Mẫu giấy ra trạm y tế

Ngày 29 tháng 12 năm 2017 Bộ Y tế ban hành Thông tư số 56/2017/TT- BYT Quy định chi tiết thi hành luật Bảo hiểm xã hội và luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế; Công văn 1492/KCB-PHCN&GĐ về cấp hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ BHXH đối với người lao động.

Theo đó, để đảm bảo quyền lợi của người lao động và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, Cục Quản lý khám, chữa bệnh chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phân công chăm sóc, điều trị COVID-19 bao gồm các bệnh viện dã chiến, cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, Trung tâm y tế, Trạm y tế, Trạm y tế lưu động tuân thủ việc cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động là F0 theo đúng quy định tại Chương IV, các mẫu quy định tại phụ lục của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế, cụ thể như sau:

1. Hình thức và thẩm quyền cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và cách ghi nội dung giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

a) Đối với trường hợp người lao động là F0 điều trị nội trú hoặc cách ly tập trung tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 thuộc phường, xã, quận, huyện (cơ sở cách ly tập trung F0).

- Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, bệnh viện điều trị COVID-19 cấp giấy ra viện đúng quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư số 56/2017/TT- BYT.

- Cơ sở thu dung, diều trị COVID-19 thuộc phường, xã, thị trấn, huyện, thị, thành phố (tầng 1) sử dụng mộc của bệnh viện được giao phụ trách theo quy định tại mục 5.3, Quyết định 4111/QĐ-BYT ngày 26/8/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng.

b) Đối với trường hợp người lao động là F0 cách ly tại nhà:

- Trung tâm y tế huyện, thị, thành phố, Trạm y tế phường, xã, thị trấn chăm sóc và quản lý F0 tại nhà sẽ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT.

- Trong trường hợp Trạm y tế lưu động, Tổ chăm sóc người nhiễm COVID- 19 tại cộng đồng hỗ trợ chăm sóc F0 tại nhà thì bác sĩ được phân công trực tiếp chăm sóc F0 ký xác nhận vào vị trí "người hành nghề KB, CB", đơn vị chủ quản là Trung tâm y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức chịu trách nhiệm ký đóng dấu vào giấy chứng nhận hoặc ủy quyền bằng văn bản cho Trạm y tế phường, xã, thị trấn ký đóng dấu.

c) Đối với trường hợp người lao động là F1 cách ly cơ sở tập trung, tại nhà:

Trạm y tế xã, phường, thị trấn sẽ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư số 56/2017/TT- BYT.

2. Một lần khám, người bệnh được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tối đa là 30 ngày. Trường hợp F0 cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người F0 phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

3. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người hành nghề được phân công chăm sóc, điều trị COVID-19 khẩn trương đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký sử dụng trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định tại mục c, khoản 5, Điều 26 của Thông tư số 56/2017/TT-BYT nếu chưa đăng ký.

4. Đối với các hồ sơ, giấy tờ không theo mẫu quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT nêu trên do các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cấp cho người lao động nghỉ ngoại trú quá 30 ngày cho một lần khám bệnh, chữa bệnh và cấp các giấy tờ khác mà BHXH đã tiếp nhận, đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tạo điều kiện cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội nếu người lao động có đầy đủ hồ sơ xác nhận đã cách ly hoặc điều trị theo mục a, khoản 5, Điều 26 của Thông tư số 56/2017/TT- BYT.

Đề nghị Giám đốc các đơn vị triển khai cho các bộ phận liên quan, các Trạm y tế xã, phường, thị trấn, Trạm y tế lưu động, Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng triển khai thực hiện đúng quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị liên hệ Sở Y tế để giải quyết./.

Nguồn: Công văn số 7234/SYT-NV

Cho tôi hỏi, tuần trước anh của tôi có nhập viện điều trị sốt xuất huyết. Khi ra viện bệnh viện có cấp giấy ra viện để anh tôi làm thủ tục hưởng chế độ ốm đau. Tuy nhiên, do không để ý kỹ thông tin trên giấy khi về nhà thì mới phát hiện ra thông tin trên giấy ra viện bị sai, vậy trong trường hợp này có thể yêu cầu bệnh viện sửa lại thông tin được hay không?

Việc cấp giấy ra viện được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về cấp giấy ra viện như sau:

"Điều 15. Cấp giấy ra viện
1. Thẩm quyền cấp giấy ra viện: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú.
2. Mẫu và cách ghi giấy ra viện thực hiện theo quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp người bệnh được lưu tại Trạm y tế xã theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014 của liên tịch Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế khi kết thúc điều trị, theo dõi tại Trạm y tế thì được cấp giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này."

Theo đó, mẫu giấy ra viện theo quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT.

Thẩm quyền cấp giấy ra viện là Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú.

Mẫu giấy ra trạm y tế

Giấy ra viện

Cách ghi giấy ra viện được hướng dẫn như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?

Theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT hướng dẫn ghi giấy ra viện như sau:

"I. Phần Mã số BHXH/Thẻ BHYT:
Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
II. Phần chẩn đoán:
- Phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mà bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày;
- Trường hợp đình chỉ thai nghén: Ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén.
II. Phần phương pháp điều trị:
Ghi chỉ định điều trị. Trường hợp phải đình chỉ thai nghén:
- Dưới 22 tuần tuổi thì căn cứ tình trạng thực tế để ghi phương pháp điều trị theo một trong các trường hợp sau: Sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai, trừ trường hợp giảm thiểu thai trong quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm;
- Từ 22 tuần tuổi trở lên ghi rõ là đẻ thường, đẻ thủ thuật hay mổ đẻ.
Việc xác định tuần tuổi của thai dựa vào ngày có kinh cuối cùng hoặc kết quả siêu âm trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trường hợp người bệnh phải đình chỉ thai nghén vì lý do bệnh lý thì ghi rõ chẩn đoán theo hướng dẫn chuyên môn đồng thời ghi cụm từ "(phá thai bệnh lý)" ngay sau phần chẩn đoán. Ví dụ: Chửa ngoài tử cung (phá thai bệnh lý).
III. Phần ghi chú:
Ghi lời dặn của thầy thuốc, Cách ghi lời dặn của thầy thuốc trong một số trường hợp:
- Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú: Ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày.
- Trường hợp lao động nữ cần nghỉ để dưỡng thai thì sau khi ghi số ngày nghỉ phải ghi rõ là "để dưỡng thai". Ví dụ: Số ngày nghỉ: 10 ngày để dưỡng thai. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày.
- Trường hợp người có thai từ 22 tuần tuổi trở phải đình chỉ thai nghén thì ghi là đẻ non, con chết.
- Trường hợp đẻ non ghi rõ số con và tình trạng con sau sinh.
- Trong trường hợp người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh.
IV. Ngày, tháng, năm và chữ ký:
- Việc ghi ngày, tháng, năm tại phần chữ ký của Trưởng khoa điều trị phải trùng với ngày ra viện.
- Tại phần "Trưởng khoa": Trưởng khoa hoặc Phó trưởng khoa ký tên theo quy chế làm việc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Tại phần "Thủ trưởng đơn vị": Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có 01 người có đủ thẩm quyền khám và ký giấy ra viện thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu vào phần người thủ trưởng đơn vị."

Có thể yêu cầu bệnh viện sửa lại thông tin trên Giấy ra viện bị sai được không?

Theo khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

"Điều 26. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
[...]
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:
a) Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:
- Bị mất, bị hỏng;
- Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
- Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
- Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp cấp lại phải đóng dấu "Cấp lại" trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
b) Bổ sung, sửa đổi nội dung trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Sau khi bổ sung, sửa đổi nội dung phải đóng dấu treo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (dấu đã đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội) tại phần nội dung bổ sung, sửa đổi.
[...]"

Như vậy, trong trường hợp bệnh viện đã cấp giấy ra viện nhưng thông tin trên giấy bị sai sót thì bệnh viện sẽ có trách nhiệm cấp lại giấy ra viện và đóng dấu "Cấp lại" trên giấy ra viện hoặc bổ sung, sửa đổi giấy ra viện theo quy định tại điểm b nêu trên.

Trong trường hợp sửa đổi, bổ sung thì trên nội dung phải đóng dấu treo của bệnh viện (lưu ý dấu này phải được đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội).

Căn cứ vào quy định nêu trên, trong trường hợp của mình thì người anh của bạn cần liên hệ lại với phía bệnh viện để được cấp lại hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung giấy ra viện để đảm bảo quyền lợi cho người anh này được hưởng các chế độ theo đúng quy định pháp luật.

Mẫu giấy ra trạm y tế

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy ra viện
Mẫu giấy ra trạm y tế

1064 lượt xem Lưu bài viết

Bài viết này có hữu ích với bạn không?