Lịch họp hội đồng nhân dân tỉnh thanh hóa

Căn cứ Nghị quyết số 166/2019/NQ-HĐND ngày 04 tháng 4 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container đi quốc tế qua Cảng Nghi Sơn;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 81/TTr-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2020 về việc sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 166/2019/NQ-HĐND ngày 04 tháng 4 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII về việc ban hành chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container đi quốc tế qua cảng Nghi Sơn; Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh tại Báo cáo số 174/BC-HĐND ngày 12 tháng 6 năm 2020 thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc sửa đổi khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 166/2019/NQ-HĐND ngày 04 tháng 4 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII về việc ban hành chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container đi quốc tế qua cảng Nghi Sơn; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Sửa đổi khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 166/2019/NQ-HĐND ngày ngày 04 tháng 4 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII về việc ban hành chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container đi quốc tế qua cảng Nghi Sơn như sau:

Các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container đi quốc tế qua cảng Nghi Sơn đã được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 166/2019/NQ- HĐND ngày 04 tháng 4 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh và các hãng mới mở tuyến vận chuyển container đi quốc tế qua cảng Nghi Sơn được hưởng chính sách hỗ trợ mở tuyến vận chuyển Container đi quốc tế qua cảng Nghi Sơn đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.

Điều 2. Các nội dung khác thực hiện theo Nghị quyết số 166/2019/NQ- HĐND ngày 04 tháng 4 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết này và các quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 4. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2020 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2020./.

Sáng 10-7, tại Trung tâm hội nghị của tỉnh [25B, TP Thanh Hóa], HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 14.

Dự kỳ họp có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố và các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII.

Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XVIII sẽ nghe, thảo luận và thông qua các báo cáo gồm: Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023; Báo cáo của UBND tỉnh về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khóa XVIII.

Thông báo của Ủy ban MTTQ tỉnh về công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XVIII; Đoàn ĐBQH tỉnh báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV.

Báo cáo của Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh về tình hình tội phạm và công tác kiểm sát 6 tháng đầu năm 2023; Báo cáo của Tòa án Nhân dân tỉnh về công tác xét xử, thi hành án hình sự 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023; Báo cáo của Cục Thi hành án dân sự về kết quả công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2023.

Báo cáo của HĐND tỉnh về kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2022; Báo cáo kết quả giám sát của các Ban HĐND tỉnh.

Tại kỳ họp, các đại biểu cũng sẽ xem xét quyết định 20 tờ trình của UBND tỉnh về những vấn đề liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách, chủ trương đầu tư các dự án…; các báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh; tiến hành các thủ tục miễn nhiệm đại biểu HĐND tỉnh và miễn nhiệm Ủy viên UBND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026; tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Phát biểu khai mạc kỳ họp, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc tỉnh ta bước vào năm 2023 - năm thứ ba thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị khóa XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, với nhiều thời cơ, thuận lợi, đan xen không ít khó khăn, thách thức, trong đó khó khăn, thách thức nhiều hơn và lớn hơn. Trong bối cảnh đó, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự giúp đỡ của các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân đoàn kết, nỗ lực triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo tiền đề, tiếp thêm động lực để tỉnh ta phấn đấu thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.

Tại kỳ họp quan trọng này, thực hiện chức năng cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, HĐND tỉnh sẽ xem xét, quyết định những vấn đề lớn thuộc thẩm quyền, gồm các nội dung: HĐND tỉnh sẽ xem xét các báo cáo của UBND tỉnh về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; kết quả thực hiện dự toán thu, chi ngân sách; kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023; kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh và một số báo cáo quan trọng khác.

Đề nghị các vị đại biểu tập trung phân tích cụ thể, đánh giá sâu sắc, toàn diện về những kết quả đạt được, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan trong khâu tổ chức thực hiện. Trên cơ sở phân tích, dự báo các khả năng có thể xảy ra trong những tháng còn lại của năm 2023; đề xuất bổ sung, điều chỉnh các giải pháp phù hợp, khả thi để hoàn thành cao nhất mục tiêu năm 2023 và cả nhiệm kỳ.

HĐND tỉnh sẽ xem xét các tờ trình của UBND tỉnh, các dự thảo nghị quyết kèm theo và các báo cáo thẩm tra của các ban HĐND tỉnh để thông qua 20 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội. Đề nghị các đại biểu tập trung nghiên cứu, thảo luận về những nguyên tắc, mục tiêu, chính sách của từng nghị quyết; phân tích, đánh giá kỹ càng, thấu đáo các tác động của chính sách, bảo đảm các nghị quyết được HĐND tỉnh thông qua đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của tỉnh...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng nêu rõ: Để tổ chức kỳ họp lần này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo Đảng đoàn HĐND tỉnh chỉ đạo công tác chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp theo hướng giảm thời gian trình bày báo cáo, dành nhiều thời gian cho thảo luận và hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn. Thường trực HĐND, UBND tỉnh, các ban của HĐND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, các ngành có liên quan đã tích cực, chủ động phối hợp chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ kỳ họp. Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh đã gửi các tài liệu kỳ họp bằng văn bản điện tử trước để các đại biểu tự nghiên cứu.

Với phương châm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng đề nghị các vị đại biểu HĐND tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu thật kỹ các báo cáo, các tờ trình được xem xét tại kỳ họp, từ thực tiễn sinh động, phong phú của ngành, lĩnh vực và địa phương mình, tích cực tham gia thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng; chất vấn đúng và trúng những vấn đề mà cử tri quan tâm, góp phần vào thành công của kỳ họp, đáp ứng lòng mong đợi của cử tri và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Trong thời gian diễn ra kỳ họp, HĐND tỉnh tổ chức đường dây điện thoại trực tuyến để tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh của cử tri. Đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh - truyền hình tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để chuyển tải kịp thời, đầy đủ, chính xác các hoạt động tại nghị trường đến cử tri và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh.

Tiếp đó, dưới sự chủ trì của các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Tiến Lam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, các đại biểu đã nghe đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trình bày báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023.

Báo cáo tóm tắt nêu rõ: 6 tháng đầu năm, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức; song, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP] ước đạt 7,0%, đứng thứ 18 cả nước và đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ; năng suất lúa vụ chiêm xuân đạt cao nhất từ trước đến nay; Chỉ số sản xuất công nghiệp [IIP] tăng 7,49%; dịch vụ, thương mại tăng trưởng mạnh. Hoạt động đối ngoại và xúc tiến đầu tư được tăng cường. Trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 33 dự án đầu tư trực tiếp [trong đó có 9 dự án FDI], với tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án là 8.949 tỷ đồng và 131,4 triệu USD, lần lượt gấp 2,2 lần và 3,2 lần so với cùng kỳ…

Chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội tiếp tục được nâng lên; giáo dục mũi nhọn, thể thao thành tích cao được giữ vững; công tác phòng, chống dịch được kiểm soát chặt chẽ; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ. Nhiều khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất, kinh doanh nói riêng được tập trung tháo gỡ. Là tỉnh thứ 4 cả nước được phê duyệt quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch. Có 3/4 chỉ số phản ánh môi trường đầu tư kinh doanh nằm trong tốp 10 cả nước. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế phát triển.

Bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, báo cáo cũng đã thẳng thắn chỉ rõ 7 khó khăn, hạn chế và chỉ rõ những nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế. Báo cáo cũng đã nêu lên mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu; những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Tiếp đó, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày báo cáo kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khóa XVIII.

Báo cáo nêu rõ: Tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khóa XVIII, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương, đơn vị có liên quan tập trung giải quyết những vấn đề cử tri đã kiến nghị về lĩnh vực đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, khoáng sản, môi trường; về lĩnh vực quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, đô thị; về cơ chế, chính sách…

Trong đó, cử tri TP Sầm Sơn đề nghị UBND tỉnh rà soát, xem xét chuyển mục đích sử dụng đất đối với những dự án thực hiện việc thu hồi đất từ sau 5 năm không triển khai thực hiện dự án, tránh tình trạng quy hoạch treo, giữ đất gây lãng phí tài nguyên đất: Việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Đề nghị UBND TP Sầm Sơn kiểm tra, rà soát có văn bản báo cáo, đề xuất UBND tỉnh các dự án cụ thể.

Cử tri xã Hoằng Tiến [Hoằng Hóa] kiến nghị UBND tỉnh thu hồi đất giải phóng mặt bằng đường 510 của một số hộ được cấp đất tái định cư còn lại: Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, thẩm quyền thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân thuộc UBND cấp huyện. Đề nghị UBND huyện Hoằng Hóa kiểm tra, rà soát thực hiện theo thẩm quyền; trường hợp khó khăn vướng mắc vượt thẩm quyền thì có văn bản báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.

Cử tri huyện Đông Sơn đề nghị Nhà nước thu hồi diện tích đất lúa của 67 hộ dân thôn Tuyên Hóa và thôn Bắc Giáp [xã Đông Khê] với diện tích đất canh tác 31.434,8 m2 ở ngoài mốc GPMB đường cao tốc không thể canh tác được: Việc thu hồi đất nông nghiệp nằm ngoài mốc GPMB khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án phải được xem xét từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, UBND tỉnh sẽ giao UBND huyện Đông Sơn kiểm tra, rà soát, căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường và tình hình thực tế để có văn bản báo cáo, đề xuất cụ thể…

Tiếp đó, đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh đã trình bày Thông báo của Ủy ban MTTQ tỉnh về công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XVIII.

Theo đó, 6 tháng đầu năm 2023, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã tham gia góp ý vào 17 dự thảo luật, văn bản của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh. Đồng thời, Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh đã chủ trì tổ chức 109 hội nghị phản biện xã hội đối với các cơ chế, chính sách, các chương trình, đề án của tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Hoạt động giám sát của Ủy ban MTTQ các cấp được thực hiện bảo đảm theo kế hoạch đề ra và đi vào nền nếp, có chất lượng, tập trung giám sát những vấn đề được Nhân dân quan tâm; đã chủ trì thực hiện 425 cuộc giám sát, các ban thanh tra Nhân dân giám sát 376 vụ việc, kiến nghị giải quyết 175 vụ việc…

Cử tri và Nhân dân tin tưởng, đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sáng tạo và hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ của MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng năm 2023 trên địa bàn tỉnh tiếp tục có bước phát triển, đạt nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực.

Cử tri gửi ý kiến, kiến nghị đến Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XVIII đó là: Đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước, hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh triển khai kịp thời các quy định về chính sách tín dụng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình, đơn giản hóa thủ tục cho vay, giải ngân vốn vay; thường xuyên đối thoại, lắng nghe ý kiến phản ánh và trả lời, giải đáp khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, HTX; quan tâm hỗ trợ công tác xúc tiến đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp.

Đề nghị quan tâm chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giá các loại vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp, chênh lệch nhiều về giá [giữa công bố và thực tế] để các doanh nghiệp, chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng trên địa bàn tỉnh…

Tiếp đó, đồng chí Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV.

Sau 23 ngày làm việc [đợt 1 từ ngày 22-5 đến 10-6-2023; đợt 2 từ ngày 19-6 đến 24-6-2023] với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, khẩn trương và trách nhiệm cao, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra với kết quả: thông qua 8 luật, 17 nghị quyết, cho ý kiến lần 2 đối với 1 dự án luật, cho ý kiến lần đầu đối với 8 dự án luật khác; giám sát tối cao chuyên đề “việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; xem xét, quyết định các vấn đề về nhân sự, kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước; xem xét báo cáo về tổng hợp kiến nghị của cử tri và Nhân dân, báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, cùng một số nội dung quan trọng khác.

Trong đó, Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết về phân bổ vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; phân bổ, điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2023 của các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đây là Nghị quyết có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã được chuẩn bị đầy đủ thủ tục, đủ điều kiện để giao và một số dự án cấp bách có yêu cầu bảo đảm công tác đối ngoại, an sinh xã hội...

Trong thời gian 2,5 ngày, Quốc hội đã tiến hành chất vấn 3 Bộ trưởng và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về các lĩnh vực: lao động, thương binh và xã hội, khoa học và công nghệ, giao thông vận tải, dân tộc. Các vấn đề được Quốc hội lựa chọn là cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, mong muốn của Nhân dân và cử tri.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm, có tính xây dựng cao. Các vị đại biểu Quốc hội đã nêu câu hỏi sát thực tế diễn biến của đời sống và nguyện vọng của cử tri, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với cử tri và Nhân dân, với nội dung ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng, ít trùng lặp, có đối thoại, tranh luận thẳng thắn, mang tính xây dựng, sử dụng tối đa hiệu quả thời gian để chất vấn và làm rõ vấn đề mà cử tri và Nhân dân quan tâm.

Tại kỳ họp, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa có 48 ý kiến phát biểu ở các phiên thảo luận tại tổ; có 15 lượt ý kiến phát biểu ở các phiên thảo luận tại hội trường; có 2 ý kiến phát biểu tại phiên chất vấn và 1 ý kiến tranh luận. Nhiều bài phát biểu của các ĐBQH trong đoàn được Quốc hội, cử tri đánh giá cao.

Tiếp đó, đồng chí Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã trình bày tóm tắt tờ trình của Thường trực HĐND tỉnh đề nghị thông qua Chương trình giám sát của HĐND tỉnh năm 2024.

Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa là ai?

Stt Họ và tên Chức vụ
1 Đỗ Trọng Hưng Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh
2 Lê Tiến Lam Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh
3 Nguyễn Quang Hải Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh
4 Nguyễn Ngọc Tiến Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh

Danh sách danh bạ Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóadbndthanhhoa.gov.vn › portal › Home › danh-sach-danh-ba › nhom=Thư...null

Thanh Hóa có từ bao giờ?

Ngày 12/7/2017, tại kỳ họp thứ ba, HĐND tỉnh khóa XVII đã quyết nghị lấy năm 1029 là năm ra đời Danh xưng Thanh Hóa với tư cách đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Sự kiện lịch sử này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo sự phấn khởi, lan tỏa trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Chủ Đề