Làm sao để trẻ sơ sinh rụng lông

Trẻ con mới sinh ra thường cơ một lớp lông tơ hay còn gọi là lông măng, lông cáy để bảo vệ làn da. Tuy nhiên, lớp lông này quá dày có thể khiến bé bị ngứa ngáy, khó chịu và có thể khiến da bé bị viêm. Do vậy, các mẹ có thể áp dụng các cách làm rụng lông măng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả tại nhà. Dưới đây là những phương pháp vô cùng hiệu quả cho bé và dễ dàng thực hiện cho mẹ.

Lông măng ở trẻ sơ sinh từ đâu?

Lông măng hay còn gọi là lông tơ, lông cáy, lông đẹn… thường xuất hiện vào tuần 18 và 20 của thai kì. Lớp lông măng giúp giữ ấm trẻ trong tử cung của người mẹ, bảo vệ làn da trẻ trước những tổn thương của nước ối. Hơn nữa, khi còn trong bụng mẹ, sự di chuyển của lông măng giúp kích thích sự phát triển của trẻ.

Sau khi chào đời, lớp lông măng này vẫn chưa rụng hết, tập trung nhiều ở lưng, vai, trán, mặt và một số trẻ sơ sinh tập trung nhiều ở vùng tai. Điều này khiến nhiều mẹ cảm thấy lo lắng và hốt hoảng vì điều này. Tuy nhiên, mẹ không cần phải lo vì thông thường lớp lông măng này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ và sẽ tự biến mất khi trẻ được 1 tuổi, trong một vài trường hợp có thể kéo dài đến 2 -3 năm.

Lông măng ở trẻ sơ sinh có tự rụng không?

Một số trẻ sau khi sinh còn lại rất ít lông do lông măng đã rụng gần như hoàn toàn khi cong trong bụng mẹ. Tuy nhiên, một số trẻ thì khi sinh ra vẫn còn nguyên bộ lông này, khoảng 1 – 3 năm thì lông tơ sẽ tự rụng hết mà không cần tới bất kỳ một tác động nào.

Một số nguyên nhân khiến trẻ không tự rụng lông măng như thiếu một số enzym nhất định, lượng natri trong cơ thể thấp khiến cho lông tơ không tự rụng được. Trong trường hợp đặc biệt khác, lông măng của trẻ không rụng bớt mà còn mọc dày và dài hơn do mắc phải tình trạng tăng sản thượng thận bẩm sinh. Bệnh lý này là kết quả của sự rối loạn hormon vỏ thượng thận do thiếu hụt một số enzym. Trong đó, sự giảm bất thường hormon aldosteron hoặc cortisol, khiên tăng bài tiết androgen, gây kích thích sự phát triển của lông và tóc.

Làm rụng lông măng cho trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian

Lông măng tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhưng lớp lông này đôi khi lại khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không ngon giấc. Mặt khác, lớp lông dày trên da bé đôi khi gây thiếu thẩm mỹ. Để loại bỏ lớp lông lông măng trên da bé, bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp vô cùng đơn giản và hiệu quả dưới đây:

Tắm nước lá trầu không cho trẻ sơ sinh

Lá trầu không là một loại lá rất dễ kiếm và hoàn toàn lành tính đối với làn da của trẻ sơ sinh. Lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng và chứa nhiều tinh dầu. Loại lá này có tính sát khuẩn rất cao, nấu loại lá này tắm cho bé có tác dụng giảm ngứa, giảm sưng tấy, khử mùi hôi, chống dị ứng và chữa các bệnh ngoài da cho bé.

Cách chế biến nước tắm lá trầu không cho bé vô cùng đơn giản:

  • Bước 1: Lá trầu không đem rửa sạch, vò nát và xay nhuyễn, có thể kết hợp cùng 1 quả cau nhỏ, cho vào nồi, thêm nước sạch và đun sôi.
  • Bước 2: Mẹ lấy phần nước sôi pha thêm nước lạnh để tắm cho bé, mẹ cần đảm bảo nhiệt độ nước đạt 35 – 38 độ C.
  • Bước 3: Dùng khăn mềm, lau nhẹ nhàng những vùng có nhiều lông măng. Để khử mùi trầu không, mẹ có thể dùng chanh tươi và nước ấm để tráng lại người cho bé. Tắm cho bé bằng nước lá trầu không hàng ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Tắm cho trẻ bằng lá đậu ván

Đậu ván không chỉ biết đến là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có tác dụng tẩy lông măng vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bố mẹ nên chọn những lá đậu có kích thước vừa phải, không quá non, có màu xanh tự nhiên để tắm cho trẻ rồi đem rửa sạch.
  • Bước 2: Chế thêm nước sạch và đun sôi trong khoảng 7 – 10 phút. Mẹ lấy phần nước sôi hòa thêm cùng nước lạnh để tắm cho trẻ, cần đảm bảo nhiệt độ nước tắm trẻ luôn đạt 35 – 38 độ C.
  • Bước 3: Dùng tay miết nhẹ trên da bé thì lông măng sẽ rụng đi đáng kể
  • Bước 4: Sau khi tắm xong cho bé với nước lá đậu ván, mẹ có thể dùng nước ấm để tráng lại người cho bé.

Một tuần, mẹ nên tắm cho bé 2 -3 lần để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá vông

Lá vông có tính kháng khuẩn và loại bỏ rất tốt bã nhờn trên da, vì thế loại lá này thường được các mẹ lựa chọn để tắm cho bé sơ sinh giúp làm rụng lông măng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bố mẹ lấy một ít lá vông rửa sạch, cho thêm 1 ít nước rồi đun sôi và để nguội.
  • Bước 2: Dùng khăn mềm thấm nước và chà nhẹ nhàng lên những vùng da có lông măng ở trẻ.

Mẹ thực hiện cho bé hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tắm cho bé bằng cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi hay còn gọi là cây cỏ mực, giàu vitamin và chất kháng sinh giúp chống lại các chất kích thích mọc lông nên đem lại hiệu quả cao trong việc làm rụng lông măng cho trẻ sơ sinh. Cây nhọ nồi mọc nhiều ở các bờ ruộng, kênh mương nên rất dễ tìm và không gây bất kỳ kích ứng nào cho da bé.

Cách làm:

  • Bước 1: Giã nát một nắm cây cỏ mực với nước, lọc lấy nước cốt
  • Bước 2: Mẹ dùng khăn bông mềm thấm nước cốt và bôi trực tiếp lên vùng da có lông măng của trẻ.
  • Bước 3: Chờ khoảng 20 – 30 phút cho hoạt chất ngấm vào da rồi tắm lại cho bé bằng nước ấm.

Xem thêm: Mẹ nên tắm gì cho trẻ để lông măng nhanh rụng?

Một số cách khác để làm rụng lông măng cho trẻ sơ sinh

Bên cạnh các biện pháp làm rụng lông măng cho trẻ sơ sinh bằng các biện pháp dân gian, mẹ có thể áp dụng 4 cách sau đây để làm rụng lông măng cho trẻ sơ sinh:

Massage cho bé bằng dầu oliu. Trước khi tắm, mẹ bôi một lớp dầu oliu mỏng lên da bé và massage nhẹ nhàng cho bé. Cách này ngoài tác dụng giúp lông tơ trên da bé biến mất mà còn mang lại cho bé cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Tắm cho trẻ bằng hỗn hợp sữa và bột nghệ. Mẹ làm cách này cho bé khoảng 2 – 3 lần/ tuần có thể giúp làm rụng lông măng cho bé rất tốt. Tuy nhiên, khi tắm cho bé với hỗn hợp này, mẹ cần cẩn thận để tránh bột nghệ dính vào mắt và miệng trẻ.

Tắm với bột mì. Tránh chà xát mạnh lên da bé khiến bé bị đau khi tiếp xúc trực tiếp bột mì với lông.

Tắm cho bé với hỗn hợp bột đậu lăng, hạnh nhân và sữa. Hỗn hợp này ngoài tác dụng loại bỏ lông măng còn làm da bé sáng và mịn hơn.

Lưu ý khi làm rụng lông măng cho trẻ sơ sinh

Khi tắm cho bé bằng các loại lá để làm rụng lông măng, mẹ nên chú ý đến nguồn gốc của các loại lá. Các nguyên liệu phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trước khi nấu nước lá tắm cho bé, mẹ nên ngâm lá với nước muối từ 5 – 7 phút để loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn bám trên lá. Mẹ phải đảm bảo nguyên liệu sạch, không có chứa hóa chất mới được dùng để tắm cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý đến tỷ lệ nước và tỷ lệ lá để đạt hiệu quả cao nhất.

Da trẻ sơ sinh còn rất mỏng và nhạy cảm, vì vậy mẹ không nên dùng nhíp để nhổ hay cạo lông măng để tránh trường hợp gây viêm da cho bé.

Nếu thấy lông măng mọc từng nhúm ở lưng, đặc biệt là dọc vùng xương sống thì mẹ tuyết đối không được chủ quan,nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám vì rất có thể bé đang có những bất thường về thần kinh.

Bài viết trên đây cung cấp kiến thức cho mẹ về các cách làm rụng lông măng cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà. Hy vọng qua bài viết này mẹ nắm được những mẹo nhỏ này để lông măng ở trẻ sơ sinh rụng hết vừa an toàn lại hiệu quả.

Khi trẻ sinh ra hầu như trẻ nào cũng có lông tơ, lông măng, mức độ nhiều ít tùy thuộc vào từng bé.

Phương pháp tắm cho trẻ sơ sinh nhanh rụng lông bằng các loại lá được nhiều bà mẹ lựa chọn bởi có thể làm tại nhà và an toàn. Vậy tắm lá gì để rụng lông cho trẻ sơ sinh? Những điều thắc mắc của các bà mẹ về tắm lá gì, tắm như thế nào sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Lông tơ ở trẻ sơ sinh có từ đâu?

Lông măng [lông tơ] là gì? Đây là lớp lông có trên người của trẻ sơ sinh. Vào tuần 18 - 20 của thai kỳ, lớp lông tơ được hình thành trên người trẻ sơ sinh. Tên khoa học của loại lông tơ này là lanugo. Lớp lông tơ cùng với lớp gây trắng này có tác dụng bảo vệ cho làn da trẻ tránh được những thiệt hại gây ra bởi dịch nước ối.

Cần tắm lá gì để rụng lông tơ cho trẻ sơ sinh? 

Có một số trẻ lớp lông tơ này sẽ rụng dần và rụng gần hết khi vẫn còn đang nằm trong bụng mẹ. Tuy nhiên, cũng có nhiều trẻ lớp lông tơ này không rụng và vẫn còn nguyên vẹn cho tới khi chào đời. 

Lớp lông tơ này có ở nhiều bộ phận trên cơ thể như mặt, tay, lưng, vai… thậm chí có trẻ lông mọc ở vành tai nhiều và dài như tóc. Tuy nhiên, lông tơ này lại không hề ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ mà chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Bởi vì những đám lông tơ mọc dày đặc không đẹp mắt tí nào. Vì vậy sẽ khiến cho nhiều bà mẹ trẻ hốt hoảng và lo lắng. Nên các bà mẹ thường băn khoăn tắm lá gì để rụng lông cho trẻ sơ sinh? 

Lông măng ở trẻ sơ sinh có tự rụng không?

Theo bác sĩ và các chuyên gia thì lông tơ ở trẻ sơ sinh không phải là điều đáng lo ngại vì nó không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ. Đây là lớp lông tơ bắt đầu mọc ở 3 tháng cuối của thai kỳ và thường thấy ở tay, vai, lưng, trán và ở cả vành tai…

Lớp lông này sẽ không tồn tại lâu trên cơ thể trẻ mà thông thường khoảng 5 tuần sau sinh lông sẽ rụng dần. Có một số trường hợp lông tơ sẽ tiếp tục phát triển và chỉ rụng hết khi trẻ được 2 - 3 tuổi. Vì vậy khi thấy lông tơ của con chưa rụng thì các bà mẹ cũng không nên quá lo lắng. Vì lớp lông này cũng không gây cản trở hay khó chịu gì đối với trẻ nên cũng không cần tẩy lông cho trẻ bằng mọi cách. Nhưng có một điều khiến các bà mẹ lo lắng đó là về mặt thẩm mỹ vì nhìn thấy lông không rụng nên chỉ sợ sẽ theo trẻ suốt đời. Vì vậy nhiều bà mẹ tìm kiếm cách tắm lá gì cho trẻ sơ sinh rụng lông càng nhanh càng tốt. 

Top 4 loại lá giúp rụng lông tơ ở trẻ sơ sinh

Như đã phân tích ở trên, lông tơ sẽ dần rụng đi khi trẻ chào đời được khoảng 2 tháng. Có một số trẻ lớp lông tơ này sẽ kéo dài tới 2 năm mới rụng hết. Tuy nhiên, các bà mẹ thì rất sốt ruột khi nhìn thấy những đám lông tơ này cứ tồn tại lâu trên cơ thể trẻ. Có bà mẹ chọn cách tẩy lông theo khoa học, có bà mẹ chọn cách tẩy lông bằng các loại lá theo phương pháp dân gian. Các bà mẹ xưa thường chọn các loại lá tắm cho trẻ để làm rụng lông đồng thời làm mát da giảm bớt rôm sảy. Tuy vấn đề này vẫn chưa được khoa học chứng minh về hiệu quả nhưng đây là cách được nhiều bà mẹ áp dụng và được cho là có hiệu quả.

Tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh

Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lá trầu không có tính sát khuẩn cao. Lá trầu không được nấu lên để tắm cho trẻ sơ sinh sẽ có tác dụng giảm sưng tấy, khử mùi hôi, chống dị ứng, giảm ngứa ngáy và có thể chữa được một số bệnh ngoài da.

Nhiều bà mẹ vẫn chọn cách tắm lá để lông tơ rụng nhanh hơn

Cách tắm lá trầu không cho trẻ cũng khá đơn giản, chỉ cần lấy lá trầu giã nát cùng với một quả cau dùng phần nước vừa chắt được pha với nước ấm. Lưu ý khi lấy lá trầu nên chọn những lá còn xanh, sạch sẽ không bị héo úa hay sâu bệnh. Dùng khăn xô thấm nước lau lên da cho trẻ cho rụng bớt lông sau đó tắm lại bằng nước đun sôi để nguội. Lau lại cơ thể cho trẻ bằng khăn mềm.

Tắm lá đậu ván giúp trẻ sơ sinh nhanh rụng lông

Lá cây đậu ván cũng là một trong những loại được các bà mẹ chọn dùng để tắm cho trẻ sơ sinh rụng lông tơ. Chọn những lá đậu còn tươi xanh, sạch sẽ rửa sạch đun sôi với nước. Khi nấu nước lá đậu ván nên cho vào một chút muối và vò nát lá đậu. Lọc lấy phần nước trong pha với nước sạch hoặc nước đun sôi để nguội sao cho nước vừa ấm phù hợp với làn da non nớt của trẻ. Dùng nước này để tắm cho trẻ rụng bớt lông tơ. Sau khi tắm bằng nước lá đậu ván xong thì tắm lại cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội rồi lau người cho trẻ bằng khăn xô mềm.

Tắm lá vông cho trẻ sơ sinh

Đối với lá vông cũng nên chọn những lá còn tươi xanh không bị sâu hay héo úa. Cần rửa sạch sẽ và ngâm nước muối 5 - 10 phút để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn để tránh gây ngứa cho trẻ. Hãy vò nát lá vông trước khi đem nấu nước. Nấu cho đến khi nước chuyển màu để nguội bớt lọc lấy phần nước trong. Hòa nước vừa nấu với nước đun sôi để nguội cho vừa tắm thì tắm cho trẻ. Vì da trẻ rất mỏng manh nên chú ý pha nước để không làm ảnh hưởng tới trẻ. Cách thử nước vừa độ thì bạn lấy mu bàn tay đặt xuống nước thấy vừa ấm là được.

Dùng cây cỏ mực để làm rụng lông cho trẻ sơ sinh

Cây cỏ mực còn có tên gọi khác là cây nhọ nồi. Loại cây này có nhiều tên gọi khác nhau ở từng địa phương. Cây cỏ mực mọc ở nhiều nơi trên cánh đồng, bờ ruộng, vườn, bờ ao… Dân gian thường dùng loại cỏ mực này để làm rụng lông tơ cho trẻ sơ sinh. Cách làm cũng khá đơn giản ai cũng có thể áp dụng được. Chỉ cần hái một nắm lá cỏ mực sạch không sâu bệnh, héo úa đem về rửa sạch vò kỹ và cho vào nồi nấu sôi lên. Sau đó bạn chắt lọc lấy phần nước trong pha với nước đun sôi để nguội vừa ấm để tắm cho trẻ như tắm bình thường. Sau khi tắm xong lau khô bằng khăn mềm.

Cần lưu ý điều gì khi cho bé tắm nước lá?

Da của trẻ sơ sinh còn non nớt và mỏng manh sẽ có một lớp lông gọi là lông tơ. Theo kinh nghiệm dân gian thường dùng các loại lá cây để tắm cho trẻ nhanh rụng lớp lông tơ này. Đó là những loại lá cây như cỏ mực, đậu ván, lá trầu…

 Tắm các loại lá trầu, cỏ mực, lá vông... làm rụng lông tơ cho trẻ

Để đảm bảo an toàn cho làn da trẻ, vì vậy khi tắm loại nước lá cần lưu ý những vấn đề sau: Khi chọn lá nên chọn những loại lá tươi xanh không bị sâu bệnh hay vàng úa. Lá được rửa thật sạch dưới vòi nước để đảm bảo hết các loại vi khuẩn. Lá được nấu sôi và lọc lấy phần nước trong pha với nước đun sôi để nguội rồi tắm cho trẻ. Không nên chà xát lên da vì da trẻ còn rất mỏng manh. Trước khi cho trẻ tắm, nên thử nhiệt độ để đảm bảo không lạnh quá, không nóng quá làm bỏng da trẻ. 

Để đảm bảo an toàn cho trẻ, mẹ có thể thử bằng cách thoa nước lên một vùng da trẻ, nếu không có vấn đề gì hãy tắm cho trẻ. Không nên quá lạm dụng sử dụng nhiều loại lá hay dùng liên tục vì có thể gây ảnh hưởng đến cấu tạo da trẻ.

Nếu lông mọc thành từng cụm lớn thì nên theo dõi và đưa trẻ đi khám vì đây có thể là dấu hiệu của rối loạn thần kinh.

Khoa học chưa chứng minh tác dụng của việc tắm lá để làm rụng lông tơ cho trẻ sơ sinh. Việc chọn tắm lá gì để rụng lông cho trẻ sơ sinh đều là dựa theo kinh nghiệm dân gian. Vì cách làm này cũng không ảnh hưởng tới sức khỏe của con nên được nhiều bà mẹ tin dùng. Không phải tất cả những loại lá trên đều phù hợp với các trẻ nên trước khi dùng các mẹ hãy thử trước để đảm bảo an toàn cho con. Những thông tin trên đây hy vọng sẽ giúp các mẹ có cái nhìn toàn diện về việc tẩy lông cho trẻ.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề