Tư cách lưu trú có hạn trong bao lâu

Từ tháng 1 năm 2016, mã số cá nhân là cần thiết cho các thủ tục hành chính về an sinh xã hội, thuế, các biện pháp phòng chống thiên tai. Bắt đầu từ tháng 10 năm 2015, cư dân nước ngoài có giấy thường trú cũng đươc thông báo mã số cá nhân lần lượt. Bạn có thể nhận thẻ mã số cá nhân [thẻ IC] bằng cách gửi đơn đăng ký gửi kèm với thẻ thông báo thông qua đường bưu điện vv từ tháng 1 năm 2016 trở đi.

※Đối với người nước ngoài, thời hạn có hiệu lực của thẻ mã số cá nhân là thời hạn lưu trú ghi trên thẻ ngoại kiều [ngoại trừ người có visa cấp độ chuyên nghiệp cao số 2, người vĩnh trú và người vĩnh trú đặc biệt]. Do đó, trong trường hợp đang gia hạn thời gian lưu trú, hoặc trường hợp thời hạn lưu trú hết trước ngày dự định giao thẻ mã số cá nhân thì, sau khi nhận được visa mới, hãy tiến hành thủ tục xin cấp thẻ mã số cá nhân.

Mã số cá nhân sẽ sử dụng suốt cuộc đời, nên hãy bảo quản cẩn thận.

Trong bối cảnh số lượng người nước ngoài nhập cư vào Nhật Bản đang gia tăng hàng năm, nhu cầu về một hệ thống cơ sở cung cấp các dịch vụ hành chính cơ bản đối với cư dân người nước ngoài giống như người Nhật cũng tăng dần.

Do đó, để tăng cường sự tiện lợi cho cư dân người nước ngoài và hợp lý hóa của cơ quan hành chính phố, quận,huyện, xã, giống như người Nhật, cư dân người nước ngoài cũng được trở thành đối tượng của luật đăng ký cư trú cơ bản, 「Luật sửa đổi một phần của luật đăng ký thường trú cơ bản」 được thành lập tại Quốc Hội lần thứ 177 và công bố vào ngày 15 tháng 7 năm 2009, thực thi từ ngày 9 tháng 7 năm 2012.

Theo luật này, cư dân người nước ngoài cũng được cấp giấy thường trú và từ ngày 8 tháng 7 năm 2013, hệ thống đăng ký thường trú cơ bản [JUKI Net] và thẻ đăng ký thường trú cơ bản[JUKI Card)cũng đã bắt đầu được triển khai và vận dụng.

Tại chế độ đăng ký thường trú cơ bản, cư dân người nước ngoài khi chuyển tới thành phố, quận, huyện khác thì cũng cần phải làm thủ tục chuyển đi tại toà thị chính ở nơi cũ, sau đó làm thủ tục chuyển đến ở toà thị chính mới đến.

Ngoài ra, khi chuyển ra nước ngoài ở cũng cần phải làm thủ tục chuyển đi.

Tham khảo chi tiết taị đây

Những người không có quốc tịch Nhật bản và là người được liệt kê ở cột bên trái của bảng dưới đây, có địa chỉ trong khu vực quận, huyện, thành phố.

[1]Người lưu trú trung và dài hạn
(Người được cấp thẻ ngoại kiều)

[2] Người vĩnh trú đặc biệt

[3] Người được cấp phép tị nạn tạm thời hoặc người được phép lưu trú tạm thời

[4] Người sinh đẻ tại Nhật bản hoặc Người bị mất quốc tịch

Ngoại trừ những người nước ngoài lưu trú tại Nhật Bản với tư cách ngoại giao-công vụ, thời hạn ngắn và những người có thời hạn lưu trú dưới 3 tháng.

Thẻ ngoại kiều sẽ được cấp cùng với sự cho phép lưu trú căn cứ theo quy định luật nhập cảnh sau khi sửa đổi.

Người vĩnh trú đặc biệt được quy định bởi luật nhập cảnh đặc biệt.

Giấy chứng nhận vĩnh trú đặc biệt sẽ được cấp dựa trên các quy định của luật nhập cảnh đặc biệt sau khi sửa đổi.

Theo quy định của luật nhập cảnh, người được phép nhập cảnh để tị nạn tạm thời là những người nước ngoài trên tàu thuyền có khả năng là dân tị nạn, đáp ứng đủ yêu cầu [người tị nạn tạm thời], hay những người lưu trú bất hợp pháp thực hiện thủ tục xin visa tị nạn, đáp ứng những yêu cầu nhất định [người được phép tạm trú tạm thời].

Trong trường hợp như vậy, giấy phép tị nạn tạm thời hoặc giấy tạm trú tạm thời sẽ được cấp.

Người nước ngoài được lưu trú tại Nhật bản do sinh đẻ hoặc mất quốc tịch Nhật bản.

Theo quy định luật nhập cảnh, những người như trên sẽ được lưu trú trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày phát sinh sự việc mà không cần tư cách lưu trú.

  • Sau khi sửa đổi luật, các hộ gia đình đa quốc gia [gia đình hình thành bởi người nước ngoài và người Nhật bản] được nắm bắt bởi 2 luật riêng biệt là luật đăng ký cư trú cơ bản và luật đăng ký người nước ngoài đã được cải thiện, việc nắm bắt thông tin thành viên gia đình chính xác hơn, và có thể cấp bản sao giấy thường trú với tất cả các thành viên trong gia đình vv.
  • Hệ thống đăng ký thường trú cơ bản là cơ sở xử lý nghiệp vụ hành chính liên quan đến cư dân, những thủ tục như chuyển đến, các loại dịch vụ hành chính, bảo hiểm y tế quốc dân được đơn giản hóa bằng phương thức tích hợp hóa.
  • Qua sự trao đổi thông tin giữa bộ trưởng bộ tư pháp và thị trưởng quận, huyện, thành phố thì gánh nặng về các thông báo của cư dân nước ngoài với Bộ tư pháp [Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương] và quận, huyện, thành phố đã được giảm nhẹ.

Trong luật đăng ký người nước ngoài thông thường, không chỉ trong trường hợp thay đổi địa chỉ, mà cả trường hợp thay đổi tên, tư cách lưu trú, thời gian lưu trú vv... cần phải nộp đơn thay đổi cho thị trưởng quận, huyện, thành phố, và thủ tục gia hạn lưu trú hoặc thay đổi tư cách vv... cần phải thực hiện tại cục xuất nhập cảnh, vì vậy sau khi nhận được giấy phép từ Bộ trưởng bộ tư pháp, cư dân nước ngoài phải nộp thêm đơn xin thay đổi với thị trưởng quận huyện thành phố nơi sinh sống.

Tuy nhiên, sau khi sửa đổi luật đăng ký thường trú cơ bản, khi cư dân người nước ngoài tiến hành các thủ tục như thay đổi tên hay tư cách lưu trú tại cục xuất nhập cảnh theo quy định của luật nhập cảnh, thì cần phải thay đổi hạng mục liệt kê trong giấy lưu trú, vì vậy Bộ trưởng bộ tư pháp sẽ thông báo cho thị trưởng quận huyện thành phố nơi cư dân nước ngoài đang lưu trú để sửa đổi thông tin. Do đó sẽ giảm gánh nặng làm thủ tục sửa đổi của cư dân nước ngoài và việc đăng ký thông tin hành chính sẽ được bảo đảm chính xác hơn.

Ngoài ra, theo quy định của luật nhập cảnh sửa đổi, cư dân người nước ngoài có nghĩa vụ thông báo nơi cư trú với Bộ tư pháp thông qua thị trưởng quận, huyện, thành phố, và việc làm thủ tục chuyển đến, chuyển đi vv... sẽ được coi là đã thông báo. Sau đó, quận, huyện, thành phố sẽ thông báo những thông tin địa chỉ đã thay đổi với Bộ trưởng bộ tư pháp.

Tại trung tâm tổng đài này, chúng tôi hỗ trợ phiên dịch ngôn ngữ cho người nước ngoài để làm những thủ tục liên quan đến hệ thống đăng ký thường trú cơ bản tại văn phòng tòa thị chính. Xin hãy sử dụng tự nhiên.

1] Số điện thoại 0570-066-630(Navi dial)
03-6436-3605(Sử dụng cho một số thiết bị và điện thoại IP không kết nối được số điện thoại ở trên) 2] Thời gian tiếp nhận 8:30 ~ 17:30 3] Thời hạn hoạt động Từ ngày 1 tháng 4 năm 2022 đến ngày 31 tháng 3 năm 2023
[Ngoại trừ thứ 7 chủ nhật, ngày cuối năm đầu năm] 4] Ngôn ngữ đối ứng 11 ngôn ngữ: tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Indonesia, tiếng Tagalog, tiếng Nepal.

Giấy chứng nhận tư cách lưu trú Certificate of Eligibility [COE]. Là một loại tư cách pháp luật trong luật nhập cảnh của Nhật Bản. Những người có tư cách lưu trú này sẽ được phép tham gia những hoạt động nhất định theo quy định trong khi sinh sống tại Nhật. Giấy chứng nhận tư cách lưu trú COE do Cục Xuất Nhập Cảnh Nhật Bản cấp, đây là giấy tờ quan trọng đối với những bạn có ý định lưu trú tại Nhật trong khoảng thời gian 3 tháng trở lên. Nếu không có giấy chứng nhận COE bạn sẽ bị trục xuất về nước.

Những trường hợp cần xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú

Đối với những trường hợp sang Nhật với Visa ngắn hạn [15 ngày, 30 ngày, hay 90 ngày] thì không cần phải xin giấy COE:

  • Đi du lịch
  • Đi sang Nhật họp hành, công tác ngắn hạn
  • Thăm người thân bên Nhật

Những trường hợp đi Nhật với Visa dài hạn trên 90 ngày thì bắt buộc phải xin Giấy chứng nhận tư cách lưu trú COE:

  • Đi du học Nhật Bản
  • Đi xuất khẩu lao động sang Nhật
  • Định cư tại Nhật
  • Sang Nhật làm việc một thời gian dài

Quy trình cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú COE

  • B1: Nộp đầu đủ hồ sơ đã chuẩn bị trước đó cho cục xuất nhập cảnh
  • B2: Cục xuất nhập cảnh cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn
  • B3: Xin thị thực [Visa]
  • B4: Bên phía cục xuất nhập cảnh thông báo kết quả

Nếu bạn muốn biết chi tiết hơn về quy định và thủ tục xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú COE thì có thể truy cập trực tiếp website của Cục Xuất Nhập Cảnh Nhật Bản [Tiếng Anh] [tại đây]

Thời gian xin COE mất bao lâu?

Thời gian xin tư cách lưu trú Nhật Bản [COE] khoảng từ 2 đến 3 tháng tính từ ngày công ty tiếp nhận và nộp hồ sơ lên Cục Xuất Nhập Cảnh. Đối với Visa theo diện lưu trú này thì thời hạn lưu trú kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, và cứ sau 1 năm sẽ phải làm thủ tục để gia hạn lại một lần.

Xin tư cách lưu trú mới

  • Đối với Du học sinh: Thời gian tính từ khi nộp hồ sơ lên cục xuất nhập cảnh và thời gian đợi thông báo sẽ mất khoảng 2 đến 3 tháng
  • Đối với Tu nghiệp sinh, thực tập sinh, kỹ sư: Với trường hợp này việc hoàn thiện hồ sơ và nộp lên cục xuất nhập cảnh sẽ do công ty và nghiệp đoàn tiếp nhận bạn đi Nhật tiến hành làm thủ tục. Thời gian hiệu lực của Visa kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, khi hết visa phải tiến hành gia hạn tiếp
  • Không mất phí nộp cho Cục Xuất Nhập Cảnh

Gia hạn tư cách lưu trú

Đối với những bạn đi sang Nhật theo diện du học sinh, lao động phổ thông, với thời hạn kéo dài từ 1 năm trở lên sẽ phải tiến hành gia hạn Visa để có thể tiếp tục ở lại Nhật làm việc và học tập. Mỗi diện lưu trú sẽ có thời hạn khác nhau:

  • Du học sinh là 1 năm 3 tháng
  • Thực tập sinh tư cách lưu trú thường là 6 tháng
  • Diện kỹ sư là 1 năm…

Khi hết hạn bạn cần phải gia hạn visa để tiếp tục học tập và làm việc tại Nhật. Nếu không gia hạn bạn sẽ bị trục xuất về nước.

Chi phí gia hạn nộp cho cục Xuất Nhập Cảnh khoảng :4000 yên. Sau 15 ngày đến 1 tháng bạn sẽ nhận được thông báo kết quả từ phía Cục Xuất Nhập Cảnh

Chuyển đổi tư cách lưu trú

Đối tượng: Những bạn du học sinh đã hoàn thành khóa học và muốn chuyển sang dạng tư cách của người đi làm, hoặc kết hôn với người Nhật và chuyển sang dạng gia đình: Chi phí đổi tư cách lưu trú: 4000 yên.

Nội dung: Trong thời gian lưu trú tại Nhật, nếu người nước ngoài muốn thay đổi mục đích lưu trú sẽ cần phải làm thủ tục để thay đổi Tư cách lưu trú phù hợp với mục đích lưu trú mới.

Đối với những trường hợp như trên thì việc xin cấp giấy phép sẽ được gọi là ”Xin thay đổi tư cách lưu trú”. Chi phí phải nộp cho Cục xuất nhập cảnh là 4.000 yên

Những thắc mắc thường gặp

Có thể nộp đơn xin gia hạn từ thời gian nào?

Trả lời: Bạn có thể nộp đơn trước khi hết thời hạn tư các lưu trú 3 tháng. Cần lưu ý gia hạn trước khi hết thời gian lưu trú, bởi khi đó bạn sẽ bị coi là lưu trú bất hợp pháp.

Cục quản lý xuất nhập cảnh nghỉ làm việc những ngày nào?

Trả lời: Tại Nhật Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ nghỉ làm vào ngày cuối tuần [Thứ 7, chủ nhật]. Ngày nghỉ lễ và tết dương lịch [29/12 đến 3/1]

Có thể về Việt Nam trong thời gian nộp đơn xin gia hạn tư cách lưu trú không?

Trả lời: Trong thời gian bạn nộp đơn xin gia hạn tư cách lưu trú, bạn hoàn toàn có thể về Việt Nam tuy nhiên bạn sẽ phải quay lại Nhật trước khi hết thời hạn. Khi nộp đơn bạn sẽ được đóng dấu là đang ở trong thời hạn cấp xét visa. Đồng thời bạn cần đưa ra lý do hợp lý cho việc về nước của mình.

Quên gia hạn tư cách lưu trú đồng thời hết thời hạn tư cách lưu trú thì phải làm thế nào?

Trả lời: Bạn cần nhanh chóng đến cục quản lý xuất nhập cảnh để nộp đơn xin gia hạn tư cách lưu trú. Với trường hợp trên, dựa theo điều 71 khoản 2 của luật nhập cảnh Nhật Bản thì bạn có thể sẽ bị xử phạt với 2 hình thức là cải tạo 1 năm, hoặc đóng phạt 20 vạn yên tùy theo mức độ nghiêm trọng.

Trên đây là những thông tin về Giấy chứng nhận tư cách lưu trú ở Nhật Bản. Nếu bạn còn những vấn đề gì thắc mắc và lo lắng, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp một cách chính xác nhất. Chúc các bạn thành công!.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 [Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS]

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề