Mỗi chúng ta cần phải có thái độ như thế nào khi sử dụng mạng Internet

Hãy sử dụng mạng xã hội một cách văn minh!

[ĐCSVN] - ​Những bài viết, những clip thiếu trách nhiệm, có dụng ý xấu hoặc dùng ngôn từ thiếu văn hóa trên mạng xã hội cần phải được loại bỏ.

Có thể khẳng định, hầu hết trong số hơn 60 triệu người Việt tham gia mạng xã hội đều có thái độ, tình cảm, trách nhiệm đúng mực với cộng đồng xã hội. Không những vậy, một bộ phận cộng đồng mạng rất có trách nhiệm trong phản biện, phát hiện và đấu tranh phê phán tình trạng vi phạm pháp luật; vi phạm đạo đức lối sống, thuần phong mỹ tục; thói hư tật xấu trong xã hội; góp phần đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng; mua quan bán chức; tình trạng trì trệ, thiếu trách nhiệm của một bộ phận công chức, viên chức …

Ảnh minh họa: vtv.vn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận tham gia mạng xã hội có ý đồ xấu; thiếu trách nhiệm với đất nước, với cộng đồng; cố tình làm hại lợi ích, xúc phạm danh dự của người khác; vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục …

Trong bài viết này, người viết có đôi điều nói về hậu quả do bộ phận tham gia mạng xã hội có bài viết, video, clip, ảnh trái với đạo đức, thiếu chuẩn mực trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Xin nêu một số dẫn chứng về tình trạng tung tin bịa đặt, làm hại cộng đồng; vi phạm đời tư, danh dự cá nhân trên mạng xã hội và hậu quả của nó.

Tháng 7/2016, chủ một trang Facebook [FB] có tên D.T.N, đăng clip với danh nghĩa cảnh tỉnh người mua xoài, bằng cách bịa ra hình ảnh có một lớp nylon màu trắng trong quả xoài. Clip này đã làm người trồng xoài lao đao, nhưng sau khi xác minh, đây là thông tin hoàn toàn bịa đặt.

Nông dân trồng vải thiều [huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang] không ít lần lâm vào cảnh giá vải rớt thê thảm vì những tin đồn thất thiệt. Mùa thu hoạch năm 2016, xuất hiện thông tin bịa đặt trên mạng xã hội “ăn vải thiều dễ mắc bệnh viêm não Nhật Bản”, làm cả người trồng vải, người tiêu dung vô cùng hoang mang. Đến mùa vải năm 2018, trên mạng xã hội lại xuất hiện thông tin sai sự thật, rằng ở Bắc Giang có nơi vải thiều bán với giá chỉ còn 3.000 đồng/kg, dân phải đổ xuống sông khiến người nông dân trồng vải nơi đây chịu cảnh bị ép giá, thiệt hại rất lớn.

Nguy hại hơn là tình trạng cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân trên mạng xã hội, khiến nhiều người bị ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng; trong đó, các đối tượng dễ tổn thương như học sinh, sinh viên lâm vào khủng hoảng tâm lý dẫn đến quyên sinh. Dưới đây là một vài ví dụ nhói lòng.

Tháng 6/2015, nữ sinh T [sinh năm 2000, tỉnh Đồng Nai] đã tự vẫn bằng thuốc diệt cỏ do bị bạn trai tung clip “nóng” lên mạng xã hội.

Tháng 9/2016, nam sinh B.Q.H [lớp 8, trường THCS U Lâu, tỉnh Yên Bái] quyên sinh vì quá uất ức khi clip ghi lại hành ảnh bản thân bị đánh và phải quỳ xin lỗi người đánh mình, đăng lên FB.

Tháng 3/2018, nữ sinh H.T.L [16 tuổi, ở Nghệ An] cũng quyên sinh sau khi một trang mạng đăng clip nữ sinh này và một nam sinh có hành vi “nhạy cảm”.

Nguyên nhân dẫn đến các tình trạng đau lòng như trên là bởi tâm lý các em còn non nớt, dễ bị tổn thương, không chịu nổi những hành động ác ý có chủ đích của các đối tượng xấu lên mạng xã hội và vô vàn lời bình luận ác ý kèm theo, cố tình chà đạp danh dự của nạn nhân.

Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến nay, khi người dân cả nước đang rất lo lắng, hoang mang bởi dịch Covid-19; khi các cấp, các ngành cùng đội ngũ y, bác sỹ đang gồng mình chống dịch thì nghịch cảnh là, nhiều người đã tán phát lên mạng xã hội hàng loạt những thông tin bịa đặt; rằng nơi này, nơi kia có người bị nhiễm hoặc bị chết vì Covid-19. Trong số này có cả những ca sĩ, nghệ sĩ tên tuổi mà lâu nay công chúng từng mến mộ...

Rất nhiều người đã bị xử phạt hành chính bởi hành vi tung tin đồn nhảm về dịch bệnh Covid-19, nhưng có lẽ chưa đủ sức răn đe nên việc tung tin đồn nhảm về dịch bệnh nguy hiểm này vẫn đầy rẫy trên mạng xã hội.

Giao tiếp, ứng xử, tương tác trên mạng xã hội, mỗi người cần hoàn thiện đạo đức, nhân cách của con người trong thời đại 4.0. Có như vậy mỗi bài viết, mỗi clip mới góp phần lan tỏa những quan điểm tư tưởng tiến bộ, những giá trị cao đẹp; tạo ra sự đồng thuận trong cộng đồng; mặt khác, góp phần đấu tranh với những tệ nạn tiêu cực, những hành vi vi phạm đạo đức, lối sống …

Khi tham gia mạng xã hội, mỗi người cần có ý thức, rằng mình phải là người có trách nhiệm với đất nước, với cộng đồng; biết tôn trọng nhân phẩm, danh dự, quyền lợi của người khác; và nhất là biết tôn trọng danh dự bản thân thì mới có trách nhiệm với mỗi bài viết, mỗi hình ảnh, mỗi comment khi đăng lên mạng xã hội.Với những kẻ cố tình sử dụng mạng xã hội để bịa đặt, xuyên tạc sự thật, làm hại người khác cần phải xử lý nghiêm minh theoquy định của pháp luật./.

Nguyễn Huy Viện

TIN LIÊN QUAN

  • Động viên, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp
  • Đẩy mạnh sản xuất ngay từ những ngày đầu năm
  • Bình Phước: Hơn 47.000 học sinh trở lại học trực tiếp
  • Lãnh đạo tỉnh Hà Giang dâng hương và phát động Tết trồng cây Xuân Nhâm Dần
  • Du lịch khởi sắc đầu năm mới
  • Sắp diễn ra Lễ trải nghiệm thu hoạch cà rốt tại Hải Dương
  • Tiểu sử âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Vân qua lời kể của con gái

Trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội

Tuấn Kiệt
Đánh giá tác giả:
06:30 thứ ba ngày 02/04/2019
Tăng kích thước font chữ Giảm kích thước font chữ In bài viết Gửi bài viết
[HNM] - Mạng xã hội đang là một vấn đề “nóng bỏng”, với nhiều tranh cãi cả về mặt tích cực cũng như hệ lụy của nó. Trong điều kiện xã hội bùng nổ thông tin hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội như một công cụ giải trí, giao lưu và cập nhật thông tin, về bản chất là một nhu cầu chính đáng.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì hệ lụy của mạng xã hội gây ra đối với đời sống xã hội cũng đang ở mức báo động. Liên tục những vụ tạo tin giả mạo, tin giật gân để câu like [thích], câu share [chia sẻ] xảy ra thời gian qua khiến dư luận dậy sóng.

Thực tế, có nhiều người cố tình lợi dụng mạng xã hội để tung tin giả, tin xấu với mục đích trục lợi cá nhân, ví dụ như để quảng cáo bán hàng; nhưng cũng có người dùng mạng xã hội để bôi nhọ, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác. Và dĩ nhiên có cả người vì nhận thức kém mà tiếp tay cho thông tin xấu, thông tin chưa được kiểm chứng, bằng cách vội vàng chia sẻ, lan truyền. Đáng ngại hơn, những năm gần đây, mạng xã hội được các thế lực thù địch sử dụng để tăng cường hoạt động tuyên truyền, phát tán nhiều loại thông tin xuyên tạc với mức độ, tần suất ngày càng nhiều, nhằm chống phá nước ta.

Việc không thể kiểm soát thông tin hoặc đua đòi theo những trào lưu vô cảm, lệch lạc, thiếu văn hóa đang biến các trang mạng xã hội thành những cái bẫy nguy hiểm cho người sử dụng, nhất là với lứa tuổi học trò. Điển hình như gần đây, hiện tượng mạng “Khá bảnh” với đời tư bất hảo được nhiều cô cậu học trò ở Yên Bái chào đón như thần tượng, khiến nhiều người giật mình. Thật buồn thay khi những thứ mà giới trẻ tìm kiếm hay những video được xem nhiều trên các mạng xã hội chẳng phải là nội dung học tập, kỹ năng sống hay giải trí lành mạnh mà là những thứ cực kỳ vô bổ, nhảm nhí, thậm chí đầu độc tâm hồn, tư tưởng của người dùng.

Tại Việt Nam hiện có hàng chục triệu người sử dụng mạng xã hội. Nhưng tiếc là khi tham gia, nhiều bạn trẻ cho rằng các trang cá nhân là “nhà của mình”, là nơi thoải mái đăng mọi thứ, thể hiện quan điểm mà chẳng đoái hoài, suy nghĩ về hậu quả. Mặt trái của mạng xã hội nhức nhối đến mức, mới đây, trong bài viết đăng trên Washington Post ngày 31-3-2019, chính Mark Zuckerberg, nhà sáng lập và là CEO của mạng xã hội Facebook cũng cho rằng “cần đưa ra những điều luật mới để cải thiện các vấn đề trên mạng internet, giúp bảo vệ những điều tốt đẹp nhất của nó”.

Để giải quyết những vấn đề mặt trái của mạng xã hội, ngăn chặn tác động tiêu cực, trước hết vẫn rất cần sự vào cuộc của cơ quan quản lý với những giải pháp kỹ thuật và pháp lý để hạn chế sự lây lan của những thông tin xấu, độc. Trong đó, công nghệ để kiểm soát cần quan tâm nhiều hơn và đi cùng là những quy định cụ thể để người dùng có trách nhiệm hơn với những gì đăng tải trên mạng xã hội. Phải khẳng định, luật pháp nghiêm khắc là cách tốt nhất để đưa mọi thứ vào khuôn khổ. Hiện nay, nhiều quốc gia đã có luật cho lĩnh vực thông tin mạng xã hội. Nếu đưa ra những thông tin không chính xác, mang tính kỳ thị và gây hại cho người khác hay cho cộng đồng đều sẽ bị xử phạt.

Tất nhiên, ý thức, thái độ của mỗi người khi sử dụng mạng xã hội cũng vô cùng quan trọng. Đừng nghĩ rằng có thể dùng bàn phím máy tính và thoải mái làm những thứ mình thích; phải suy nghĩ trước khi đăng nội dung, thể hiện ý kiến của mình mà không gây tổn thương cho người khác, thậm chí đẩy một người nào đó, hoặc chính mình, đến những rắc rối và nguy hiểm. Nói cách khác là mỗi người phải tự xây dựng một bản lĩnh tiếp nhận và vững vàng khi tham gia vào thế giới ảo nhiều cạm bẫy này.
Trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội Đóng Tự trình chiếu Dừng trình chiếu
Chia sẻ Facebook Chia sẻ Google Plus Chia sẻ Twitter Chia sẻ Zalo Tới khu vực bình luận In bài viết Gửi bài viết
Từ khóa: mạng xã hội xử phạt thông tin xuyên tạc trách nhiệm

Video liên quan

Chủ Đề