinh bằng giấy nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...).

Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến cáo không nên sử dụng vàng mã, tránh lãng phí. Đồng thời, Giáo hội cũng cấm đốt vàng mã trong các cơ sở thờ tự. Phật giáo Việt Nam có tính nhập thế khi được du nhập vào Việt Nam, vì thế các chùa thường tổ chức lễ cúng chúng sinh.

Ngoài việc chuẩn bị những mâm cỗ chỉn chu, mỗi gia đình còn chú trọng lựa chọn hoa cúng sao cho phù hợp. Các loại hoa được ưu tiên lựa chọn trong ngày này là hoa sen, hoa ngọc lan, hoa cúc vàng, hoa mẫu đơn, hoa hồng. Loại hoa không nên dâng lên bàn thờ cúng Rằm tháng 7 là hoa giả, hoa dâm bụt, hoa đại (hoa sứ), hoa nhài và hoa phong lan.

Rằm tháng 7 là lễ cúng truyền thống của người đạo Phật Giáo. Vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch hằng năm, các gia đình thường bày mâm cúng để bày tỏ lòng biết ơn đối với Trời Phật, tổ tiên và cầu chúng sanh sớm được siêu thoát. Cùng Tiki Blog tìm hiểu ngay về cúng Rằm tháng 7 như thế nào là chuẩn và đầy đủ nhất nhé!

\>>> Xem thêm: Giựt cô hồn là gì?

Rằm tháng 7 là ngày gì? Rằm tháng bảy 2023 vào ngày nào?

Rằm tháng 7 năm 2023 rơi vào thứ tư, ngày 30/8 dương lịch. Từ lâu, cúng rằm tháng 7 đã trở thành lễ cúng quan trọng hằng năm của những gia đình theo đạo Phật, nhưng “Rằm tháng 7 là ngày gì?” thì không phải ai cũng biết.

Rằm tháng 7 được bắt nguồn từ Trung Quốc vào thời hậu Đông Hán, một Đạo giáo đã đưa ra quan niệm, tiết Trung Nguyên (kéo dài từ 1/7 – 30/7 âm lịch) là thời điểm Quỷ Môn Quan được Diêm Vương mở cửa. Ngày 1/7 là ngày mở cửa quỷ môn – đây là thời điểm mà các vong hồn có thể rời quỷ môn, tự do đi đến trần gian. Ngày 30/7 là ngày đóng cửa quỷ môn – ngày mà các vong hồn buộc phải quay về quỷ môn.

Cũng vì thế mà ngày rằm tháng 7 còn được gọi là ngày “Xá tội vong nhân”, “Cúng cô hồn”,… bởi trong thời gian Quỷ Môn Quan mở cửa, các vong hồn chết oan, không có người thân thờ phụng sẽ được phép lên trần gian nhận sự cúng tế và bố thí của người trần. Cúng rằm tháng 7 là dịp mà nhà nhà thường bày mâm cúng với nhiều lễ vật, để thể hiện lòng thành kính với Trời Phật, biết ơn với ông bà tổ tiên và hướng hồi công đức cho những vong linh vất vưởng. Ngoài ra, đối với Phật Giáo Việt Nam, ngày rằm tháng 7 còn được lấy làm ngày lễ Vu Lan, dịp những người con báo hiếu với đấng sinh thành.

Làm lễ cúng rằm tháng 7 như thế nào năm 2024
Ngày rằm tháng 7 còn được gọi là ngày cúng “Xá tội vong ân” (Nguồn: Internet)

Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào tốt?

Dù Rằm tháng 7 rơi vào ngày 15/7 âm lịch hằng năm. Nhưng cúng Rằm tháng 7 có thể diễn ra từ ngày 2/7 đến trước 12 giờ trưa ngày 15/7 âm lịch. Việc lựa chọn ngày cúng còn tùy thuộc vào điều kiện và lịch sinh hoạt riêng của mỗi gia đình. Tuy nhiên, cần lưu ý ưu tiên những ngày/giờ hoàng đạo để cúng như ngày 2, 7, 8, 12, 14, tránh những ngày hắc đạo như ngày 3, 6, 10, 13. Dù gia chủ chọn cúng ngày nào, thì điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm, biết ơn của gia chủ gửi đến Trời Phật, tổ tiên.

Làm lễ cúng rằm tháng 7 như thế nào năm 2024
Rằm tháng 7 năm 2023 là ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa đến? (Nguồn: Internet)

Cúng Rằm tháng 7 giờ nào đẹp, tốt cho gia chủ?

Ngoài việc chọn ngày cúng tốt, thì giờ cúng rằm cũng rất quan trọng. Dưới đây là ngày và giờ hoàng đạo cúng Rằm tháng 7 đẹp mà bạn nên tham khảo:

Ngày tốtGiờ hoàng đạoNgày 2/7 âm lịch (17/8/2023 dương lịch)Dần: 3:00-4:59, Mão: 5:00-6:59, Tỵ: 9:00-10:59, Thân: 15:00-16:59, Tuất: 19:00-20:59, Hợi: 21:00-22:59Ngày 7/7 âm lịch (22/8/2023 dương lịch)Tí: 23:00-0:59, Sửu: 1:00-2:59, Mão: 5:00-6:59, Ngọ: 11:00-12:59, Thân: 15:00-16:59, Dậu: 17:00-18:59Ngày 8/7 âm lịch (23/8/2023 dương lịch)Dần: 3:00-4:59, Mão: 5:00-6:59, Tỵ: 9:00-10:59, Thân: 15:00-16:59, Tuất: 19:00-20:59, Hợi: 21:00-22:59Ngày 12/7 âm lịch (27/8/2023)Sửu: 1:00-2:59, Thìn: 7:00-8:59, Ngọ: 11:00-12:59, Mùi: 13:00-14:59, Tuất: 19:00-20:59, Hợi: 21:00-22:59Ngày 14/7 âm lịch (29/8/2023)Dần: 3:00-4:59, Mão: 5:00-6:59, Tỵ: 9:00-10:59, Thân: 15:00-16:59, Tuất: 19:00-20:59, Hợi: 21:00-22:59Bảng Ngày tốt và giờ hoàng đạo cúng Rằm tháng 7 năm 2023

\>> Xem thêm:

  • Bàn thờ gỗ đẹp, hiện đại, đơn giản, giá tốt
  • Tượng, bài vị Thần Tài thổ địa, đẹp, hiện đại, giá tốt

Nghi lễ cúng Rằm tháng 7 đúng nhất

Nghi lễ cúng Rằm tháng 7 sẽ bao gồm 3 nghi lễ chính sẽ diễn ra lần lược, cụ thể như sau:

  • Nghi lễ cúng Phật: Lễ cúng Phật thường diễn ra vào buổi sáng. Sau khi mâm cúng được bày biện đầy đủ, gia chủ thắp ba nén nhang và đọc văn khấn, sau đó chắp tay vái ba lần để tỏ lòng thành.
  • Nghi lễ cúng gia tiên: Gia chủ sẽ thắp ba nén hương và đọc văn khấn mời tổ tiên thụ lộc, sau đó vái ba lần. Khi hết một tuần hương thì đọc văn khấn hóa vàng, đồ giấy để tri ân những người thân đã khuất.
  • Nghi lễ cúng vong linh và chúng sinh: Trước khi cúng, gia chủ sẽ thắp hương và vái ba lần rồi đọc văn khấn, sau đó chắp tay và vái ba lần nữa. Khi hết tuần hương thì vãi gạo, muối ra sân và đốt vàng mã kèm theo lời đọc văn khấn.

Khung giờ thực hiện từng nghi lễ trong cúng rằm tháng 7:

  • Cúng Phật: Cúng vào buổi sáng
  • Cúng gia tiên: Cúng vào 10 – 11h.
  • Cúng cô hồn: Cùng từ 17h – 19h
    Làm lễ cúng rằm tháng 7 như thế nào năm 2024
    Cách cúng Rằm tháng 7 đúng nhất (Nguồn: Internet)

Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 gồm những gì?

Theo truyền thống dân gian, mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 gồm có:

Mâm lễ cúng Phật Rằm tháng 7

Mâm lễ cúng Phật rằm tháng 7 thường là mâm cỗ chay tịnh gồm các món chay ngon hay hoa quả, nhằm thể hiện sự kính trọng với các chư phật, tránh sát sinh vướng vào vòng nhân quả. Một số lễ vật mà mâm cúng Phật thường có như:

  • Món chay: Cơm chay, xôi chè, xôi lạc, món xào chay, canh rau củ,…
  • Hoa tươi: Hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa huệ,… (lưu ý: tránh dùng các loại hoa dại hay hoa tạp)
  • Nước cúng: Nước lọc hoặc nước trà
  • Nhang, đèn.
    Làm lễ cúng rằm tháng 7 như thế nào năm 2024
    Mâm cỗ chay cúng Phật Rằm tháng 7 (Nguồn: Internet)

Mâm lễ cúng thần linh và gia tiên vào rằm tháng 7

Trong lễ cúng gia tiên, mâm cơm sẽ được chuẩn bị như cách cúng bình thường, tùy thuộc vào hoàn cảnh và sở thích của gia đình. Món ăn trong mâm có thể là chay hoặc mặn đều được. Miễn sao mâm cúng được tươm tất, giúp gia chỉ bày tỏ tự biết ơn, trân trọng đối với thần linh và ông bà gia tiên. Một số lễ vật mà mâm cúng gia tiên ngày Rằm tháng 7 thường có:

  • Món ăn: Tùy vào khẩu vị và điều kiện gia đình. Gợi ý một số món ăn trên mâm cúng: gà luộc, xôi đậu, bò kho, bánh chưng, nem chả, trái cây,…
  • Hoa tươi: Hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa huệ,… (lưu ý: tránh dùng các loại hoa dại hay hoa tạp)
  • Nước cúng: Nước trà, nước lọc hoặc rượu
  • Nhang, đèn, vàng mã.

\>> Xem thêm: 3 Cách luộc gà ngon, mềm, nguyên con, không bị rách da

Làm lễ cúng rằm tháng 7 như thế nào năm 2024
Mâm cỗ cúng gia tiên vào Rằm tháng 7 (Nguồn: Internet)

Mâm cúng Rằm tháng 7 ngoài trời – cúng chúng sinh

Cúng Rằm tháng 7 không thể thiếu mâm cúng chúng sinh (cúng cô hồn) dành cho các vong linh không nơi nương tựa. Mâm cúng này giúp gia chủ bố thí, hướng hồi công đức cho các vong linh. Một số lễ vật mà mâm cúng chúng sinh ngày Rằm tháng 7 thường có:

  • Món ăn: Cháo trắng nấu loãng, bánh kẹo, bỏng ngô, đường thẻ, mía, khoai, bắp luộc, xôi,…
  • Nước cúng: Nước trà, nước lọc hoặc rượu
  • Lễ vật: Tiền lẻ
  • Nhang, nến, vàng mã.

\>> Xem thêm: 2 Cách nấu xôi đậu xanh nước cốt dừa bằng nồi cơm điện

Làm lễ cúng rằm tháng 7 như thế nào năm 2024
Mâm cỗ cúng vong linh và chúng sinh (Nguồn: Internet)

Văn khấn Rằm tháng 7 đầy đủ nhất 2023

Văn khấn là phần không thể thiếu trong buổi cúng rằm tháng 7. Mỗi bài văn khấn dành cho mỗi đối tượng, thời điểm, lĩnh vực khác nhau sẽ có nội dung khác nhau. Nội dung này sẽ giúp gia chủ truyền tải lời khẩn cầu, tâm nguyện của mình đến chín phương trời mười phương phật và các vị hương linh quá cố. Do đó, gia chủ cần chú ý lựa chọn văn khấn phù hợp và thành tâm khi đọc văn khấn, để thể hiện sự tôn trọng đối với Trời Phật, gia tiên.

Văn khấn cúng Phật, thần linh

Dưới đây là văn khấn cổ truyền Việt Nam dùng để khấn cúng Phật, thần linh ngoài trời trong ngày cúng Rằm tháng 7:

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

(Lạy 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy……. (Gia chủ thêm Ngày tháng năm lúc cúng vào phần này)

Tín chủ chúng con là….. (Gia chủ thêm Họ và tên của mình vào phần này)

Ngụ tại……. (Gia chủ thêm Địa chỉ nhà mình vào phần này)

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản

cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và

tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám. Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân

được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức

lớn lao nay không biết lấy gì đền báo. Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong

nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng

hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

(Lạy 3 lạy)

Làm lễ cúng rằm tháng 7 như thế nào năm 2024
Văn khấn cúng Rằm tháng 7 (Nguồn: Internet)

Văn khấn cúng gia tiên Rằm tháng 7

Dưới đây là văn khấn cổ truyền Việt Nam dùng để khấn tổ tiên trong nhà vào ngày cúng Rằm tháng 7:

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

(Lạy 3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười

phương.

– Con kính lạy Tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh

Tín chủ chúng con là….. (Gia chủ thêm Họ và tên của mình vào phần này)

Ngụ tại……. (Gia chủ thêm Địa chỉ nhà mình vào phần này)

Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy……. (Gia chủ thêm Ngày tháng năm lúc cúng vào phần này) nhân gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con nhớ đến Tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân, vàng bạc, thắp nén tâm hương,thành tâm kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo,

Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả hương hồn

trong nội tộc, ngoại tộc của họ…………., cúi xin các vị thương xót cháu con,

linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con

cháu mạnh khoẻ bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng

long, hướng về chính giáo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

(Lạy 3 lạy)

Văn khấn chúng sinh Rằm tháng 7

Dưới đây là văn khấn cổ truyền Việt Nam dùng để khấn chúng sinh, hi vọng chúng sinh sớm đầu thai trong nhà vào ngày cúng Rằm tháng 7:

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà, bày lễ và cúng ngoài trời.

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

(Lạy 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Di Đà

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng – che làn heo may

Cô hồn năm bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn

Dù rằng: chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn, chết ốm đâu

Chết đâm chết chém chến đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn, chết đao binh

Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hòa hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:………… (Gia chủ thêm Họ và tên của mình vào phần này)

Vợ/Chồng:……………… (Gia chủ thêm Họ và tên vợ/chồng của mình vào phần này)

Con trai:………………… (Gia chủ thêm Họ và tên con gái của mình vào phần này)

Con gái:……………… (Gia chủ thêm Họ và tên con trai của mình vào phần này)

Ngụ tại:…………… (Gia chủ thêm Địa chỉ nhà của mình vào phần này)

Văn khấn cúng Thần Tài tại cơ quan, công ty, cửa hàng Rằm tháng 7

Dưới đây là văn khấn cổ truyền Việt Nam dùng để khấn cúng Thần Tài trong ngày Rằm tháng 7 tại cơ quan, cửa hàng, công ty:

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

(Lạy 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là………………………………………………………….

Ngụ tại………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm……………………………….

Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị. Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

(Lạy 3 lạy)

Làm lễ cúng rằm tháng 7 như thế nào năm 2024
Văn khấn rằm tại công ty, cơ quan, cửa hàng (Nguồn: Internet)

Văn khấn cúng chúng sinh tại cơ quan, công ty, cửa hàng Rằm tháng 7

Dưới đây là văn khấn cổ truyền Việt Nam dùng để khấn cúng chúng sinh ngắn gọn trong ngày Rằm tháng 7 tại cơ quan, cửa hàng, công ty:

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

(Lạy 3 lạy)

Kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát

Kính lạy Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả

Kính lạy ngài Bản Cảnh Thành Hoàng

Kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa

Kính lạy ngài Bản Gia Táo quân và tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm…………………………….

Tín chủ con là………………………………………………………….

Ngụ tại……………………………………………………………….

Thành tâm kính xin nhân ngày xá tội vong nhân, âm cung mở cửa ngục ra cho phép vong linh các cô hồn không nơi nương tựa, không mồ không mả, lẩn khuất ở gốc cây, bụi cỏ, xó chợ, đầu đường, không manh áo mỏng, đêm ngày lang thang, quanh năm đói rét cơ hàn, dù rằng chết vì lý do gì đều được về đây thụ hưởng lễ vật của tín chủ thỉnh mời cơm canh, cháo bỏng, trầu cau, gạo muối, quả thực hoa đăng tiền vàng, quần áo đủ màu đỏ xanh. Phù hộ cho tín chủ và toàn gia người người khỏe mạnh, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, điều lành đưa tới, điều dữ mang đi.

Cẩn cáo!

(Cúi lạy 3 lần)

Rằm tháng 7 nên cúng gì và kiêng cúng gì?

Vào Rằm tháng 7, có một số lưu ý về việc nên cúng và kiêng cúng như sau:

  • Nên cúng: Hoa tươi, trà, trái cây, xôi, hương, đồ chay…
  • Kiêng: Thịt mèo, chó, rắn, mắm, tỏi…
    Làm lễ cúng rằm tháng 7 như thế nào năm 2024
    Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 tuyệt đối không sử dụng thịt chó, mèo… (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi cúng Rằm Tháng 7

Để việc cúng Rằm tháng 7 diễn ra thuận lợi, tươm tất, nhằm thể hiện được sự thành kính, biết ơn của mình đối với Trời Phật, tổ tiên, gia chủ cần lưu ý một số điều sau đây.

  • Vào ngày Rằm tháng 7, trước khi cúng tại nhà, gia chủ nên đến chùa cúng Vu Lan.
  • Thực hiện lễ cúng tại nhà theo thứ tự: cúng Phật trước, sau đó cúng thần linh, gia tiên và cuối cùng là cúng chúng sinh.
  • Mâm cúng chúng sinh trong ngày Rằm tháng 7 nên đặt trước sân và ngoài cổng, lưu ý không đặt trong nhà.

Hy vọng bài viết trên đã mang lại những thông tin bổ ích xoay quanh việc cúng Rằm tháng 7 cho bạn và gia đình mình. Đừng quên ghé thăm Tiki – Trang thương mại điện tử uy tín hàng đầu để hưởng nhiều ưu đãi cực khủng.