Loạn luân nghĩa là gì

Theo Điều 184 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội loạn luân như sau:

Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Từ quy định trên, có thể hiểu rằng loạn luân là hành vi giao cấu giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa anh chị em cùng cha mẹ, giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP quy định có tính chất loạn luân quy định tại điểm e khoản 2 Điều 141, điểm a khoản 2 Điều 142, điểm d khoản 2 Điều 143 và điểm a khoản 2 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là một trong các trường hợp sau đây:

- Phạm tội đối với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha;

- Phạm tội đối với cô ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột, cậu ruột, cháu ruột;

- Phạm tội đối với con nuôi, bố nuôi, mẹ nuôi;

- Phạm tội đối với con riêng của vợ, con riêng của chồng, bố dượng, mẹ kế;

- Phạm tội đối với con dâu, bố chồng, mẹ vợ, con rể.

Trân trọng!

Page 2


Luật sư tư vấn quy định pháp luật về tội loạn luân, quy định về hành vi loạn luân, cấu thành tội phạm và khung hình phạt theo quy định pháp luật hình sự như sau:

I. Hành vi loạn luân là gì?

Loạn luân là hành vi của một người đã giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ [cha, mẹ với con cái, ông, bà với cháu], là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

II. Các dấu hiệu của tội loạn luân

1. Chủ thể của tội phạm:

Người từ đủ 16 tuổi trở lên

2. Khách thể của tội phạm

Đối tượng của tội phạm là sự phát triển bình thường của giống nòi và sự phát triển bình thường về tình dục của những người chưa đến tuổi trưởng thành.

3. Mặt khách quan của tội phạm

- Hành vi giao cấu với người có dòng máu trực hệ, với anh, chi, em cùng cha mẹ, anh chi em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

- Hậu quả [dấu hiệu không bắt buộc]: Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự cho cả người phạm tội lẫn người bị hại, đồng thời gây ảnh hưởng xấu tới thuần phong mỹ tục, đạo đức, văn hóa dân tộc.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

- Lỗi cố ý

II. Hình phạt đối với tội loại luân

- Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

>> Tư vấn pháp luật hình sự, gọi: 1900.6169

---

III. Tham khảo tình huống tư vấn luật hình sự

- Hành vi giao cấu với trẻ em bị xử lý thế nào?

Câu hỏi:

Kính gửi: Công ty Luật Minh Gia Tôi xin phép được nhờ quý công ty tư vấn một sự việc như sau: Cháu trai tôi 21 tuổi làm thợ cắt tóc,  hàng ngày hết ca có thường xuyên đến ăn cơm tại quán Z. Tại đây em trai tôi có gặp một cô gái 15 tuổi hiện đang phụ quán cơm cho người nhà, có thần trí không bình thường, lúc tỉnh lúc không,  nhận thức còn hạn chế. Do thương cảm về hoàn cảnh gia đình của cô bé cộng với thiếu giáo dục từ nhỏ do bố mẹ ly thân,  trình độ văn hóa của cô bé rất thấp.  Em tôi sau mỗi lần qua ăn cơm đã nán lại dạy em này học, chơi đùa,  thậm chí em tôi mua cả điện thoại cho em này sử dụng. Lâu dần tình cảm phát sinh, trong 1 lần không kiềm chế do rượu bia em tôi đã quan hệ với cô bé [em này đồng ý] và bị chị dâu cô bé phát hiện, trước đó cũng đã quan hệ 1 đến 2 lần [em tôi cũng không nhớ rõ trước đó có quan hệ không]. Gần đây gia đình cô bé thấy em chậm kinh nguyệt, nghi ngờ em có thai nên đã yêu cầu em trai tôi dẫn bố mẹ tới nói chuyện nếu không sẽ phát đơn kiện, Mẹ tôi đã tới xin lỗi, hứa sẽ bồi hoàn chi phí bỏ thai nếu cô bé có và gia đình đã đồng ý.

Hiện tại do sự việc mới diễn ra 2 tuần nên đang chờ cô bé thử thai,  nếu có thai sẽ giải quyết theo thỏa thuận.Tôi xin phép hỏi như sau:Nếu em tôi quan hệ 1 lần với cô bé [hôm bị phát hiện] mà cô bé chưa có thai thì em tôi bị xử phạt thế nào ạ. Còn nếu cô bé có thai thì xử phạt theo pháp luật như thế nào ạ? Có tình tiết nào để giảm nhẹ hình phạt không ạ. Nếu em tôi quan hệ với cô bé trước đó rồi và hôm quan hệ bị phát hiện nữa, nghĩa là > =2 lần. Em tôi sẽ bị xử phạt thế nào. Nếu cô bé có thai em tôi bị xử ra sao ạ? Có tình tiết nào dựa vào để giảm nhẹ hình phạt không. Hiện tại gia đình tôi đang rất hoang mang, không biết làm thế nào, chỉ chờ kết quả từ phía nhà cô bé xem em có thai không.

Kính nhờ công ty hỗ trợ tư vấn để gia đình tôi có hướng giải quyết.Gia đình tôi xin chân thành cám ơn! 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được tư vấn về trường hợp này như sau:

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2015 sửa đổi 2017 về tội giao cấu với trẻ em như sau:

“Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a] Phạm tội 02 lần trở lên;

b] Đối với 02 người trở lên;

c] Có tính chất loạn luân;

d] Làm nạn nhân có thai;...”

Đối với loại tội phạm này thì chỉ cần có hành vi giao cấu với trẻ em [khi người này đồng ý] thì đã cấu thành tội phạm mà không phụ thuộc vào việc có phát sinh hậu quả có thai hay không; cho nên, kể cả lần đầu tiên phạm tội mà cô bé chưa có thai thì em bạn vẫn phạm tội giao cấu với trẻ em và mức hình phạt bạn có thể tham khảo quy định nêu trên.

Bên cạnh đó, em bạn đã quan hệ với người này từ hai lần trở lên mà khi đó người này chưa đủ 16 tuổi thì sẽ bị xét về tình tiết phạm tội nhiều lần vì đây là những hành vi phạm tội độc lập, chưa bị xét xử và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nên có thể trường hợp của em bạn sẽ lên khoản 2 của điều luật trên.

Ngoài ra, về các tình tiết giảm nhẹ bạn có thể tham khảo nội dung Khoản 1 điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015; cụ thể trường hợp của bạn có thể có những tình tiết giảm nhẹ như: người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; người phạm tội tự thú; người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;....

Trân trọng.

Loạn luân là một trong các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại chương XVII Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Xuất phát từ hậu quả nặng nề của loạn luân cũng như tính truyền thống văn hóa mà việc quy định loạn luân trở thành tội phạm là điều hoàn toàn cần thiết và hợp lý.

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;

– Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC Về việc hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật Hình sự năm 1999.

1. Loạn luân là gì?

Loạn luân là hành vi giao cấu với người mà biết rõ người đó có cùng dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

Loạn luân đã được manh nha dưới thời phong kiến, dưới thời nhà Lý, Trần và nhà Hồ, hành vi thông dâm với người trong họ được gọi là nội loạn, được quy định là một trong nhóm tội “thập ác”, hay trong Bộ luật Hồng Đức quy định tại Điều 319: “người vô cớ lấy cô, dì, chị, em gái, kế nữ [con gái riêng của vợ], người thân thích đều phỏng theo luật gian dâm mà trị tội.”; Điều 334 Hoàng Việt luật lệ quy định về tội thân thuộc tương gian, theo đó thân thuộc tương gian là tội làm loạn từ bên trong, Đây là hành vi gian dâm của những người thân thuộc phải để tang nhưng danh phận tôn tị hay tình nghĩa còn sâu nặng như con gái của đời chồng trước, chị em cùng mẹ khác cha,…Theo luân lí phong kiến thù dâm loạn là nghịch luân đại ác, gian giâm với người thân thuộc thì người phạm tội đã mất hết tính người- không khác gì loài cầm thú nên hình phạt cho tội này rất nghiêm khắc.

Tội loạn luân là hành vi có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội, xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình, được quy định tại Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

2. Loạn luân trong Tiếng anh là gì?

Loạn luân trong Tiếng anh là “Incestuous”.

3. Quy định về tội loạn luân theo quy định Bộ luật hình sự?

Điều 184 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội loạn luân như sau: “Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Tội loạn luân được quy định trong luật hình sự là xuất phát từ cơ sở khoa học của sự cần thiết phải tránh di truyền huyết thống có hại đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thân của con cái cũng như do yêu cầu của việc bảo vệ đời sống hạnh phúc gia đình và thuần phong mỹ tục. Theo đó, tội phạm này không chỉ xâm phạm đến quan hệ xã hội nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường của con cái mà còn xâm phạm đến thuần phong mỹ tục, hạnh phúc gia đình.

Xem thêm: Tội loạn luân

Dấu hiệu pháp lý của tội loạn luân:

– Dấu hiệu chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm đòi hỏi có quan hệ gia đình [cùng dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, canh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha] với người thuận tình giao cấu.

– Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm: hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi giao cấu với người cùng dòng máu trực hệ [nghĩa là giữa cha mẹ và con, giữa ông bà và cháu nội, cháu ngoại]; giữa anh chị em cùng cha  mẹ, anh chị em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ.

Điều luật không mô tả thủ đoạn được sử dụng để giao cấu nhưng có thể hiểu hành vi giao cấu ở đây được thực hiện có sự thuận tình, Trường hợp giao cấu không có sự thuận tình, hành vi có thể thành thành tội thuộc nhóm xâm phạm nhân phẩm.

– Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ giữa mình và người giao cấu có quan hệ huyết thống.

Chú ý: Trong vụ phạm tội, chủ thể của tội phạm có thể chỉ là một bên có quan hệ giao cấu nhưng cũng có thể cả hai bên đều là chủ thể của tội phạm.

– Khách thể của tội phạm: là trật tự hôn nhân và gia đình được pháp luật hình sự  bảo vệ, sự phát triển bình thường của giống nòi và sự phát triển bình thường về tình dục của những người chưa đến tuổi trưởng thành, sự hạnh phúc, yên ổn trong gia đình của người Việt Nam.

– Hình phạt: Điều luật quy định 01 khung hình phạt chính có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; 05 năm là mức hình phạt cao nhất được quy định trong chương các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.

Xem thêm: Các yếu tố cấu thành tội loạn luân

Tại thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC Về việc hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về tội loạn luân như sau:

“6.1. Loạn luân là việc giao cấu giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại; giữa anh chị em cùng cha mẹ; giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

6.2. Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân cần phải xác định rõ hành vi giao cấu là thuận tình, không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc cưỡng ép và được thực hiện với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Trong trường hợp tuy hành vi giao cấu giữa những người nói trên là thuận tình, nhưng nếu hành vi đó được thực hiện đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em [Điểm c Khoản 2 Điều 115 BLHS].

Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì tùy trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm [Điểm e Khoản 2 Điều 111 BLHS] hoặc tội hiếp dâm trẻ em [Điểm a Khoản 2 Điều 112 BLHS]; nếu hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tùy trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm [Điểm d Khoản 2 Điều 113 BLHS] hoặc tội cưỡng dâm trẻ em [Điểm a Khoản 2 Điều 114 BLHS]; trong mọi trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em [Điểm a Khoản 2 Điều 112 BLHS] “

Loạn luân là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng của một số tội phạm. Xuất phát từ sự nguy hiểm trong hành vi, “có tính chất loạn luân” được coi là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng trong hàng loạt các tội phạm, ví dụ: Tội hiếp dâm [điều 141]; Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi [Điều 142]; Tội cưỡng dâm [Điều 143]; tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi [điều 144]; tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi  [điều 145];

4. Tội loạn luân trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới?

Ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào: Bộ luật Hình sự Lào cũng dành hẳn 1 chương quy định về các tội xâm phạm quan hệ giữa vợ chồng, họ hàng và các tập quán. Trong đó tội loạn luận được quy định tại điều 124 như sau: “người nào có quan hệ tình dục với cha mẹ, cha mẹ nuôi, ông bà, con, con nuôi, cháu, với anh chị em cùng dòng máu thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Mọi hành vi giao cấu với người dưới 15 tuổi đều bị coi là hiếp dâm trẻ em.”

Ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa: Điều 327 BLHS của nước Trung Hoa quy định: “Người nào dùng bạo lực, uy hiếp hoặc các thủ đoạn khác cưỡng dâm phụ nữ hoặc làm nhục phụ nữ, thì phạt tù đến năm năm hoặc cải tạo lao động.

Nếu phạm tội nói trên trước đám đông hoặc trước công chúng nơi công cộng, thì bị phạt tù có thời hạn từ 5 năm trở lên.

Xem thêm: Định tội danh của A,B và C

Nếu phạm tội loạn luân với trẻ em, thì xử phạt nặng dựa theo các quy định trên”

Như vậy, pháp luật hình sự Trung Hoa chỉ xử lý hình sự đối với trường hợp phạm tội loạn luân với trẻ em.

Ở Thụy Điển: Trong luật hình sự Thụy Điển tại chương 6 Bộ luật hình sự quy định các tội về tình dục. Điều 4 có quy định: “Người nào giao cấu với người dưới 18 tuổi, người là con cái mình hoặc dưới sự trong nom của mình, hoặc người mà mình chịu trách nhiệm chăm sóc hoặc giám sát theo quyết định của nhà chức trách thì bị kết án về tội bốc lột vị thành niên về tình dục và bị phạt tù đến năm năm.

Nếu người phạm tội hành động mà không hề đếm xỉa đến việc nạn nhân là một vị thành niên hoặc phạm tội trong các trường hợp nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ 2 năm đến 8 năm.”

Điều 5 quy định: Người nào ngoài các trường hợp quy định tại điều 4, có quan hệ tình dục với con hoặc cháu mình thì bị kết án về tội giao cấu với con, cháu mình và bị phạt tù đến 2 năm.

Người nào có quan hệ tình dục với anh, chị em ruột của mình thì bị kết án tù về tội giao cấu với anh, chị em ruột và bị phạt tù đến 1 năm.

Các quy định của điều này không áp dụng đối với người thực hiện hành vi cưỡng ép trái pháp luật hoặc các thủ đoạn sau trái khác.

Một số nước không coi loạn luân là tội phạm như Nga, Pháp,…

5. Thực trạng về tội loạn luân.

Thực tế cho thấy, trong hoạt động xét xử về tội loạn cho đến nay là rất ít, loạn luân thường được xét dưới góc độ là một tình tiết tăng nặng hoặc là một tội bên cạnh các tội khác như hiếp dâm, giao cấu với trẻ em một vụ việc cụ thể như sau:

Cụ thể, ngày 4-7-2018, TAND tỉnh Lạng Sơn đã xét xử vụ án và tuyên phạt bị cáo TVĐ 13 năm tù về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Sự việc diễn ra ngày 3-3-2018, Đ. đón cháu Y. từ trường học về nhà. Sau khi dựng xe dưới gầm nhà sàn, Đ. lên nhà thấy cháu Y. đang đứng thay quần áo ở gian nhà chính. Đ. liền đến từ phía sau luồn hai tay qua hai bên nách, kéo cháu Y. vào buồng ngủ để thực hiện hành vi giao cấu với chính con gái mình.

Khi Đ thực hiện hành vi giao cấu của mình thì bị cháu Y. đạp vào mặt, vào người và vùng chạy thoát. Sau đó, cháu Y. được bà nội đưa đến UBND xã trình báo sự việc. Đ. bỏ trốn và hai ngày sau ra đầu thú.

Video liên quan

Chủ Đề