Lễ đôn ta của người khơ me là lễ gì năm 2024

Từ ngày 29 - 8 đến ngày mùng 01 - 9 âm lịch Khmer hàng năm (đách khe Pho trô both), nhằm vào cuối tháng 9 dương lịch, đồng bào Khmer Nam bộ nói chung và Sóc Trăng nói riêng tổ chức một lễ hội lớn, đó là Lễ Sene Đônta (Lễ cúng ông bà) nhằm tưởng nhớ đến công ơn sinh thành của thân nhân quá cố. Ngoài đem cơm nước đến chùa mời sư sãi tụng kinh, thuyết pháp, bà con còn chuẩn bị mâm cơm thịnh soạn để dâng cúng gia tiên theo phong tục truyền thống của dân tộc.

Năm nay, lễ Sene Dolta đồng bào Khmer diễn ra trong 3 ngày (từ 13 - 15.10). Theo tiếng Khmer, từ "Sene" có nghĩa là cúng, từ "Dol" là bà và từ "Ta" có nghĩa là ông. Lễ Sene Dolta của đồng bào dân tộc Khmer có ý nghĩa như lễ Vu lan báo hiếu, thể hiện tấm lòng thành kính với ông bà tổ tiên đã khuất.

Lễ đôn ta của người khơ me là lễ gì năm 2024

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong trang hoàng lộng lẫy với cờ, hoa và thanh âm rộn rã của dàn nhạc ngũ âm truyền thống

DUY TÂN

Trong 3 ngày lễ, ngoài cúng ở nhà, mọi nghi thức quan trọng đều diễn ra tại chùa. Dưới mái chùa chung của cả phum, sóc, mọi người đều hướng lòng thành kính về đức Phật, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên và đặt hy vọng vào những điều tốt đẹp.

Lễ đôn ta của người khơ me là lễ gì năm 2024

Hàng trăm người chuẩn bị những cà mên đồ ăn ngon, bánh, trái để đem vào chùa cúng tập thể

DUY TÂN

Tại các chùa Khmer Nam tông ở Sóc Trăng (tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống), không khí lễ hội nhộn nhịp, tưng bừng. Ngôi chùa Bôtum Vong Sa Som Rong (P.5, TP.Sóc Trăng, Sóc Trăng) cũng như nhiều ngôi chùa khác của đồng bào Khmer đều được trang hoàng lộng lẫy với cờ, hoa và thanh âm rộn rã của dàn nhạc ngũ âm truyền thống. Hàng trăm người cũng đem cơm lên cúng tập thể tại chùa làm không khí thêm rộn ràng.

Lễ đôn ta của người khơ me là lễ gì năm 2024

Ai cũng bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ về ông bà, người quá cố

DUY TÂN

Tại các gia đình đồng bào Khmer, nhà cửa, bàn thờ tổ tiên được dọn dẹp sạch sẽ, nhiều món ăn truyền thống được chuẩn bị để dâng cúng ông bà, tổ tiên. Từ người già, trẻ nhỏ đều xúng xính quần áo mới để đến các ngôi chùa vui trong những ngày lễ hội.

Lễ đôn ta của người khơ me là lễ gì năm 2024

Những cà mên đầy ắp những đồ ăn ngon nhất được đem đến chùa cúng tập thể

DUY TÂN

Bà Nguyễn Thị Lệ (47 tuổi, ngụ TP.Sóc Trăng) cho biết, như mọi năm cứ đến lễ là gia đình bà xúm nhau dọn dẹp nhà cửa, lau chùi bàn thờ sạch sẽ. Ngày đầu lễ, sẽ dọn mâm cơm, bánh trái, đốt nhang, đèn, khấn vái mời linh hồn ông bà và người quá cố về dự ăn uống cùng con cháu. Ngày thứ hai, chuẩn bị cơm cùng bánh, trái ngon nhất cho vào cà mên để mang vào chùa để tổ chức cúng chính hay còn gọi là cúng tập thể.

Lễ đôn ta của người khơ me là lễ gì năm 2024

Sau khi thực hiện xong nghi thức dâng cơm trong lễ Sene Dolta, các sư dùng cơm của Phật tử dâng

DUY TÂN

Tương tự, anh Thạch Sanh (30 tuổi, ngụ TP.Sóc Trăng), năm nào đến lễ Sene Dolta, gia đình anh cũng nấu bánh tét để chia cho bà con họ hàng, hàng xóm; chuẩn bị đồ ăn thật ngon đem vào chùa cúng người thân. Đây cũng là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính với ông bà, người thân đã mất.

Lễ Sen Dolta của bà con người Khmer Nam bộ là một trong những nghi lễ mang ý nghĩa rất lớn về lòng hiếu kính, tưởng nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ những người quá cố đối với con cháu. Ngoài ra, Lễ này vừa thể hiện nét đẹp truyền thống của đời sống văn hóa, tinh thần trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng gắn với các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng trong ngôi chùa Khmer Nam bộ.

(PLO)- Lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer có ý nghĩa như lễ Vu Lan báo hiếu của người Việt, nhằm thể hiện tấm lòng kính trọng với ông bà, tổ tiên đã khuất.

Lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer ở huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh sẽ diễn ra từ ngày 29-8 đến mùng 1-9 âm lịch nhằm ngày 13 đến 15-10-2023.

Lễ đôn ta của người khơ me là lễ gì năm 2024
Đồng bào dân tộc Khmer chuẩn bị cho lễ Sen Dolta.

Những ngày này, đồng bào dân tộc Khmer long trọng tổ chức lễ Sen Dolta để tưởng nhớ đến công ơn bậc sinh thành, những người trong thân tộc quá cố và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình an, thịnh vượng.

Lễ Sen Dolta từ lâu được xem là một trong những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của người Khmer được lưu giữ qua nhiều thế hệ.

Theo ông Nak Chan - già làng ấp Kà Ốt thì lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer có ý nghĩa như lễ Vu Lan báo hiếu của người Việt, nhằm thể hiện tấm lòng kính trọng với ông bà, tổ tiên đã khuất.

Dịp lễ này, bà con đồng bào dân tộc Khmer chuẩn bị hết sức chu đáo, mỗi gia đình sẽ cử đại diện đến hỗ trợ nhà chùa làm những công việc chuẩn bị cho ngày lễ như treo cờ, dọn cỏ, quét dọn khuôn viên chùa.

Lễ đôn ta của người khơ me là lễ gì năm 2024
Đồng bào dân tộc Khmer háo hức đón lễ Sen Dolta.

Các gia đình cũng tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ và chuẩn bị nhiều món ăn truyền thống để dâng cúng ông bà, tổ tiên.

Tùy theo điều kiện kinh tế từng nhà, mỗi người sẽ có cách chuẩn bị khác nhau nhưng lễ vật thường có điểm chung đều là những món ăn bình dị, gần gũi mang đặc trưng của người Khmer.

Chị Thị Vet, ngụ ấp Con Trăn, xã Tân Hòa, huyện Tân Châu cho biết vào lễ Sen Dolta, lễ phẩm mà gia đình chị chuẩn bị thường là những món ăn mà người quá cố khi còn sống thích, các loại bánh, trái cây, trà nước. “Năm nay gia đình tôi tranh thủ cúng ông bà tại nhà xong, sau đó qua chùa Kà Ốt để lễ Phật cầu nguyện cho ông siêu thoát để phù hộ cho mình mạnh giỏi làm ăn”- chị Thị Vet cho biết thêm.

Mặc dù, lễ Sen Dolta năm nay không diễn ra tưng bừng, náo nhiệt như Tết mừng năm mới Chôl Chnăm Thmây nhưng mang đậm những sắc thái tín ngưỡng đặc trưng văn hóa của người Khmer, thể hiện truyền thống “Cây có cội, nước có nguồn” của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong 3 ngày lễ Sen Dolta, ngoài cúng ở nhà, mọi nghi thức quan trọng đều diễn ra tại chùa. Dưới mái chùa chung của cả phum, sóc, mọi người đều hướng lòng thành kính về Đức Phật, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên và đặt hy vọng vào những điều tốt đẹp.

Ông Nak Chan chia sẻ: “Lễ Sen Dolt thì con cháu làm ăn xa đều phải về nhà, thắp nén nhang và đến chùa cúng Phật. Tôi cầu mong cho nhà nhà được bình an, cầu cho mưa thuận gió hòa, làm ăn suôn sẻ, thuận lợi. Lễ Sen Dolta năm nay đặc biệt hơn mọi năm vì năm nay chúng tôi có dàn nhạc ngũ âm và bộ trống Chhay Dăm mà bộ đội biên phòng (BĐBP) tặng cho để đón lễ. Thay mặt bà con nhân dân Khmer nơi đây, tôi rất cảm ơn Đảng, Nhà nước và BĐBP đã quan tâm đến chúng tôi”.

Lễ đôn ta của người khơ me là lễ gì năm 2024
Lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer ở huyện Tân Châu.

Ông Lâm Muốt – Già làng ấp Con Trăn, xã Tân Hòa, huyện Tân Châu nhớ lại: Theo đúng như truyền thống ngày xưa thì ngày thứ ba và cũng là ngày cuối của lễ Sen Dolta cúng tiễn đưa ông bà. Gia đình nào cũng nấu mâm cơm, thức ăn, chuẩn bị bánh, hoa quả, nhang, đèn.

Sau đó, người ta cho thức ăn vào thuyền làm bằng bẹ chuối hay mo cau đã chuẩn bị sẵn thả xuống các con sông, kênh rạch gần nhà. Tuy nhiên, hiện nay việc cúng lễ Sen Dolta đã đơn giản hơn trước nên việc thả thuyền này không còn mấy người thực hiện nữa. Giờ mọi người chủ yếu đến chùa và làm các nghi thức, gặp gỡ, thăm hỏi lẫn nhau nhằm thắt chặt thêm tình đoàn kết trong cộng đồng”.

Cuộc sống ngày càng hiện đại nhưng lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer vẫn luôn được gìn giữ và phát huy, để nhắc nhớ mọi người về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, tri ân những bậc tổ tiên đã đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Hòa cùng dòng chảy của văn hóa dân tộc, lễ Sen Dolta như một nét độc đáo của người Khmer Nam Bộ góp chung vào sự đa dạng, đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam.