Mẹo chữa sốt khi mọc răng bằng lá hẹ

Thời điểm bé mọc răng sữa chính là một dấu mốc quan trọng, đánh dấu quá trình phát triển của con yêu, sự lớn lên của trẻ. Thông thường từ lúc 6 tháng tuổi trở đi, nhiều mẹ sẽ rất háo hức đón chờ chiếc răng sữa đầu tiên của con nhú lên. Nhưng không đơn giản như vậy, đa số trẻ mọc răng sẽ đi kèm với hiện tượng sốt, thậm chí có thể gây nên tình trạng nguy hiểm cho trẻ.

Trẻ bắt đầu mọc cái răng đầu tiên khi nào?

Thông thường trong giai đoạn từ 4 – 7 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc cái răng đầu tiên và nhiều mẹ áp dụng cách lá hẹ mọc răng không sốt với mục đích giúp con thoát khỏi những cơn sốt hành hạ.

Tuy nhiên cũng có em bé sẽ mọc răng sớm hơn một chút khi mới khoảng 3 tháng tuổi. Răng cửa dưới thường là chiếc răng đầu tiên mọc lên, tiếp đó là hai răng cửa trên, hai răng cửa bên hàm trên, sau đó mới đến hai răng cửa bên hàm dưới.

Thông thường trong giai đoạn từ 4 – 7 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc cái răng đầu tiên

Một thời gian sau đó, những chiếc răng hàm đầu tiên mới bắt đầu xuất hiện. Các răng nanh hàm trên mọc sau cùng. Đa phần, trước thời điểm được 3 tuổi, các bé đều có 20 cái răng sữa đầu đời.

Cũng có thể căn cứ vào đó để thấy, nếu con lớn hơn 3 tuổi mà chưa có đủ răng, bạn hãy đưa con đi khám để biết rõ tình trạng sức khỏe răng miệng của bé. Khám sức khỏe răng miệng cho trẻ thường xuyên cũng giúp các bác sĩ phát hiện kịp thời những vấn đề răng miệng của bé như sâu răng, sưng nướu…

Trong một số trường hợp hiếm, trẻ sơ sinh vừa ra đời đã có sẵn 1 – 2 chiếc răng [còn gọi là răng sơ sinh] hoặc chỉ vài tuần sinh ra đã mọc răng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến quá trình bé bú hoặc răng bị lung khiến bé có nguy cơ nghẹt thở. Khi đó, bạn nên đưa bé đi khám để được xử lý đúng cách. Còn nếu chúng không ảnh hưởng đến bé, bạn không cần lo lắng quá đâu nhé.

2. Thực hư phương pháp rơ lá hẹ mọc răng không sốt cho bé

Khi trẻ sơ sinh tròn 100 ngày hay còn gọi là 3 tháng 10 ngày, các bà, các mẹ thường truyền tai nhau phương pháp rơ lưỡi cho bé bằng cỏ mực, hay phương pháp lá hẹ mọc răng không sốt.

Dân gian cho rằng những thành phần dưỡng chất trong lá hẹ sẽ giúp cho bé vệ sinh sạch sẽ phần lưỡi và khoang miệng. Bên cạnh đó còn giúp bé không bị sốt và giảm đau, viêm sưng trong quá trình mọc răng sắp đến.

Biện pháp lá hẹ mọc răng không sốt theo quan niệm xa xưa

Bên cạnh đó, biện pháp lá hẹ mọc răng không sốt theo quan niệm xa xưa còn là một cách để cầu chúc cho bé ăn mong chóng lớn, không gặp phải bất kỳ bệnh tật gì.

Mặc dù đây là một phương pháp được người xưa truyền lại chứ chưa có cơ sở khoa học chứng minh nhưng nhiều trường hợp áp dụng biện pháp rơ lá hẹ mọc răng không sốt cho trẻ cũng được nhiều bà mẹ khẳng định là mang lại hiệu quả khá cao.

3. Có nên rơ lá hẹ mọc răng không sốt cho trẻ?

Phương pháp này chỉ được truyền miệng từ dân gian, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tính hiệu quả của mẹo nhỏ này. Chính vì thế, các mẹ bỉm sữa nên thận trọng khi áp dụng phương pháp này cho con mình. 

Bác sĩ Nguyễn Văn Lân – Viện Y học cổ truyền Quân đội cho biết, phương pháp rơ lá hẹ mọc răng không sốt cho con khi trẻ được tròn 100 ngày giúp bé không bị sốt khi mọc răng là theo quan niệm dân gian, chưa có chuyên gia nào khẳng định. Và đã có người làm an toàn cho con. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý phải làm rất sạch, rửa sạch lá hẹ rồi mới ép lấy nước để rơ nướu cho trẻ. 

4. Cách rơ lá hẹ mọc răng không sốt cho trẻ

Khi trẻ mọc răng sữa thường hay bú tay, nghiến răng và chảy nước miếng nhiều các mẹ thông thái hãy chọn một ít lá hẹ tươi, rửa thật sạch, xay nhuyễn rồi vắt nước cốt lá hẹ cho vào bát sạch.

Khoảng 30 phút sau khi bé bú xong, mẹ dùng tay quấn gạc tiệt trùng rồi chấm vào bát nước lá hẹ xay để gạc ngấm nước. Sau đó nhẹ nhàng đưa ngón tay vào miệng trẻ, chà xát nhẹ nhàng vào vùng nướu và khoang miệng bé vài lần.

Ngoài cách trên, một phương pháp từ lá hẹ khác mà mẹ có thể áp dụng đó là cắt lá hẹ thành các khúc nhỏ rồi cho vào chén. Đổ nước nóng vào nhưng đừng để lá chín quá. Sau đó dùng đũa chà xát lá hẹ ra rồi lọc lấy nước. Dùng gạc chấm hỗn hợp đó rồi thoa vào nướu của bé.

Tuy nhiên, mẹ cũng nên thận trọng khi áp dụng cách lá hẹ mọc răng không sốt này nhé, nếu bé có biểu hiện bất thường hãy dừng lại ngay.

Mẹo rơ lá hẹ mọc răng không sốt cho bé

5. Những lưu ý mẹ cần nắm được khi trẻ sốt mọc răng

Trong giai đoạn mọc răng, trẻ thường quấy khóc. Vì vậy, việc bổ sung các dưỡng chất đầy đủ cho cả mẹ và bé là vô cùng quan trọng.

Mẹ tuyệt đối không cho bé ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo vì rất dễ tạo cho trẻ thói quen xấu, dễ dẫn tới sâu răng và bị viêm nhiễm do ăn của ngọt.

Ngoài việc sử dụng lá hẹ giúp trẻ mọc răng không bị sốt thì việc giữ vệ sinh khoang miệng cho bé luôn sạch sẽ là điều vô cùng quan trọng. Tăng cường cho trẻ uống nước lọc, súc miệng thường xuyên và lau miệng bằng khăn mềm cho trẻ sau khi ăn.

Không cho con trẻ sử dụng đồ chơi có những đầu nhọn vì thời điểm mọc răng bé luôn cảm thấy ngứa nướu và thường có thói quen đưa các vật cầm được lên miệng cắn. Nếu chẳng may đồ chơi làm tổn thương miệng thì sẽ làm hại đến nướu của bé.

Rơ lưỡi là một trong những hoạt động vệ sinh răng miệng quan trọng cho trẻ sơ sinh. Còn về tác dụng của mẹo rơ lá hẹ mọc răng không sốt cho bé thì vẫn chưa có chuyên gia nào khẳng định.

Thanh Hoa

Trẻ khi bắt đầu mọc răng thường có biểu hiện sốt khiến các mẹ vô cùng lo lắng. Ngoài cách sử dụng thuốc hạ sốt, không ít mẹ tìm đến lá hẹ để phòng ngừa hoặc hạ sốt cho bé. Vậy lá hẹ chữa sốt mọc răng có thực sự hiệu quả?

1. Tác dụng của lá hẹ với trẻ sốt mọc răng

Hẹ là loại cây được trồng phổ biến ở nước ta để làm rau ăn [gia vị] và làm thuốc. Về thành phần hóa học, trong hẹ có chứa các hoạt chất như allcin, sulfit, odorin,… có tác dụng kháng sinh đối với một số vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, lá hẹ còn giúp làm sạch và ngăn ngừa nấm miệng.

Lá hẹ có tác dụng như kháng sinh tự nhiên

Trẻ khi mọc răng thường chỉ sốt nhẹ, tuy nhiên trẻ lại hay quấy khóc, kém ăn nên sức đề kháng giảm đi, rất dễ bị các mầm bệnh xâm nhập. Do đó, sử dụng lá hẹ như kháng sinh tự nhiên vừa an toàn vừa giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh. Lá hẹ có vị không quá cay và nóng nên cũng dễ dùng đối với trẻ.

2. Cách rơ lá hẹ cho bé mọc răng không sốt

2.1. Cách rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ xay nhuyễn

* Nguyên liệu: Lá hẹ, nước ấm, 1 miếng gạc lưỡi

* Cách thực hiện:

Bước 1: Lá hẹ đem ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 – 15 phút, sau đó rửa sạch.

Bước 2: Cho lá hẹ cùng 1 ít nước ấm vào máy xay nhuyễn.

Bước 3: Lọc lấy nước lá hẹ và bỏ phần bã.

Lá hẹ say nhuyễn dùng rơ lưỡi cho bé

Bước 4: Cuốn gạc lưỡi vào ngón tay trỏ của mẹ.

Bước 5: Bế bé lên tay và giữa chắc đầu.

Bước 6: Thấm gạc lưỡi vào nước hẹ rồi nhẹ nhàng lau lên bề mặt lưỡi và xung quanh khoang miệng bé.

2.2. Cách rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ chín

* Nguyên liệu: Lá hẹ tươi, nước nóng, rơ lưỡi

* Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch lá hẹ và cắt thành từng khúc nhỏ.

Bước 2: Cho hẹ vào chén, sau đó đổ nước nóng vào.

Bước 3: Đợi lá hẹ chín rồi dùng muỗng chà xát lá hẹ và lọc lấy nước.

Lá hẹ chín dùng rơ lưỡi cho bé

Bước 4: Dùng gạc lưỡi thấm nước lá hẹ rồi lau nhẹ lưỡi và xung quanh khoang miệng bé.

3. Lưu ý khi rơ lưỡi bằng lá hẹ để phòng sốt mọc răng

– Khi sử dụng lá hẹ để phòng sốt mọc răng, các mẹ cần chú ý rơ cả lưỡi và phần nướu.

– Phần nướu chỉ cần chấm dịch lên và không cần lau mạnh để tránh gây đau, sốt.

– Rơ cho đến khi trẻ mọc đầy đủ răng sẽ giúp phòng sốt mọc răng hiệu quả.

Lưu ý khi dùng lá hẹ chữa sốt mọc răng

– Ngoài ra về chế độ dinh dưỡng, mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm hoặc uống sữa trong thời gian mọc răng.

4. Chuyên gia nói gì về mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ

Trả lời thắc mắc về việc sử dụng lá hẹ cho trẻ sốt mọc răng, thạc sĩ, bác sĩ Đào Hữu Minh, BV Y học cổ truyền trung ương cho biết lá hẹ với tác dụng chống viêm, diệt khuẩn có thể được sử dụng cho trẻ tới tháng tuổi mọc răng bị sốt.

Tuy nhiên, trên nhiều diễn đàn có mẹ đồn thổi rằng: “Đếm đúng 100 ngày tưa nước lá hẹ vào nướu, trẻ mọc răng sẽ không bị sốt”. Theo các chuyên gia, đây chỉ là phương pháp dân gian được các mẹ mách nhau, và chưa hề có bằng chứng khoa học.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ. Chúc các mẹ áp dụng thành công.

Để biết thêm những thông tin hữu ích về chăm sóc trẻ nhỏ mời bạn truy cập trang web //taobon.vn hoặc //amanopharma.com.

Video liên quan

Chủ Đề