Làm sao để xỏ khuyên không đau

Cách xỏ khuyên tai bằng kim chỉ là một trong những phương pháp truyền thống. Đây được xem là phương pháp xỏ khuyên tai khá an toàn và đơn giản, dễ thực hiện và điều quan trọng là xỏ lỗ tai bằng kim chỉ sẽ không gây ra những biến chứng thường thấy như sử dụng phương pháp súng bấm hiện đại.

Cách xỏ khuyên tai bằng kim chỉ không đau

Chỉ với 200 nghìn đồng một chiếc súng bấm lỗ tai, bạn có thể mở hiệu hành nghề bấm lỗ tai. Tuy nhiên sau mỗi lần bấm 10 nghìn đó, bạn luôn phải chìm trong cảm giác lo sợ và đau đớn. Bởi khi dùng súng bấm, tốc độ bấm rất nhanh và mạnh, điều này sẽ tác động trực tiếp vào các mô da. Dù chỉ tốn 2s để căn vị trí bấm và bóp cò nhưng sẽ gây đau nhức một thời gian khá lâu.

Bởi thử hỏi một ngày chiếc súng bấm ấy bắn lỗ tai cho bao nhiêu người? Dụng cụ bấm được vệ sinh thường xuyên không?.. không chỉ vậy bạn có thể dễ dàng quan sát thấy hầu hết các cửa hàng khi hành nghề đều không đeo gang tay bảo vệ vệ sinh, chiếc khuyên bấm kim loại được sử dụng đi sử dụng lại, dùng từ người này sang người khác.

Do đó, việc sử dụng súng bấm lỗ tai như gián tiếp rước bệnh vào cơ thể. Đó là chưa kể đến việc rỉ máu, dính máu tại khuyên bấm, nó dễ dàng gây lây nhiễm các bệnh về da, về máu. Chỉ với 10 nghìn đồng trong 1 giây nhưng bạn có nguy cơ tiền mất tật mang lúc nào không hay.

Trong khi đó, cách xỏ khuyên tai bằng kim chỉ có thể mất nhiều thời gian hơn nhưng về độ đau và độ an toàn có thể đảm bảo hơn. Khi dùng kim chỉ sẽ mang đến cho bạn "nỗi đau kiến cắn" chỉ giống như bạn đi tiêm nhưng rồi sẽ nhẹ nhàng qua đi.

Hơn nữa, khi xỏ lỗ tai bằng kim thì dụng cụ cũng rất đơn giản, sẵn có trong nhà. Đặc biệt khâu vệ sinh dụng cụ diễn ra rất nhanh và an toàn, chỉ cần một cây kim được hơ qua lửa. Bạn hoàn toàn có thể tự mình làm, bởi nó chỉ đau như vết kiến cắn, cơn đau không kéo dài lâu vì nó không làm tổn hại nhiều đến mô da.

Không nên xỏ khuyên tai bằng súng bấm

Bấy lâu có rất nhiều bạn thắc mắc liệu xỏ khuyên tai bằng kim chỉ có chảy máu không? Có đau không? Cách thực hiện như thế nào để an toàn và không gây biến chứng mưng mủ, nhiễm trùng. Sau đây, Doisongvn sẽ chia sẻ cách xỏ khuyên tai bằng kim tại nhà đơn giản mà không đau.

Bước 1: Dùng một cây kim chỉ mới, đem hơ nóng 2 đầu kim qua lửa để tiệt trùng.

Bước 2: Tiếp theo, gấp đôi sợi chỉ để tạo độ dày  sau đó xỏ vào kim, sợi chỉ càng to lỗ tai sau khi được khuyên sẽ to, nếu chỉ mong sẽ khiến lỗ nhỏ khó đeo vừa bông tai.

Bước 3: Sau đó dùng dầu gió/ dầu khuynh diệp  thoa qua sợi chỉ đã gấp đôi và xung quanh vị trí cần xỏ.

Bước 4: Ngay sau đó, xác định chuẩn chỗ cần xỏ và xuyên mạnh, dứt khoát cây kim vào vị trí đó, vì nếu làm nhẹ bạn sẽ đau hơn, thậm chí run tay sẽ làm chệch vị trí.

Bước 5: Bước cuối cùng, sau khi đã xỏ chỉ qua lỗ tai thì bạn buộc lại, cắt phần chỉ thừa và để nguyên sợi chỉ đó sau khoảng 1 tuần, tháo ra và có thể sử dụng cuốn chiếu hoặc hoa tai nhỏ bằng nụ bạc nhỏ đeo vào, sau khoảng 1 tháng khi vết bấm đã lành và dãn hơn thì có thể xỏ khuyên tai mà mình yêu thích nhé.

Nếu không biết cách chăm sóc, vết bấm khuyên, xỏ lỗ có thể bị đau, mưng mủ… khó chịu

Các chuyên gia không ủng hộ việc xỏ khuyên, nhưng nhiều người vẫn muốn bấm lỗ như một cách thể hiện cá tính và làm đẹp cho bản thân.

Bấm khuyên, xỏ lỗ không phải một hành động tự nhiên và cơ thể thường coi đây là một hành động xấu, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Trên thực tế, việc bấm lỗ có thể khiến các vi khuẩn gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể hơn.

Để vết xỏ lỗ mau lành hơn, bạn cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc vết thương đặc biệt. Mục đích của quá trình này là giúp cơ thể chấp nhận việc xỏ lỗ mà không xảy ra các phản ứng đào thải.

Bạn cần vệ sinh vết xỏ khuyên hàng ngày để tránh nhiễm trùng

Theo BS. Mohan Thomas từ Viện Phẫu thuật Thẩm mỹ [Mumbai, Ấn Độ], dưới đây là một số lưu ý khi bạn xỏ lỗ, bấm khuyên để vết xỏ mau lành:

Nên thực hiện những điều sau khi xỏ lỗ, bấm khuyên:

1. Đảm bảo tất cả dụng cụ xỏ khuyên đều được khử trùng hoàn toàn. Những dụng cụ này cũng chỉ nên được dùng một lần vì chúng có nguy cơ gây nhiễm trùng cao.

2. Luôn vệ sinh sạch lỗ xỏ khuyên. Vết bấm khuyên, xỏ khyên có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn trên da và tóc xâm nhập vào vết thương.

3. Thường xuyên làm sạch vết xỏ khuyên bằng các dung dịch diệt khuẩn [ví dụ như nước muối sinh lý] và các loại kem kháng khuẩn.

4. Liên hệ với bác sỹ nếu thấy có dấu hiệu nhiễm trùng như vết xỏ lỗ sưng đỏ, mưng mủ... Các bác sỹ có thể kiểm tra và kê thuốc kháng sinh phù hợp cho bạn.

5. Sẵn sàng chịu đau đớn trong một vài ngày sau khi bấm khuyên, xỏ lỗ.

Không nên thực hiện những việc này nếu không muốn vết xỏ lỗ bị nhiễm trùng, đau đớn

1. Không nên thay khuyên trước khi vết xỏ lành hoàn toàn. Thời gian để vết bấm lỗ lành hoàn toàn là từ 4 - 6 tuần, tùy vào cơ địa của từng người.

Trên lý thuyết, lớp da mới phải được hình thành trước khi bạn có thể thay khuyên mới.

2. Không tự ý bóc lớp vảy mới hình thành. Việc hình thành lớp vảy xung quanh khu vực xỏ lỗ là một quá trình tự nhiên của cơ thể. Không được tự ý bóc lớp vảy này, bạn có thể vô tình làm ảnh hưởng, tổn thương vết xỏ khuyên.

3. Tránh để lỗ xỏ và khuyên bị vướng vào quần áo, chăn màn… trong lúc ngủ. Điều này có thể gây rách da, đau đớn dữ dội.

Vi Bùi H+ [Theo Thehealthsite]

Cũng giống như các hình thức xăm môi, xăm lông mày, việc bấm lỗ tai sẽ gây đau nhẹ, và cần thời gian chăm sóc ban đầu giống như chăm sóc vết thương.

Dược sĩ Huyền Trang

Làm thế nào để bấm lỗ tai không đau?

Khuyên tai vẫn là một trong những kiểu trang sức đem lại vẻ kiều diễm nhất cho các cô gái. Ngày nay để đa dạng hóa cá tính của mình thì những kiểu bấm khuyên độc đáo khác như bấm ở vành tai, khuyên mũi, khuyên môi, thậm chí khuyên rốn xuất hiện ngày càng nhiều.

  • Bấm ở phần thịt không bấm ở phần sụn: việc bấm ở phần thịt [ dái tai] sẽ hạn chế được cơn đau nhiều cho người bấm, và lành nhanh hơn so với vùng sụn khoảng 1 tháng.
  • Sử dụng thuốc tê tại chỗ trước khi bấm: việc sử dụng thuốc gây tê tại chỗ như lidocain..sẽ giảm đau khi bấm hiệu quả.
  • Chăm sóc vô trùng đúng cách sau khi bấm viết thương: hạn chế được những viêm nhiễm sau khi bấm, giúp quá trình liền viết thương lành lại.

Vết bấm mất thời gian bao lâu thì lành?

Thời gian lành vết bấm lỗ tai ở đây còn phụ thuộc vào cơ địa, độ tuổi cũng như vị trí bấm. Với những vị trí khác như mũi.. thì thời gian lành vết thương sẽ kéo dài từ 3 đến 9 tháng còn với vết bấm ở thùy tai để lành thường sẽ mất thời gian từ 6 đến 8 tuần.

Trong thời gian này để vết bấm không bị khô cứng lại thì các bạn nên duy trì việc xoay khuyên tai từ 1 đến 2 lần/1 ngày.  Tuy nhiên vẫn nên hạn chế việc động chạm tay vào vết thương bởi nếu tay không giữ vệ sinh sạch sẽ thì vết bấm rất dễ bị nhiễm trùng.

Khâu vệ sinh chăm sóc sau khi bấm lỗ tai đóng vai trò rất quan trọng trong việc vết bấm lỗ tai có nhanh lành hay không. Bạn có thể sử dụng oxy già hoặc nước khử trùng thấm vào bông vào vệ sinh xung quanh vết bấm 1 lần/1 ngày.

Lưu ý:

  • Tuyệt đối không được sử dụng cồn vì cồn tuy có chức năng sát khuẩn nhưng nó sẽ khiến cho vết bấm bị khô, dễ nứt nẻ và chảy máu.
  • Không được tháo khuyên tai khi vết bấm chưa lành.

Những điều cần lưu ý khi bấm lỗ tai

  • Không dùng cồn để vệ sinh vết bấm, dù cồn có chức năng sát khuẩn nhưng cồn sẽ khiến vết bầm bị khô, nứt nẻ dẫn đến chảy máu.
  • Kiên trì vệ sinh vết bấm, vệ sinh mỗi ngày ngay cả khi vết bấm đã lành vẫn nên duy trì việc vệ sinh  sát khuẩn thêm một khoảng thời gian ngắn nữa để cơ thể thích ứng tốt hơn.

  • Sau khi bấm phải duy trì đeo khuyên tai liên tục hoặc một vật tương tự có chất liệu không bị rỉ từ 6 – 8 tuần để lỗ bấm không bị tịt. Mỗi ngày nhẹ nhàng xoay khuyên từ 1 – 2 lần, không nên xoay quá nhiều và quá mạnh.
  • Hạn chế để tóc chạm vào vết bấm, nên che chắn vết bấm khỏi bụi bẩn hoặc các tác động trực tiếp từ bên ngoài.
  • Cần lựa chọn cơ sở có uy tín để thực hiện việc bấm lỗ.
  • Nếu gặp biến chứng bất thường sau khi bấm tuyệt đối không được tự ý xử lý vết thương mà nên đến cơ sở y tế  hoặc quay lại cơ sở đã làm để được tư vấn và hướng dẫn xử lý giải quyết.

Các biến chứng sau khi bấm lỗ tai là điều không thể tránh khỏi và hoàn toàn có thể khắc phục. Sau khi bấm lỗ tai, việc vệ sinh và chăm sóc vết thương là điều vô cùng quan trọng. Trước khi quyết định làm đẹp cho đôi tai, bạn hãy lưu ý những điều này để tránh cho mình sự rủi ro nhé!

Mời bạn tham gia nhóm Hỏi Đáp Bác Sĩ để nhận được sự tư vấn miễn phí từ các Bác sĩ Chuyên Khoa tại đây, hoặc gọi điện theo Số máy 19006237 Tổng đài tư vấn sức khỏe & tâm lý 24/7.

Video liên quan

Chủ Đề