Mộc lan là ai

Không có người phụ nữ nào trong lịch sử Trung Quốc đáng ngưỡng mộ hơn Hoa Mộc Lan, người được xem như là một hiện thân của lòng trung thành và hiếu thảo.


  • Máy đọc sách kindle giá SHOCK!

  • Máy tính bảng giá SHOCK!

Chuyện ngày xưa kể về việc Mộc Lan tòng quân ra trận thay cho cha già là một trong những truyền thuyết đáng trân quý nhất của Trung Hoa, và được in trong mọi sách giáo khoa Trung Quốc. Câu chuyện này cũng trở nên khá nổi tiếng bên ngoài Trung Quốc nhờ vào một bộ phim hoạt hình của hãng Disney truyền bá về vị anh thư trứ danh của đất Trung Hoa này.

Hoa Mộc Lan ra trận, tranh sơn dầu trên lụa. [Ảnh: Wikimedia Commons]

Mộc Lan là một nhân vật có thật. Cô là con gái nhà họ Hoa. Được sinh ra và lớn lên tại một ngôi làng nhỏ ở vùng nông thôn miền bắc Trung Quốc, Mộc Lan sống vào thời nhà Tùy từ năm 581 đến 618. Tuy nhiên có một vài ghi chép cho rằng cô sống vào khoảng giữa năm 386 đến năm 534 trong triều đại Bắc Ngụy. Tuy rằng ngày tháng còn có nhiều tranh luận nhưng câu chuyện về cô thì lại rõ ràng.

Cha của Mộc Lan là một người lính và nuôi dạy cô như con trai. Cô không chỉ học dệt vải và thêu thùa từ mẹ cô mà còn được luyện tập võ thuật, cưỡi ngựa, bắn cung, và đấu kiếm với cha cô. Thời gian rảnh, cô thích đọc những cuốn cẩm nang chiến lược quân sự của cha mình.

Hình ảnh trong vở kịch Hoa Mộc Lan của đoàn nghệ thuật Thần Vận

Vào thời đó, các bộ lạc du mục phía Bắc thường tràn xuống quấy rối vùng đất phía Nam, cướp bóc và giết bất cứ ai chúng gặp trên đường, thậm chí cả phụ nữ và trẻ em. Do đó, hoàng đế đã ban chiếu chỉ thành lập một đạo quân và thực hiện chế độ quân dịch khắp cả nước để dẹp giặc dọc theo biên giới phía Bắc. Theo chiếu chỉ đó, tất cả thanh niên trai tráng kể cả người cha già ốm yếu của Mộc Lan đều cần phải đăng ký.

Khi Mộc Lan nghĩ về việc cha mình sắp ra trận, cô biết ông có thể sẽ hy sinh, và hy sinh một cách vô ích. Nhưng nếu ông ấy tránh nghĩa vụ, ông sẽ mang nỗi nhục là không yêu nước. Em trai của Mộc Lan vẫn còn quá nhỏ chưa thể tòng quân, vì vậy Mộc Lan quyết định cái trang thành một người đàn ông, và thay thế vị trí của cha cô trong đoàn quân.

Lúc đầu, cha mẹ của Mộc Lan không đồng ý với kế hoạch của cô, nhưng Mộc Lan vẫn kiên quyết. Lợi ích quốc gia đang bị đe dọa, và lòng trung thành với đất nước được xem trọng hơn lòng hiếu thảo.

Khi Mộc Lan lên ngựa đến biên giới, gia đình tiễn cô ở vùng ngoại ô ngôi làng của họ. Để danh tính thật không bị phát hiện, Mộc Lan đã phải rất cẩn thận ở mọi thời điểm. Ban ngày cô luôn cẩn thận để không bao giờ bị bỏ lại phía sau đội quân của mình, ban đêm cô vẫn mặc quần áo mà ngủ. Mộc Lan tập luyện rất vất vả, gạt bỏ đi nữ tính và những nhu cầu của nữ nhi, do đó không ai nghi ngờ về giới tính của cô. Suốt 12 năm trường Mộc Lan phục vụ trong quân đội và nhận được nhiều danh hiệu.

Hình ảnh trong vở kịch Hoa Mộc Lan của đoàn nghệ thuật Thần Vận

Sau khi chiến tranh kết thúc, hoàng đế muốn ban thưởng cho cô một quan tước, nhưng cô đã từ chối và chỉ xin một con ngựa tốt để trở về quê nhà đoàn tụ với gia đình. Thỉnh cầu của cô được đáp ứng, và hoàng đế còn gửi một tùy tùng hộ tống cô về nhà.

Bố mẹ cô vui mừng khôn xiết khi biết tin con gái họ trở về, và đã đi thật xa để đón cô. Nhưng khi nhìn thấy một vị tướng quân uy nghi cưỡi ngựa về phía mình, họ đã không nhận ra chính người con gái của mình mà họ hằng mong đợi bấy lâu.

Hình ảnh trong vở kịch Hoa Mộc Lan của đoàn nghệ thuật Thần Vận

Hình ảnh trong vở kịch Hoa Mộc Lan của đoàn nghệ thuật Thần Vận

Em trai Mộc Lan chuẩn bị một bữa tiệc lớn để mừng cô trở về. Sau khi vị tướng quân đã tắm rửa thay xiêm y của phụ nữ, đoàn tùy tùng của Mộc Lan vô cùng sửng sốt, bởi vì chiến binh bất bại chiến đấu bên cạnh họ trong suốt 12 năm qua hóa ra là một người phụ nữ.

Tác giả: Teresa Shen và Gisela Sommer

Nguồn: The Epoch Times/Tin 180

Lời BBT : Nếu các bạn muốn nhận đĩa Thần Vận miễn phí để xem tiết mục trên xin hãy liên hệ linhtrung86 [nick yahoo]

Lưu Vịnh Hy cũng đem đến một Mộc Lan bản lĩnh và anh dũng trên sa trường.

Hoa Mộc Lan là một cái tên nổi tiếng trong các tác phẩm văn học, điện ảnh. Nhân vật này xuất hiện lần đầu tiên trong một truyện thơ mô tả nàng vào thời Bắc Ngụy, khoảng năm 386 đến năm 534. 

Kể từ đó, câu chuyện về nàng Mộc Lan thay cha đi đánh giặc được lan truyền trong dân gian; có rất nhiều phiên bản về nàng và những truyện kể đó không lãng mạn hay có một cái kết đẹp như phim ảnh. Dưới đây là một số giai thoại có phần bi kịch về Mộc Lan, nữ chiến binh huyền thoại của đất nước Trung Hoa. 

Mộc Lan đã là một chiến binh trước khi thay cha ra trận

Trong những chuyện phổ biến về Mộc Lan được ghi chép bởi một người có tên là Xu Wei có viết rằng: Mộc Lan đã biết võ thuật và luyện tập như một chiến binh trong nhiều năm trước khi nàng tòng quân.

Khi còn nhỏ cha Mộc Lan đã dạy võ thuật cho nàng cho nên nàng có ý chí và sức mạnh kiên cường như một trang nam nhi, uy dũng, không hề sợ hãi trước quân thù. Vì biết đánh võ nên Mộc Lan đã tự tin thay cha mình lên đường tiến quân vào doanh trại quốc gia và trở thành một người lính. Khi ra đi, nàng đã thề rằng: Con ngựa của ta sẽ phi như gió để giành chiến thắng trong chiến trận.

Có phiên bản khác thì miêu tả rằng Mộc Lan còn có một người em trai nhưng nó còn quá nhỏ để đi lính còn cha nàng thì đã già yếu. Trước tình cảnh đó, Mộc Lan đã thay những người đàn ông trong gia đình ra chiến trường, thực hiện nghĩa vụ đi lính.

Theo phim ảnh, sách truyện thì hầu hết đều đề cập đến tình tiết là Mộc Lan lén lút, giấu gia đình để đi tòng quân nhưng trong bài thơ xưa về nàng thì lại khác. Tác phẩm mô tả rằng Mộc Lan đi mua sắm đồ vật để đi lính và cha mẹ nàng biết điều đó. Nội dung của bài thơ như sau:

Ở chợ Đông, nàng mua một con chiến mã 

Ở chợ Tây, nàng mua một cái yên ngựa

Ở chợ Nam, nàng mua dây cương

Ở chợ Bắc nàng mua một cây roi da.

Lúc cải trang thành nam nhi Mộc Lan đối mặt với rất nhiều khó khăn khi sinh hoạt trong quân đội như việc đi vệ sinh, tắm rửa...Nàng còn phải che giấu bàn chân của mình, được biết người Trung Quốc xưa có tục lệ bó chân khiến bàn chân bị biến dạng, co quắp lại để trông nhỏ hơn.

Có phiên bản kể rằng để vào trại lính, Mộc Lan đã tháo những lớp vải bó chân, điều đó được cho là cấm kỵ với nữ giới. Việc nàng đi lính đã phá vỡ rất nhiều quy tắc phong kiến xưa với phụ nữ và khi bị lộ tẩy thân phận Mộc Lan sẽ bị xử tội chết.

Mộc Lan không phải là nữ chiến binh duy nhất trong câu chuyện kể về nàng

Trong một truyền thuyết được kể vào thế kỷ 17 có kể lại việc Mộc Lan kết bạn với một công chúa chiến binh có tên Dou Xianniang. Xianniang được miêu tả là nữ tướng dũng mãnh, người đã đánh bại và bắt sống Mộc Lan về doanh trại của cô. Xianniang đã đối xử với Mộc Lan như một nô lệ, sỉ nhục và hành hạ nàng nhưng sau đó tấm lòng hiếu thảo của Mộc Lan đã khiến Xianniang cảm động.

Khi bị bắt xử tử, Mộc Lan đã van xin Xianniang cho phép nàng về thăm nhà, tiễn biệt người thân sau đó Xianniang có thể mặc sức chém giết, tra tấn nàng. Sự cầu xin táo bạo và tấm lòng hiếu thảo của Mộc Lan khi nghĩ về gia đình khiến Xianniang suy nghĩ khác, nữ tướng nhận thấy sự dũng cảm, chân thành nơi người con gái của miền đất Bắc này và đã tha mạng cho nàng rồi kết làm bằng hữu với Mộc Lan.

Sau khi trở về từ chiến trận, Mộc Lan đã đối mặt với bi kịch và kết thúc cuộc đời trong đau thương

Trong cuốn tiểu thuyết ở thế kỷ 17 có tựa đề là Sui Tang Yanyi đã kể rằng sau khi trải qua những năm tháng trên chiến trường Mộc Lan đã trở về nhà nhưng gia đình không còn như xưa. Cha nàng đã qua đời và mẹ nàng thì tái hôn với người khác.

Bản thân Mộc Lan bị ép gả làm vợ lẽ cho một người Thổ Nhĩ Kỳ, điều này khiến Mộc Lan cảm thấy xấu hổ nên nàng đã tự kết liễu đời mình. 

Trong một số phiên bản khác viết rằng khi Mộc Lan trở về từ trận chiến nàng đã bị ám ảnh bởi những gì đã chứng kiến trên chiến trường, nàng gặp ác mộng thường xuyên và bị trầm cảm nặng. Cuối cùng để giải thoát cho chính mình nàng đã tử tự.

Có một kết thúc kinh dị cũng được lưu truyền là Mộc Lan đã bị moi tim dâng cho hoàng đế để chứng minh sự trung thành của nàng đối với đất nước. Sau khi nhìn thấy quả tim của Mộc Lan, nhà vua đã phong nàng là liệt nữ khiết tịnh [người trinh nữ có tấm lòng trong trắng, trung thành].

Mộc Lan có thực sự tồn tại trong lịch sử?

Giới sử học vẫn tranh cãi về sự tồn tại của  Hoa Mộc Lan trong lịch sử Trung Quốc. Nàng là một nhân vật huyền thoại do trí tưởng tượng của người xưa tạo nên hay là nữ tướng có thật? Đó vẫn mãi là bí ẩn thách thức các học giả đi tìm đáp án qua hàng nghìn năm.

Việc nàng sống ở thời kỳ, triều đại nào cũng là một dấu hỏi lớn khiến thiên hạ phải hoang mang. Phiên bản ghi chép được cho là lâu đời nhất về Mộc Lan được cho là ở thế kỷ 11 nhưng bài thơ Mulan shi, tác phẩm nói về nàng Hoa Mộc Lan lại ra đời từ hàng thế kỷ trước. Vì vậy có ý kiến cho rằng Mộc Lan thuộc thời Bắc Ngụy [386 - 534]. Một số khác thì lại tuyên bố Mộc Lan ở triều đại nhà Đường, khoảng đầu thế kỷ thứ 7. Trải qua nhiều thế kỷ câu chuyện về Mộc Lan lại có những biến thể khác nhau để phù hợp với thời kỳ đó. 

Có rất nhiều tranh cãi về thời gian xuất hiện của Mộc Lan với nhiều nghiên cứu có kết quả khác biệt nhưng có một điểm chung mà các học giả đều công nhận là nhân vật Mộc Lan được sinh ra để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân lính. Mộc Lan mang đến một hình nữ nhân kiên cường, gan dạ không hề lùi bước, sợ hãi trước kẻ thù; điều đó đã tiếp thêm sức mạnh cho những người lính bởi phụ nữ có thể sẵn sàng hy sinh cho quê hương thì nam giới cũng vậy. 

Mặc dù có rất ít tài liệu ghi chép, chứng thực sự tồn tại của Hoa Mộc Lan nhưng trong lịch sử Trung Quốc đã ghi nhận những nữ nhân chiến đấu và chỉ huy quân đội như: Xà Thái Quân, Mộc Quế Anh của gia tộc Dương Gia tướng thời Tống, Phụ Hảo của nhà Thương, Mã Phượng Nghi thời nhà Minh…

Những nữ nhân dũng cảm và luôn chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp cho quê hương, đất nước như Mộc Lan đã trở biểu tượng bất khuất, anh hùng; truyền cảm hứng cho nhân loại, đặc biệt là người phụ nữ sống mạnh mẽ, tự tin hơn trong cuộc sống.

Đọc thêm: Juana Maria - 'Robinson' phiên bản nữ, sống một mình trên đảo gần 20 năm

Video liên quan

Chủ Đề