Mặt trái của ngành tài chính ngân hàng

Làm từ sáng đến tối

“Em mới ra trường và đã nộp hồ sơ thi vào vị trí giao dịch viên của ngân hàng S. Em chưa có người yêu. Em nghe mọi người nói vào “bank” làm sẽ không có người yêu. Điều này có phải thật không các anh chị?”.

Đây là một câu hỏi của thành viên có tên Hoàng Lan Anh, đăng tải trên một diễn đàn về ngân hàng và nhận được hàng nghìn lượt tương tác, bình luận. Trong số đó, nhiều phản hồi đến từ các nhân viên nữ đã có kinh nghiệm làm việc 5 - 10 năm.

Nhân viên ngân hàng có hình ảnh chỉn chu, hào nhoáng nhưng chịu nhiều áp lực [Trong ảnh: Nhân viên BIDV tư vấn cho khách hàng tới giao dịch] Ảnh: Tạ Hải

Điều thú vị là đa số các bình luận phản hồi đều thống nhất một nội dung là: “Không em nhé!”. Thậm chí, nhiều người còn “thêm dầu vào lửa”: “Nếu em đang ế sẵn, vào ngân hàng em sẽ ế luôn!”…

Chia sẻ với PV Báo Giao thông, chị Đặng Hương Quỳnh, Trưởng phòng marketing và truyền thông của một ngân hàng tầm trung có trụ sở Hà Nội cho biết, chị đã làm việc ở ngân hàng hơn 10 năm kể từ khi tốt nghiệp đại học.

Ngày mới ra trường, chị phải nỗ lực để đạt thành tích, sau đó lại phấn đầu từ nhân viên lên quản lý, đến khi lên làm quản lý thì trăm việc đổ đầu. Từ ngày đi làm, chị chưa có một ngày nào được về nhà trước 9h tối.

“Đó cũng là lý do vì sao đến nay đã qua tuổi “băm” mà tôi vẫn cô đơn lẻ bóng. Các nhân viên của tôi, phân nửa đều rất xinh xắn, điển trai nhưng vẫn chưa lập gia đình, đang độc thân hoặc chỉ mới có người yêu”, chị Quỳnh chia sẻ.

Chị Lương Thùy Dung, nhân viên một ngân hàng cổ phần top đầu có trụ sở ở Hà Nội, đã lập gia đình và có một con trai 3 tuổi cho hay, công việc khiến chị không còn thời gian dành cho chồng, con.

“Sáng nào cũng phải có mặt ở ngân hàng trước 8h. Tối cũng 8h mới về đến nhà. Hôm nào cũng phải 9h tối mới được chạm vào bát cơm. Từ lúc con 6 tháng đến nay, tôi chưa cho con ăn được một bữa đàng hoàng vì ngày nào cũng về muộn”, chị Dung kể.

“Con ngáo ộp” KPI

Nhân viên ngân hàng Vietcombank phục vụ khách hàng tại quầy giao dịch

Ngoài áp lực thời gian, nhân viên ngân hàng chịu áp lực rất lớn các chỉ tiêu công việc.

Chu Hoài Nam, nhân viên tín dụng trong một ngân hàng “big 4” [4 ngân hàng lớn nhất] tâm sự: “Em mới đi làm được một thời gian ngắn. Do em mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm nên em thực sự rất áp lực, stress vì KPI, các vấn đề nghiệp vụ, quy trình... Đi ngủ em cũng nằm mơ thấy mình đi bán thẻ tín dụng, mở thẻ ATM. Gần như ngày nào đi làm em cũng nghĩ tới chuyện nghỉ việc!”.

Nam cũng cho biết, đang rất phân vân có nên nghỉ việc hay cố thêm một thời gian nữa để lấy kinh nghiệm.

“Em xác định làm ở ngân hàng là phải sống với KPI. Dù có nghỉ ngân hàng lớn chuyển sang ngân hàng nhỏ hơn thì cũng vậy. Trừ khi không làm ngân hàng nữa. Em trầm cảm thật sự”, Nam nói.

Không chỉ những nhân viên ở ngân hàng lớn như Nam, mà nhiều nhân viên ngân hàng cổ phần nhỏ cũng bị “áp” chỉ tiêu, chịu áp lực cao.

Giao dịch viên Nguyễn Hoàng, chi nhánh Thanh Xuân của một ngân hàng quy mô nhỏ cho biết, trong bộ chỉ tiêu, ngoài bút toán còn chỉ tiêu bán hàng [sản phẩm thẻ, huy động, bảo hiểm...].

“Riêng về huy động, em được giao 4 tỷ, mở 5 thẻ tín dụng, 60 triệu bảo hiểm mỗi tháng. Nhưng tháng vừa rồi mới đạt hơn 500 triệu. Gia đình em không mấy khá giả, bạn bè cũng không nhiều nên 4 tỷ thực sự là một con số rất lớn”, Hoàng chia sẻ.

Chuyện chỉ tiêu huy động không chỉ áp lực với nhân viên. Trưởng phòng giao dịch Cầu Giấy một ngân hàng tầm trung kể, nhân viên ở đây không ai dám than vãn chuyện chỉ tiêu huy động và KPI.

Bởi, trong ngân hàng vẫn lưu truyền câu chuyện từ cách đây mấy năm, khi ngân hàng khó khăn do tái cơ cấu, kể cả thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban giám đốc, giám đốc chi nhánh, giám đốc phòng giao dịch… đều bị giao chỉ tiêu huy động.

Thành viên hội đồng quản trị bị giao cao nhất, gấp đôi giám đốc chi nhánh ở thành phố lớn và gấp ba lần nhân viên.

Lương có cao như đồn thổi?

Làm nhân viên ngân hàng chịu nhiều áp lực đã rõ, nhưng đổi lại, ngân hàng là ngành có thu nhập cao và ổn định ngay cả trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến hàng triệu nhân viên ngành khác bị mất việc làm.

“Nhưng không phải vị trí nào cũng cao như báo chí nói là mấy chục triệu. Đó là mức trung bình cộng”, Nguyễn Hòa Bình, nhân viên vị trí thanh toán quốc tế của ngân hàng V. nói.

Bình lấy ví dụ ngay bản thân: Nhân viên thanh toán quốc tế, kinh nghiệm làm việc 3 năm, thời gian làm việc từ 8h sáng đến 8h tối, buổi trưa nghỉ 1 tiếng rưỡi và lương đóng bảo hiểm là gần 10 triệu đồng.

“Tất nhiên là mỗi trường hợp một khác. Như một vị trí khác trong ngân hàng không chịu áp KPI, thời gian làm việc chỉ từ 8h sáng đến 6h30 chiều chỉ nhận được 7,2 triệu đồng”, Bình thông tin.

Tìm hiểu của PV Báo Giao thông, mỗi vị trí việc làm tại ngân hàng đòi hỏi các kỹ năng khác nhau và cũng nhận được mức lương khác nhau.

Đơn cử vị trí giao dịch viên tại các ngân hàng được cho là ít áp lực nhất nhưng đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, xử lý vấn đề nhanh nhẹn và chính xác, ngoại hình ưa nhìn, trung thực và cẩn thận. Vị trí này thường được trả lương 7 - 8 triệu đồng/người/tháng.

Vị trí có lương 10 - 15 triệu đồng/tháng là nhân viên quan hệ khách hàng. Lương cao hơn nhưng cũng áp lực hơn, ngoài ngoại hình phải có kiến thức và kỹ năng kinh doanh, tư vấn, hỗ trợ khách hàng sử dụng dịch vụ.

Một vị trí có thu nhập cao hơn nữa là chuyên viên phân tích tài chính, lương tính bảo hiểm dao động 15 - 30 triệu đồng/người/tháng với điều kiện là am hiểu tài chính, ngân hàng, có năng lực xuất sắc, thành thạo các phần mềm thống kê, phân tích, có khả năng phân tích tổng hợp và đưa ra các phán đoán cũng như khuyến nghị…

Ngoài ra, các vị trí chịu áp lực KPI còn được hưởng thu nhập tăng thêm nhờ hiệu quả kinh doanh.

Bình cho biết, vị trí nhân viên kinh doanh, tín dụng có thể nhận lương khoảng 10 - 15 triệu đồng/tháng nhưng nếu tính cả thu nhập tăng thêm có thể lên tới hơn 30 triệu, thậm chí có người xuất sắc lên tới 50 triệu đồng mỗi tháng.

Giám đốc chi nhánh Cầu Giấy của một ngân hàng Nhà nước tiết lộ, với những vị trí quản lý như trưởng phòng, giám đốc chi nhánh, giám đốc bộ phận sẽ có mức lương cao hơn một bậc, thậm chí gấp đôi, gấp ba nhân viên.

Giữa các loại hình ngân hàng Nhà nước, ngân hàng tư nhân, ngân hàng nội địa và ngân hàng quốc tế cũng có mức lương khác nhau.

“Lãnh đạo ở các vị trí này có thu nhập 30 triệu, 50 triệu thậm chí trăm triệu là bình thường vì áp lực rất lớn”, vị giám đốc chi nhánh nói.

Ngoài lương, nhân viên cũng như lãnh đạo đều có các khoản thưởng 2 - 6 tháng lương, thậm chí nhiều hơn. Chính vì vậy, nhiều ngân hàng chia đều các khoản thưởng này trong các quý mà không dồn vào dịp Tết để “giảm sốc” cho các ngành khác mỗi khi công bố thưởng Tết.

Tổng cục Thống kê mới đây đã công bố những ngành kinh tế có thu nhập bình quân lao động ở mức cao.

Trong đó, ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đứng đầu với thu nhập cao nhất là 9,608 triệu đồng/người/tháng.

Đứng thứ hai là ngành thông tin và truyền thông với 9,538 triệu đồng/người/tháng.

Đứng thứ ba là hoạt động kinh doanh bất động sản với 9,071 triệu đồng/người/tháng. Có thu nhập bình quân thấp nhất là lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản với khoảng 4,3 triệu đồng/người/tháng.

[Theo Báo Giao Thông]

Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, có đến 70% sinh viên ra trường làm trái ngành. Không phải ai sau khi tốt nghiệp cũng đều tìm được cho mình một công việc đúng chuyên ngành. Có rất nhiều bạn chủ động làm trái ngành phù hợp hơn, nhưng cũng không ít trường hợp bất đắc dĩ phải tìm cho mình một công việc để kiếm sống.

Vậy câu hỏi cần trả lời là “Có nên làm trái ngành hay không?” Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé:

Làm trái ngành bạn mất gì?

Mất thêm thời gian để được đào tạo lại chuyên môn khác: Xung quanh vấn đề được – mất khi làm trái ngành, trái nghề, có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra. Kiến thức khi học Đại học là rất quan trọng, vì đó là chuyên môn mà chúng ta được đào tạo bài bản, có hệ thống, nhằm phục vụ cho công việc tương lai. Làm trái ngành, đồng nghĩa với việc chúng ta phải bắt đầu một công việc hoàn toàn mới, chúng ta phải chấp nhận làm lại từ đầu và đi chậm hơn so với những bạn cùng trang lứa.

Chọn ngành học không phù hợp ngay từ đầu: Nhiều trường hợp làm trái ngành xuất phát từ việc bạn học sai ngành ngay từ khi mới bước chân vào cổng trường đại học. Thời cấp 3 do thiếu kinh nghiệm thực tế, cũng như không được hướng nghiệp rõ ràng, bạn không chọn được ngành phù hợp. Nếu đã không hợp với ngành thì việc làm trái ngành là điều tất yếu.

Đánh mất lợi thế cạnh tranh khi ứng tuyển công việc: Về vấn đề tuyển dụng, các doanh nghiệp cần nguồn nhân lực có trình độ cao. Họ luôn tìm kiếm những người có năng lực chuyên môn phù hợp với công việc. Đương nhiên việc bạn làm trái ngành là không có chuyên môn của ngành mới, xem như bạn đã đánh mất lợi thế cạnh tranh của bạn so với các ứng viên khác. Bởi vậy mới nói không ai cứ muốn làm trái ngành cũng được.

Làm trái ngành bạn được gì?

Tích lũy kinh nghiệm: Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để tìm một công việc không hề dễ. Vì vậy, nhiều bạn chọn làm trái ngành [hoặc buộc phải làm trái ngành], miễn là có lương để trang trải cho cuộc sống. Kiến thức đại học thường mang tính hàn lâm nên khi ra trường, bạn cần tích lũy rất nhiều kinh nghiệm làm việc trong những môi trường khác nhau. Đó cũng là cách để bạn nhanh chóng trưởng thành hơn. Nếu cứ chăm chăm tìm việc đúng ngành mà mãi không tìm được công việc ưng ý, thì bạn sẽ để thời gian trôi qua một cách lãng phí, tốn kém nhiều chi phí phát sinh khác.

Rèn luyện kỹ năng mềm: Kiến thức chuyên ngành bạn được học là rất quan trọng, nhưng đó không phải là tất cả. Có những kỹ năng mà chỉ khi bạn va vấp bạn mới có thể tích lũy được, ví dụ như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm,… Vì vậy, đừng nghĩ rằng làm trái ngành là lãng phí vô ích, vì đây cũng là quãng thời gian trải nghiệm, mang lại những lợi ích nhất định cho bạn sau này.

Khám phá năng lực bản thân: Một lợi ích to lớn của làm trái ngành mà chúng tôi muốn đề cập đến, đó là việc bạn khám phá được năng lực của bản thân. Tại Việt Nam, việc định hướng nghề nghiệp vẫn chưa được xây dựng một cách có hệ thống, vì vậy, học sinh sinh viên thường bị mông lung khi chọn ngành, chọn trường; thậm chí là đến khi tốt nghiệp đại học vẫn chưa biết sau này sẽ làm gì. Chỉ khi làm việc tại một vị trí cụ thể, bạn mới biết yêu cầu của công việc là gì và bạn cần làm gì để đáp ứng công việc đó. Làm trái ngành là một thử thách và cũng là cơ hội để bạn được trải nghiệm, được khai phá khả năng của bản thân. Biết đâu bạn sẽ chọn được ngành phù hợp khi thử trải nghiệm nhiều ngành nghề khác nhau như vậy?

Làm trái ngành nên hay không?

Đại học được ví như công đoạn xây dựng nền móng – chính là kiến thức chuyên ngành cùng kỹ năng cần thiết cho bạn khi ra đời. Còn việc phát triển từ nền móng ấy như thế nào, là cả quá trình học tập bền bỉ từ công việc, từ đồng nghiệp, từ xã hội. Nếu có nền móng vững chắc, thì ngôi nhà của bạn sẽ kiên cố, khang trang.

Bởi vậy dù làm trái ngành hay đúng ngành, chính bạn phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức. Chỉ có chuyên môn vững vàng mới là điều kiện để bạn gắn bó với công việc đã chọn. Suy cho cùng, làm nghề nào thì điều quan trọng nhất vẫn là cảm thấy vui vẻ, có đủ kinh phí để nuôi sống bản thân gia đình và có cơ hội phát triển trong tương lai.

Video liên quan

Chủ Đề