Lợi ích cận biên của một hàng hóa chi ra năm 2024

Khái niệm về quy luật lợi ích cận biên giảm dần đã không còn xa lạ trong kinh doanh. Khi doanh nghiệp hiểu rõ về quy luật này sẽ thuật tiện hơn trong quá trình đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm.

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần là gì?

Lợi ích cận biên của một hàng hóa chi ra năm 2024

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần (Law of diminising marginal utility) là khái niệm chỉ mức độ thỏa mãn của khách hàng trong quá trình tiêu dùng sản phẩm cũng như dịch vụ hàng hóa, dịch vụ.

Ví dụ: Bạn có thể mua một loại đồ uống nhất định trong một khoảng thời gian. Dần dần, bạn có thể có mua ít đi hoặc chọn được loại đồ uống khác, do sự hài lòng ban đầu của bạn về đồ uống đó đang giảm dần.

Đặc điểm của quy luật lợi ích cận biên giảm dần

Có hai đặc điểm chính của quy luật lợi ích cận biên giảm dần:

  • Lợi ích cận biên tỉ lệ nghịch với số hàng hóa tiêu thụ.
  • Lợi ích cận biên rất khó có thể xác định chính xác mức độ thỏa mãn là khác nhau và rất khó có thể đong đếm.

Nội dung của quy luật lợi ích cận biên giảm dần

Về mặt kinh tế học, quy luật lợi ích cận biên của hàng hóa hoặc dịch vụ giảm khi nguồn cung có sẵn của nó tăng lên.

Lợi ích cận biên giảm dần quy định rằng khi người tiêu dùng đi chợ mua hàng hóa, họ không coi trọng tất cả các mặt hàng đã mua như nhau. Họ sẽ trả nhiều tiền hơn cho một số mặt hàng và ít hơn cho những mặt hàng khác.

Lợi ích cận biên của một hàng hóa chi ra năm 2024

Trong lãi suất và tiền tệ

Đối với tiền tệ: Quy luật lợi ích cận biên giảm là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng số lượng tiền hoặc hàng hóa làm giảm đi giá trị của tiền. Điều này được thể hiện rõ qua các giai đoạn sản xuất thêm tiền của chính phủ Trung Quốc, nó đã làm đồng tiền nhân dân tệ trở nên mất giá trầm trọng.

Đối với lãi suất: Ngoài ra quy luật này cũng được dùng nhằm giải thích các vấn đề liên quan về lãi suất và cung cấp các lập luận nhằm chống lại quá trình thao túng lãi suất. Vì lãi suất thực sự ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của khách hàng.

Khi ngân hàng tăng hay giảm lãi suất đột ngột thì người tiêu dùng lập tức sẽ có xu hướng thay đổi cách chi tiêu. Điều này gây nên thặng dư hoặc thâm hụt nghiêm trọng trong nguồn vốn đầu tư có bản của các ngân hàng.

Trong sản xuất

Các doanh nghiệp luôn cố gắng đổi mới mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm,..bởi khi có quá nhiều sản phẩm giống nhau thì lợi ích cận biên sẽ giảm dần và bị bão hòa.

Trong marketing/ định giá sản phẩm

Hiện nay các marketer sử dụng quy luật lợi ích cận biên giảm do họ muốn giữ lợi ích cận biên ở mức cao đối với các sản phẩm mà họ đang bán. Một sản phẩm được tiêu dùng nhiều có thể mang lại sự hài lòng của khách hàng như quá nhiều sản phẩm đồng nghĩa với việc lợi ích cận biên bằng 0 do nó đang bị bão hòa. Tất nhiên, lợi ích cận biên phụ thuộc vào người tiêu dùng và sản phẩm được tiêu thụ.

Ý nghĩa của quy luật lợi ích cận biên với giá trị sử dụng và giá trị trao đổi

Lợi ích cận biên của một hàng hóa chi ra năm 2024
Ý nghĩa của quy luật lợi ích cận biên với giá trị sử dụng và giá trị trao đổi

Trong quá trình tiêu dùng, lợi ích mà khách hàng cảm nhận được từ sản phẩm chính là giá trị của sản phẩm đó. Thông thường, giá trị sử dụng luôn lớn hơn giá trị trao đổi nhờ quá trình để sản xuất ra một sản phẩm rất cầu kỳ.

Ví dụ: Bạn mua chiếc xe máy 20 triệu đồng thì bạn có thể tạo ra được thu nhập lớn hơn so với giá trị khi bạn mua chiếc xe đó. Tuy nhiên nếu bạn mua 2 chiếc cùng lúc nhưng nhu cầu của bạn chỉ cần một chiếc thì sẽ có một chiếc ít sử dụng hơn. Và khi đó, lợi ích cận biên của nó sẽ giảm.

Xét về các mặt hàng tiêu dùng thì có thể sử dụng số lượng nhiều ở cùng một thời điểm.

Ví dụ như bia; khi uống lon bia đầu tiên, lợi ích của nó cao hơn 20.000 VNĐ mà bạn bỏ ra để mua nó. Nhưng khi sử dụng tới một mức độ nào đó bạn sẽ nhận ra nó không còn xứng với 20.000 VNĐ của bạn.

Đây là tiền đề cho quá trình định giá sản phẩm. Có hai cách định giá phổ biến như sau:

  • Định giá theo chi phí = Tổng chi phí + lợi nhuận mong muốn
  • Định giá theo nhu cầu: dựa trên giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả cho dịch vụ sản phẩm đó.

Như vậy, tiếp tục xét trên ví dụ trên thì cốc bia đầu tiên nên bán với giá 30.000 VNĐ thay vì 20.000 VNĐ, sau đó cốc thứ 2 giảm dần còn còn 18.000 VNĐ. Khi đó khách hàng sẽ thấy được lợi nhuận cận biên tăng dần và tiếp tục sử dụng.

Tạm kết

Trên đây là các kiến thức mà DNSE có thể cung cấp cho bạn và giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về quy luật lợi ích cận biên giảm dần. Nếu biết cách vận dụng vào thực tiễn, quy luật này sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hơn từ đó nâng cao được doanh thu của mình.