Lượt visit là gì

Việc nắm vững, phân tích ý nghĩa và có phương pháp cải thiện các chỉ số của Google Analytics, Alexa đã là điều bắt buộc đối với các Webmaster chuyên nghiệp. Tuy nhiên các chủ doanh nghiệp, giám đốc marketing, trưởng phòng bán hàng...là những người trả tiền cho chiến dịch quảng cáo online của họ thì lại không có kiến thức chuyên sâu về chúng. Chính vì vậy, họ thường bị các đơn vị quảng cáo đánh lừa bằng các con số ảo, các lời thuyết trình có cánh và các thủ thuật SEO. Việc này khiến họ trả nhiều tiền cho quảng cáo nhưng hiệu quả chẳng được bao nhiêu.

Trong bài viết này tôi sẽ đi phân tích 10 chỉ số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của một website để các bạn hiểu rõ chúng.

Đầu tiên ta phải hiểu khái niệm Session – Phiên truy cập được định nghĩa là một nhóm tương tác của người dùng [visitor engagement] diễn ra trên website trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Một section kết thúc khi:

  • Thời gian truy cập vượt quá mốc giới hạn gồm 2 trường hợp: 30 phút sau lần tương tác cuối cùng của người dùng trên trang hoặc quá 12h đêm [hay 0h sáng]
  • Thông tin của chiến dịch trực tuyến [campaign] bị thay đổi. Ví dụ: Session sẽ kết thúc khi người dùng rời trang và truy cập lại vào trang qua một chiến dịch quảng cáo khác ban đầu.
  • Ngoài ra, Session còn bị chấm dứt khi người dùng: Đóng trình duyệt web hoặc Truy cập sang một tên miền khác [và không quay lại trang trong vòng 30 phút]

1. Chỉ số "Visits" - "Số lượt truy cập"

Mỗi lượt truy cập tương đương với 30 phút hoạt động trên trang web. Nếu người dùng không hoạt động trên trang web của bạn từ 30 phút trở lên thì bất kỳ hoạt động nào trong tương lai đều được tính là section mới, số lượng Visits tăng. Nhưng nếu người dùng rời khỏi trang web của bạn và trở lại trong vòng 30 phút thì vẫn được tính là section ban đầu [Visits không đổi].

2. Chỉ số "Visitors": số người truy cập vào website trong một đơn vị thời gian.

Được tính theo địa chỉ LAN IP. Chú ý là một công ty có thể có nhiều địa chỉ LAN IP [tùy thuộc vào số lượng máy tính trong mạng nội bộ công ty đó] nhưng chỉ có một địa chỉ duy nhất WAN IP [địa chỉ modem] thôi. Khi bạn truy cập vào một website, bạn có thể mở rất nhiều tab, xem nhiều trang... cho đến khi bạn kết thúc tất cả các thao tác, dữ liệu liên quan đến trang, thì bạn được tính là một visitor. Nếu trong một tháng website có 100 địa chỉ LAN IP truy cập vào thì website đó có chỉ số Visitors/tháng là 100. Mặc dù trong tháng bạn có thể truy cập website này tận 5 lần thì Google sẽ chỉ tính bạn là 1 visitor trong khoảng thời gian đó. Chỉ số Visitor này cũng không đáng tin cậy lắm bởi các webmaster có thể thay đổi LAN IP một cách dễ dàng để tăng lượng visistor truy cập.

3. Chỉ số "Unique Visitors" - Số người truy cập duy nhất vào website trong một đơn vị thời gian.

Được tính theo địa chỉ WAN IP. Chỉ số Unique Visitors này cũng không đáng tin cậy lắm bởi các webmaster có thể dùng thủ thuật fake IP để thay đổi địa chỉ WAN IP một cách dễ dàng.

4. Chỉ số "Pageviews" - "Số trang được xem"

1 page view = 1 lần request trang web về server từ trình duyệt của người dùng, bất kể đó là trang đã truy cập rồi. Ví dụ: ban đầu pageview = 0, khi có 1 người dùng truy cập website, pageview lúc này là 1. Khi họ ấn F5 để load lại trang đó, pageview sẽ là 2, khi họ mở trang khác trên website đó thì pageview sẽ là 3. Chỉ số này rất dễ thao túng bởi chỉ cần ấn F5 liên tục thì chỉ số pageview sẽ tăng vù vù.

5.Chỉ số "Unique Page View" – "Số trang duy nhất được xem"

Tôi ví dụ để các bạn dễ hiểu: nếu trong 1 session người dùng truy cập vào trang A, sau đó mở trang B, ấn F5 để tải lại trang B, rồi lại quay lại trang A thì Google sẽ chỉ tính Unique Page View = 2 trong section đó [mặc dù pageview = 4]. Cứ như thế, sang session khác, quy tắc tính này lại được lặp lại.

6. Chỉ số "Page per Visit" = Page Views/Visits. Số trang xem/lượt truy cập

Tỉ lệ này phản ánh sự hấp dẫn website đối với người xem. Website có nội dung càng hấp dẫn thì người dùng càng dành thời gian để tìm hiểu và đọc các trang khác. Chỉ số này rất quan trọng đối với thuê banner quảng cáo độc quyền vị trí [không thanh toán theo click] bởi vì với cùng một người dùng vào 5 trang liên tiếp trên website thì banner quảng cáo sẽ “đập vào mặt” họ 5 lần khiến hiệu quả quảng cáo tăng chóng mặt.

7.Chỉ số "Time on site" – "Thời gian trung bình trên trang"

Chỉ số này còn gọi là Avg. Visit Duration, là thời gian trung bình cùng 1 lượt truy cập trên website; chỉ số này có ý nghĩa tương tự chỉ số Page Views/Visits, càng lớn nghĩa là càng giữ chân khách hàng trên website càng lâu → họ sẽ đọc nhiều hơn → hiệu quả quảng cáo lớn hơn. Ví dụ: website có Time on site chỉ là 10 giây [người dùng chưa kịp đọc xong nội dung quảng cáo] sẽ kém hiệu quả hơn hẳn website có Time on site là 1 phút.

8. Chỉ số "Bounce Rate" – "Tỷ lệ thoát trang"

Chỉ số này được tính bằng tỷ lệ % lượng truy cập vào website và rời bỏ website mà không xem bất cứ một trang nào khác, nghĩa là chỉ có 1 Pageview trong một session. Tỉ lệ bỏ Web cao do nhiều yếu tố như thời gian tải Web chậm, nội dung không cuốn hút hoặc không phù hợp với người truy nhập, thiết kế giao diện đơn điệu…Website nào có lượt truy cập [traffic] tăng đột biến đồng thời tỷ lệ Bounce Rate cao thì rất có thể là do traffic ảo [bot traffic] do các chương trình được lập trình tự động để tăng thứ hạng website mặc dù thực tế không có người dùng nào ghé thăm trang.

9. Chỉ số "Exit Rate" – "Tỷ lệ thoát"

Được tính bằng tỷ lệ % lượng truy cập vào website và rời bỏ website sau khi đã đọc thêm trang khác. Tức là pageview ≥ 2 trong một section.

10. Chỉ số Alexa

Rất nhiều người tôn sùng chỉ số Alexa và trả rất nhiều tiền cho các website có chỉ số Alexa cao bất chấp các chỉ số khác của website đó rất kém. Đây là điển hình cho việc lãng phí tiền bạc theo kiểu đốt tiền của công tử Bạc Liêu bởi thông tin chủ yếu để xếp hạng website là PageviewsVistors từ các toolbar của Alexa và các đối tác [toolbar này chính là dạng add-on hay plug-in trong các trình duyệt]. Trong khi ước tính thực tế thì toolbar của Alexa chỉ chiếm 1% trong tổng số người dùng internet toàn cầu nên thực chất rank của Alexa là vị trí của website trong cộng đồng người dùng toolbar Alexa. Cộng thêm với việc số lượng người dùng cài đặt Alexa của Việt Nam là khá ít thì chỉ số này phản ánh không thật sự chính xác chỉ số xếp hạng tại Việt Nam. Ngoài ra thì việc tăng thứ hạng Alexa rất đơn giản bằng thủ công cũng như bằng phần mềm:

  • Cài đặt toolbar trên các máy tính của bạn bè, nhân viên trong công ty và thường xuyên truy cập vào website cần tăng rank.
  • DDOS hay mạng botnet: Tấn công DDOS hay sử dụng mạng botnet để “tấn công” vào chính website muốn tăng rank.
  • Hack website khác, đặt các iframe link tới website cần tăng rank và đặt chế độ liên tục refresh.

...

Hi vọng đọc đến đây bạn đã nắm vững được những kiến thức cơ bản để đánh giá một website có chất lượng, từ đó cân nhắc việc hợp tác quảng cáo. Nếu website nào không dám cung cấp 10 thông tin trên mà chỉ đưa ra vài thông tin cơ bản như Pageviews, Visits, Alexa thì bạn nên bỏ qua hợp tác bởi họ đã không trung thực. Nếu có bất cứ khó khăn cần hỗ trợ, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ để được trợ giúp miễn phí.

[GG] Bài viết này giúp bạn phân biệt các thuật ngữ như: Visits, Visitors, Clicks, Pageviews, Unique Pageviews, Sessions & Bounce Rate ... trong quá trình phân tích các dữ liệu Google Analytics.

Bất kỳ Admin của một trang web nào cũng phải làm quen với các khái niệm này. Tuy nhiên, những thuật ngữ và chỉ số trên vẫn bị hiểu nhầm hay sử dụng một cách không chính xác. Dữ liệu khách truy cập trong tài khoản Google Analytics có thể dễ dàng bị diễn giải nhầm do nhiều thuật ngữ giống nhau được sử dụng trong các báo cáo khác nhau. Vì vậy các bạn cần lưu ý các khái niệm sau:

1. Clicks: Nhấp chuột & Visits: Lượt truy cập 

- Clicks: cho chúng ta biết có bao nhiêu lượt khách truy cập click vào mẫu quảng cáo. 

- Visits: là số lượt truy cập [phiên truy cập duy nhất] vào website của chúng ta. Mỗi lượt truy cập tương đương với 30 phút hoạt động trên trang web của người dùng. Như vậy một người có thể click vào mẫu quảng cáo nhiều lần nhưng nếu như thời gian họ ở trên trang không quá 30 phút thì số Clicks vẫn tăng nhưng Visits sẽ không tăng. 

Giả sử bạn truy cập vào website //deargiang.com lúc 8 giờ, sau 2 phút, bạn có việc phải ra ngoài và 28 phút sau mới quay trở lại. Sau đó bạn truy cập vào một trang khác trên site của mình ở phút thứ 31 [tức là lúc 8h31ph]. Như vậy lượt truy cập thứ 2 đã được khởi tính [Visits]. Nói tóm lại, trong 30 phút hoạt động trên website, bạn có vào bao nhiêu trang [trên site mình] đi chăng nữa thì cũng chỉ được tính là 1 lượt của phiên ban đầu [Visit] cho dù bạn có tắt trình duyệt rồi mở lại cũng thế. Nếu bạn tắt trình duyệt, tắt tab, và chỉ tương tác với site từ phút thứ 31 trở đi thì mới được tính làm lượt truy cập thứ 2.

2. Điểm khác biệt giữa Visits & Sessions [Phiên truy cập]

Theo định nghĩa chuẩn của Google thì 1 session cũng tương đương 30 phút hoạt động trên site của người dùng với điều kiện là không có một truy cập sang domain khác chen giữa do người dùng click vào một đường link dẫn sang một trang web khác trên site hiện tại [Outbound link].

Nói một cách dễ hiểu hơn, khi truy cập website ABC.com, bạn duyệt liên tiếp các trang A > B > C. Sau đó tại trang C, bạn click vào một link dẫn đến trang web XYZ.com. Ngay lúc này 1 session đã kết thúc vì bạn đã truy cập một trang ngoài [domain khác]. 

Sau đó, bạn trở lại trang ABC.com để tiếp tục duyệt các trang khác, lúc này session thứ 2 đã được khởi tính nhưng bạn vẫn thuộc lượt truy cập thứ 1 [vì tất cả tác vụ bạn thực hiện vẫn nằm trong phạm vi 30 phút tính từ lúc bạn bắt đầu truy cập ABC.com]. Ngươi ta vẫn thường xem visit và session gần giống nhau, nhưng nếu xét cho kĩ lượng thì số lượng session có thể nhiều hơn visit trong cùng một lượt truy cập.

3. Visitors: Khách truy cập

- Visitors hay Unique Visitors hoặc Absolute Unique Visitors là số người truy cập không trùng lắp vào trang website của bạn trong một đơn vị thời gian. Ví dụ 1 ngày trang của bạn có 500 người vào xem thì Visitor/ngày sẽ là 500. Nếu trong một tháng được chọn để báo cáo, bạn truy cập blog mình 5 lần thì Google sẽ chỉ tính bạn là 1 visitor trong khoảng thời gian đó.  Một Unique Visitor được khởi tính dựa trên 2 yếu tố đó là mốc thời gian mà người dùng bắt đầu truy cập trang web + số ID ngẫu nhiên trên máy tính của bạn.

Thực ra có nhiều tranh cãi về chỉ số này, vì thực sự có ai biết chắc rằng trong khoảng thời gian đó người dùng không xóa Cookies trình duyệt hay thay đổi IP. Biết đâu cũng người dùng đó [nhân dạng] lại truy cập website bạn thông qua máy tính của bạn bè hay ra máy tính của dịch vụ Internet. Dù sao thì con số này cũng  có độ chính xác mang tính tương đối có thể chấp nhận được trong ngành quảng cáo trực tuyến.

4. Pageviews: Số lần xem trang

Giả sử khi có một người truy cập trang web của mình, pageview lúc này là 1. Khi họ load lại trang đó, nó sẽ được tính thêm 1 lượt pageview mới. Một website thông thường sẽ có rất nhiều trang. Mỗi trang được được load thông qua một địa chỉ URL. Mỗi lần bạn F5 trang web hay truy cập một URL nào đó thì đều được tính là một page view. Nói cách khác 1 page view = 1 lần request trang web về server từ trình duyệt của người dùng, bất kể đó là trang đã truy cập rồi.

5. Unique Pageviews: Số lần xem trang duy nhất / Số trang duy nhất được xem

Nếu trong 1 session bạn xem trang A, B, C sau đó quay lại trang A rồi sang trang B, thì Google sẽ chỉ tính số trang bạn đã xem là 3 trang đó là A, B và C, loại bỏ các trang được xem lại. Cứ như thế, sang session khác, quy tắc tính này lại được lặp lại.

Như vậy, thông thường Page Views sẽ là con số lớn nhất trong các chỉ số, tiếp theo là Unique Page ViewsVisits rồi tới VisitorsNắm rõ được các định nghĩa này thì các bạn sẽ có thể nói chuyện một cách chuyên nghiệp và chính xác hơn với advertiser.

6. Page per Visit = Page Views/Visits

Chỉ số này khẳng định mức độ hấp dẫn của nội dung, khiến người dùng phải đi sâu vào tìm hiểu và thưởng thức website. Đối với các quảng cáo đặt cố định thì việc người dùng vào sâu trong trang sẽ tăng hiệu quả ấn tượng của quảng cáo. Bởi lẽ, với cùng một người dùng vào 3 trang liên tiếp trên site thì tại cùng vị trí đó [quảng cáo độc quyền, không chia sẻ] thì banner sẽ “đập vào mặt” họ 3 lần. 

7. Bounce Rate 

Là tỷ lệ % lượng truy cập vào website hoặc từ trang web khác tới website của bạn và rời bỏ website của bạn mà không xem bất cứ một trang nào khác. Có nghĩa là tỉ lệ người truy cập không tìm thấy thông tin hữu ích trên website của bạn. VD: Website của bạn ngày hôm qua có thể đem đến cho bạn 100 visitors, trong đó có 65 người sẽ tiếp tục duyệt xem các trang khác còn 35 người thì không, và theo cách tinh đó Bounce Rate có tỉ lệ là 35%.

8. Để giảm tỉ lệ Bounce Rate, ta phải:

- Cải thiện lại tốc độ load trang của website, giảm tình trạng khách chờ đợi tải trang quá lâu và thoát ra lập tức.

- Hãy đầu tư về mặt nội dung cho thật tốt liên quan đến những gì mà khách truy cập tìm kiếm đến. Những bài viết hời hợt sẽ không giữ chân người dùng lâu. 

- Bên cạnh đó thiết kế phải thật rõ ràng, dễ nhìn. Các tiêu đề, navigate link phải cuốn hút và kích thích khách truy cập click vào đó.

- Kết hợp với việc tận dụng cấu trúc Internal Links một cách thích hợp. Giả sử, khách truy cập đến với site của bạn với một tìm kiếm cụ thể nào đó nhưng nội dung lại không phù hợp, và nếu có một số liên kết đến với các chủ đề có liên quan sẽ giúp giữ chân được họ ở lại site bạn lâu hơn.

- Tự động tạo ra các bài viết liên quan bằng việc tagging các từ khóa thích hợp, chế độ scroll up hoặc xem thêm ... Điều này có công dụng rất lớn trong việc cung cấp một danh sách các bài viết bổ sung có liên quan đến chủ đề bài viết hiện tại.

Phân tích & Tổng hợp: GiangGina

Video liên quan

Chủ Đề