Lương đắc bằng là ai


Danh sỹ Lương Đắc Bằng và Lương Hữu Khánh tại nhà thờ họ Lương ở làng Hội Triều,
xã Hoằng Phong, Hoằng Hóa

Báo cáo đề dẫn và các tham luận tại hội thảo đã khẳng định và làm rõ thêm về vai trò lịch sử và khí chất cao quý của hai vị danh sỹ xứ Thanh Lương Đắc Bằng và Lưong Hữu Khánh.


Giáo sư sử học Lê Văn Lan [ngồi giữa] tại buổi hội thảo

Lương Đắc Bằng quê ở làng Hội Triều, xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa. Ông sinh vào thế kỷ 15, đỗ bảng nhãn và ra làm quan, được thăng đến chức Tả thị lang bộ Lễ, kiêm Đông các đại học sỹ. Với bản tính khảng khái, cương trực và không ưa bè phái, ông từng dâng vua bản “Trị bình thập tứ sách” gồm 14 điều khuyên vua nên làm để trị dân và tạo nền thái bình cho đất nước. Vua khen ngợi nhưng không làm theo, ông biết Triều Lê đã đến lúc suy vong, nên từ quan về nhà dạy học và nghiên cứu lý số. Một trong những học trò xuất sắc của ông là Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.


Lương Hữu Khánh là con trai của Lương Đắc Bằng, tuy cha làm quan lớn nhưng chọn cảnh sống thanh liêm, nên ông lớn lên trong cảnh nghèo khó. Ông là người văn võ toàn tài, đỗ nhất thi hương, nhưng đến khi thi hội do có sự thiên vị nên chỉ đỗ nhì, vì vậy ông bỏ kỳ thi đình dưới triều Mạc. Sau này ông theo phò vua Lê, chúa Trịnh, là một trong những người có công khởi nghiệp triều Lê Trung.Tiến Sỹ Nguyễn Hữu Tâm, nguyên giám đốc bảo thư viện sử học khẳng định: Lương Hữu Khánh có tài không chỉ về lý luận quân sự mà còn có tài cả về mặt đánh trận, cuộc chiến tranh thời Trịnh Mạc trong giai đoạn cuối và giữa thế kỷ 16 với khoảng 38 trận đánh nhau lớn, nhỏ thì ông đã chứng minh mình là một người có tài.

Giáo sư sử học Lê Văn Lan phân tích: chúng ta có Hương nguyên Lương Hai tiếp đến bảng nhãn Lương Đắc Bằng, sau đó là thượng thư Lương Hữu Khánh, nếu kẻ một cột dọc từ trên xuống dưới ta có ba đời thân tộc, khi ta gạch nối từ Lương Hai xuống Lương Thế Vinh, tiếp đó lại nối vào lương Đắc Bằng, nối sang trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và nối xuống Lương Hữu Khánh, chúng ta có 2 cột biểu đồ, một bên là hệ thống thân tộc máu mủ ruột già, một bên là thầy trò.


Nhân dịp này, các đại biểu dự hội thảo đã đến dâng hương tưởng nhớ công lao của hai vị danh sỹ Lương Đắc Bằng và Lương Hữu Khánh tại nhà thờ họ Lương ở làng Hội Triều, xã Hoằng Phong, Hoằng Hóa.

< Mai Hương - Lê Phương >

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Lương Đắc Bằng người làng Hội Triều nay thuộc xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, ông sinh năm 1472, cha mẹ đặt tên là Ngạn Ích. Được cha mẹ dạy dỗ từ rất sớm nên từ nhỏ ông đã học chữ rất giỏi, nổi tiếng thần đồng.

Năm 1484 cha ông mất lúc ông mới 12 tuổi. Theo lời dặn lại của cha, ông tìm đến người học trò ưu tú của cha ông là Lương Thế Vinh để theo học. Không phụ lòng tin tưởng của thầy, Trạng Lường Lương Thế Vinh dạy dỗ sớm khuya, ân cần chỉ bảo, ông tiến bộ rất nhanh. Năm 28 tuổi ông thi đỗ Bảng nhãn khoa Kỷ Mùi [1499] đời vua Lê Hiến Tông năm Cảnh Thống thứ 2. Sau khi đậu, ông được nhận chức Tả Thị Lang Bộ Lại, Đông Các Đại học sĩ. Khi đường công danh phát đạt đỉnh cao là lúc ông được triều đình phong chức Thượng thư Bộ lại, tước Đôn Trung Bá.

Trong thời gian làm quan tại triều, Lương Đắc Bằng là một người liêm khiết đem hết khả năng tài trí phục vụ triều đình và dân chúng. Ông được xếp vào hàng ưu tú vì tài văn phú nên từ tên là Lương Ngạn Ích ông được vua ban cho tên mới là Lương Đắc Bằng.

Ông tham gia làm quan trải bốn triều vua thời hậu Lê đó là Hiến Tông, Túc Tông, Uy Mục và Tương Dực.

Trong thời gian tham gia triều chính [khi làm Thượng Thư], ông có dâng lên vua một kế sách trị nước gồm 14 điều mà sử sách xưa thường gọi là Trị bình thập tứ sách. Vốn là một vị đại thần thanh liêm, thẳng thắn lại rất mực trung thành nên những Nho sĩ có tiếng thời ấy như Lê Tung, Lê Nại, Nguyễn Trực... đều rất nể trọng ông.

Sau khi Vua Hiến Tông ở ngôi 8 năm rồi mất, Túc Tông lên ngôi lại băng hà sau đó chưa đầy một năm. Uy Mục lên ngôi vào năm 1505. Vua hiếu sắc, hoang dâm lại nghiện rượu, tàn hại người tông thất, ngầm hại tổ mầu vì oán hận người không ủng hộ việc nối ngôi của mình làm trăm họ đều căm ghét. Tất cả những người tông thất đều bị xua đuổi về Thanh Hoa đã cùng cử Lương Đắc Bằng viết hịch dụ đại thần và các quan. Bài hịch do ông viết với lời lẽ sắc bén đã vạch trần đời sống trụy lạc, xa hoa của một vương triều.

Với một thể chế không gì có thể cứu vãn nổi vì những lời nói phải không lọt tai vua. Dù đã tâu lên nhà vua nhiều lần những điều tâm huyết vì sự vững mạnh của nước nhà nhưng những kế sách trị bình của ông không được thi hành nên năm 1517 đời vua Chiêu Tông ông đã từ quan xin về quê để chăm lo dạy học.

 

Tượng thờ Lương Đắc Bằng ở xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa. [ảnh: Trần Hồng]

Cuộc đời của ông từ người làm quan lại chuyển sang làm thầy. Ông đã đem hết tài năng, chí hướng truyền thụ cho học trò, đặc biệt là những điều tâm huyết đời ông chưa thực hiện được và những người học trò mà ông yêu nhất chính là những thí sinh ưu tú sau này đã nối chí hướng của ông mà đi thi đỗ đạt đó là Nguyễn Bỉnh Khiêm quê Hải Dương thi đỗ trạng nguyên, Đinh Bạt Tụy ở Nghệ An thi đỗ tiến sĩ, Nguyễn Mẫu Đối sau đỗ Bảng nhãn, Nguyễn Thừa Hưu đỗ tiến sĩ, Lại Kim Bảng sau đỗ Hoàng Giáp...

Ngoài việc dạy dỗ học trò theo yêu cầu kiến thức, ông đặc biệt quan tâm việc truyền thụ đạo lý, hun đúc chí hướng nhân tài để học trò khi có thời cơ là có thể giúp nước, giúp đời. Khoa thi Nhâm Tuất đời vua Lê Thái Tông 1442 nhà vua đã ra đề thi hỏi rất tỉ mỉ về trí nhạc, cửu quan, tứ hung, thập loạn... Việc này được trò Nguyễn Bỉnh Khiêm chất vấn thầy vì không hiểu mục đích đề thi hỏi những việc đó nhằm mục đích gì? Thầy Lương Đắc Bằng đã không ngần ngại chỉ cho trò hiểu rằng cách hỏi như vậy là chỉ cho trò thấy trước hết phải học bài cho thuộc, lấy xưa vì nay và vận dụng những điều cốt yếu sát thực vào cuộc sống chứ không phải chỉ học thuộc như loài vẹt vậy.

Có lần Nguyễn Bỉnh Khiêm lại hỏi thầy có phải đời nào cũng có "tứ hung" không? Thầy Lương Đắc Bằng đã giảng giải cho trò hiểu một cách thấu đáo ví như khi gà mẹ ấp nở được một đàn con, khi gà bé đều lít nhít đáng yêu như nhau nhưng khi lớn lên mỗi con một vẻ; hoặc như lá trên cành cũng vậy. Tuy sinh ra cùng một cành, một gốc nhưng không bao giờ có hai lá giống hệt nhau. Cho nên "tứ hung" đời nào cũng có chỉ là do chúng tồn tại dưới các dạng khác nhau mà thôi..

Cuộc đời làm quan của mình, Lương Đắc Bằng luôn giữ mình trong sạch, ông chỉ có năm gian nhà gỗ lợp kè vừa làm buồng ở, vừa thờ gia tiên vừa làm nơi tiếp khách. Bản thân ông vất vả hiếm muộn đường con cái, khi người thiếp có mang ba tháng thì ông đã ngã bệnh rồi qua đời. Trước lúc lâm chung ông đã dặn lại người vợ sau này sinh con trai, hãy đặt tên con là Lương Hữu Khánh và đem con đến gửi Trình Tiên sinh là học trò cũ của ông dạy dỗ, có vậy mới mong nối được chí của ta.

Sau khi ông qua đời, học trò về chịu tang rất đông. Riêng trò Nguyễn Bỉnh Khiêm về làng Hội Triều dựng nhà ở chịu tang thầy ba năm mới về.

Sau khi ông mất được 6 tháng, người thiếp sinh ra con trai theo lời ông bà đặt tên con là Lương Hữu Khánh, Lương Hữu Khánh đã tìm đến thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm theo học như lời cha dặn và sau này ông đã thi đỗ Tiến sĩ thời Lê Trịnh được thăng đến Lại Bộ Thượng Thư.

Trong lịch sử nước nhà Bảng nhãn Lương Đắc Bằng không chỉ được biết đến là một người quan thanh liêm, chính trực mà còn được tri ân là  người thầy mẫu mực của nhiều thế hệ.

Lăng mộ thầy Lương Đắc Bằng được xây cất lại làng Hội Triều nay thuộc xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa.

Năm 1994 khu lăng mộ và nhà thờ của ông đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Video liên quan

Chủ Đề