Luật giáo dục thi viên chức 2023

Thứ Tư, 03/08/2022, 08:00

Tăng giảm cỡ chữ:

Ngày 02/8/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 3585/BGDĐT-NGCBQLGD về việc triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định số 72-QĐ/TW.

Theo Công văn, tại Quyết định số 72-QĐ/TW - Bộ Chính trị đã giao Bộ Giáo dục bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ năm 2022 - 2026. Trong đó, riêng năm học 2022 - 2023 bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non và phổ thông công lập.

Để triển khai Quyết định số 72-QD/TW, Bộ Giáo dục đề nghị các tỉnh, thành phố khẩn trương tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông trong năm học 2022 - 2023. 

Việc tuyển dụng biên chế giáo viên thực hiện  theo quy định của pháp luật; ưu tiên tuyển dụng giáo viên cho các môn học mới và giáo viên mầm non cho các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn.

3. Trình bày đề xuất tăng lương cơ sở từ 01/7/2023

Chiều 20/10/2022, tại buổi khai mạc phiên họp thứ 14 của Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023.

Trong báo cáo, đồng chí nêu rõ, tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn thấp, đặc biệt hiện nay còn có tình trạng một bộ phận không nhỏ các đối tượng này nghỉ việc, chuyển việc nhất là giáo dục và y tế.

Do đó, đồng chí nhấn mạnh, cần phải hoàn thiện và phát triển hiệu quả chính sách về tiền lương trong đó có điều chỉnh mức lương cơ sở từ 01/7/2023.

Đồng thời, các đại biểu cũng đề xuất tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội khoảng 12,5%; hỗ trợ thêm cho người nghỉ hưu tước 1995, tăng trợ cấp ưu đãi cho người có công với cách mạng và các chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.

Sau đó, khi các đại biểu thảo luận, về kế hoạch tài chính trong ba năm tới từ 2023 - 2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết cần thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng trong đó có cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong khu vực công trong đó có việc chưa cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW trong năm 2023.

Về việc tăng lương cơ sở, đa số ý kiến nhất trí tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng [tăng khoảng 20,8%] áp dụng từ 01/7/2023 và tăng chi trả cho một số đối tượng: Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do Ngân sách Nhà nước đảm bảo và hỗ trợ thêm cho người nghỉ hưu trước 1995 có mức hưởng thấp; tăng trợ cấp ưu đãi người có công và các chính sách khác gắn với lương cơ sở.

Lý giải về nguyên nhân, Uỷ ban Tài chính, Ngân sách cho rằng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lương cơ sở chưa được điều chỉnh từ 2020 đến nay, vẫn giữ nguyên mức 1,49 triệu đồng/tháng đã ảnh hưởng đến đời sống của rất nhiều lao động trong khu vực Nhà nước. Do đó, việc tăng lương cơ sở cho các đối tượng này là phù hợp.

Đồng thời, từ ngày 01/01/2023 sẽ điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận 25-KL/TW ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị.

Riêng các cơ quan đang thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù thì tiếp tục thực hiện cho tới khi cải cách tiền lương. Do đó, các cơ quan, đơn vị đang thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù sẽ tiếp tục áp dụng mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng.

Như vậy, nếu được thông qua thì tăng lương cơ sở sẽ được áp dụng từ 01/7/2023 và điều chỉnh phụ cấp nghề cho cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở sẽ áp dụng từ 01/01/2023.

4. Đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng

Cũng tại buổi họp hôm nay, các cơ quan, đơn vị đang đề xuất phương án tăng mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng thay vì mức cũ đang áp dụng từ 01/7/2020 đến nay là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP. Và thời gian dự kiến áp dụng mức lương cơ sở mới từ 01/7/2023.

Như vậy, nếu đề xuất này được thông qua, sau hai lần "lỡ hẹn" tăng lương cơ sở của năm 2021 và năm 2022 thì mức đề xuất tăng lương cơ sở đã được tăng thêm 200.000 đồng/tháng so với dự kiến trước đó là tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng.

5. Sẽ trình Quốc hội về việc tăng lương cơ sở, lương hưu 

Tại buổi khai mạc phiên họp 16 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội phát biểu khai mạc chi biết: Tại phiên họp này, Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc điều chỉnh tiền lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức.

Hiện nay, khu vực doanh nghiệp đã được điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng từ 01/7/2022 theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP với mức điều chỉnh tăng thêm 6% so với trước đây:

Đơn vị: đồng/tháng

Do đó, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người có công với cách mạng, người nghỉ hưu hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội và khối doanh nghiệp Nhà nước trong lần này sẽ được điều chỉnh mức lương.

Đặc biệt, tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý trình Quốc hội thảo luận, xem xét, quyết định việc chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27, thực hiện tăng lương cơ sở, phụ cấp ưu đãi nghề lĩnh vực y tế, lương hưu cho đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995, ưu đãi đối với người có công.

Đồng thời, tiếp tục khẩn trương chuẩn bị điều kiện tốt nhất để cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước theo tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2018 của Bộ Chính trị.

Như vậy, năm 2023 dự kiến vẫn chưa thực hiện cải cách tiền lương theo tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2018 mà chỉ thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan của Nhà nước.

Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về việc tăng lương cơ sở 2023. Nếu có thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết hơn.

Chủ Đề