Một người tốt nghiệp đại học luật sẽ được gọi là gì?

Nên học gì sau khi tốt nghiệp cử nhân Luật là vấn đề mà hầu như bạn sinh viên Luật nào khi hoàn thành chương trình cử nhân cũng sẽ đặt ra cho mình.

Sau khi hoàn thành 4 năm học tại trường Đại học và tốt nghiệp mới chỉ cho chúng ta một tấm bằng ghi chữ “Cử nhân Luật”, điều đó nói lên rằng Bạn chưa phải là Luật sư, một nghề mà ai cũng nghĩ học Luật ra sẽ làm. Tuy nhiên, trên thực tế, cứ không phải học Luật ra thì sẽ trở thành Luật sư, mà có thể có nhiều hướng để theo đuổi. Và tuỳ thuộc vào việc xác định mình sẽ đi theo hướng nào mà sẽ có những khóa học ngắn hạn/dài hạn để phục vụ cho con đường sự nghiệp mà mỗi người lựa chọn.

Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ đưa ra một số chương trình học phổ biến hiện nay liên quan đến ngành Luật.

1. Khoá đào tạo nghề Luật sư 

Chương trình đào tạo nghề Luật sư do Học viện Tư pháp tổ chức đào tạo sẽ là lựa chọn phù hợp cho những bạn xác định theo đuổi nghề Luật sư hoặc làm pháp chế trong các doanh nghiệp. Đây cũng là hướng đi được lựa chọn nhiều nhất của sinh viên Luật.

Chương trình đào tạo này là bắt buộc đối với những ai muốn có chứng chỉ hành nghề Luật sư. Khoá học kéo dài trong khoảng thời gian từ 12 – 18 tháng do Học viện Tư pháp tổ chức đào tạo. Hoàn thành khoá học sẽ được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề Luật sư. Sau khi hoàn thành khoá học, các bạn mới có đủ điều kiện để đăng ký tham gia tập sự tại Văn phòng luật sư/Công ty Luật để tham gia tập sự.

Các bạn có thể theo dõi thông tin tuyển sinh tại website của Học viện tại đây.

2. Khoá đào tạo nghề công chứng

Tương tự như khóa đào tạo nghề Luật sư thì khoá đào tạo nghề công chứng viên cũng được tổ chức bởi Học viện Tư pháp. Khoá học này phù hợp cho các bạn muốn theo đuổi nghề công chứng viên.

Khoá học được tổ chức trong thời gian 12 tháng, sau khi tốt nghiệp sẽ được Học viện Tư pháp cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng.

3. Chương trình thạc sĩ Luật

Chương trình thạc sĩ Luật mà bình thường chúng ta hay gọi là học “Cao học” sẽ phù hợp cho những bạn sinh viên Luật sau khi tốt nghiệp muốn làm việc ở các cơ quan công quyền hoặc có mong muốn tham gia nghiên cứu, giảng dạy.

Hiện nay, hầu hết các trường có đào tạo ngành Luật đều có đào tạo chương trình thạc sĩ. Thông thường các trường sẽ tổ chức thi đầu vào để được tham gia học chương trình này. Các trường đào tạo đều có khoá ôn thi cho kì thi này, vì vậy nó cũng không quá khó để đậu kỳ thi đầu vào.

Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật ở Việt Nam hiện nay thường được tổ chức trong thời gian từ 1,5 đến 2 năm. Sau khi tốt nghiệp, các bạn sẽ được cấp bằng tốt nghiệp Thạc sĩ Luật.

Các bạn có thể học chương trình thạc sĩ Luật trong nước hoặc học ở nước ngoài. Đối với các bạn có khả năng ngoại ngữ, có mong muốn đi du học ở nước ngoài thì có thể tìm kiếm các chương trình học bổng thạc sĩ Luật ở nước ngoài.

4. Các khoá học ngắn hạn bổ trợ chuyên môn

Ngoài các chương trình đào tạo dài hạn, có cấp chứng chỉ nêu trên thì tuỳ vào lĩnh vực chuyên môn mà các bạn theo đuổi, có thể tham gia các khoá đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn. Hiện nay, các luật sư/công ty luật có tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn để bổ trợ cho lĩnh vực chuyên môn như: đào tạo kỹ năng soạn thảo hợp đồng; đào tạo kỹ năng hành nghề luật sư tư vấn,…. Đối với những khoá học này thường tổ chức trong thời gian ngắn, thiên về hướng dẫn kỹ năng thực tiễn, bổ trợ rất tốt cho các bạn mới ra trường đi làm.

Trên đây là một số chương trình học mà các bạn sinh viên Luật sau khi tốt nghiệp có thể cân nhắc để theo đuổi. Đối với ngành Luật, thực sự nếu chỉ dừng lại ở tấm bằng Cử nhân Luật sẽ là chưa đủ. Tuy nhiên, tuỳ vào định hướng nghề nghiệp mà mỗi người sẽ có lựa chọn phù hợp. Tránh trường hợp các bạn tham gia học những khoá học mà không phục vụ cho con đường sự nghiệp mà mình theo đuổi, vừa mất thời gian và tốn kém tiền bạc nhưng không mang lại hiệu quả.

Tính đến thời điểm hiện tại, các vị trí liên quan đến luật đang cần số lượng lớn nhân sự. Có thể thấy ngành luật hiện nay có cơ hội việc làm vô cùng dồi dào và mức thu nhập cao. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết được học luật ra làm gì? Hãy cùng Swinburne Việt Nam tham khảo chi tiết hơn trong bài viết dưới đây. 

Ngành luật là gì?

Luật là một lĩnh vực tương đối rộng. Đây là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật. Bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất và nội dung trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. Học luật, bạn sẽ được đào tạo về kiến ​​thức pháp luật. Theo từng chuyên ngành, bạn sẽ được trang bị những kiến ​​thức khác nhau. Chẳng hạn, học luật dân sự, bạn sẽ có thêm kiến ​​thức về các mối quan hệ pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình.

Học luật ra làm gì?

Học luật ra làm gì? Nhiều người lầm tưởng rằng học luật đồng nghĩa với việc trở thành luật sư. Tuy nhiên, là một sinh viên tốt nghiệp luật, bạn có thể xin việc cho nhiều công việc. Ngoài ra, bạn không chỉ có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước, mà còn ở các công ty, tổ chức tư nhân … thậm chí bạn có thể mở công ty luật của riêng mình hoặc trở thành một nhà báo. 

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động, số lượng nhân lực pháp chế sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn tới. Nhu cầu nhân lực có thể lên tới 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên… Con số này sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, nhu cầu về ngành luật sẽ rất lớn, tạo cơ hội việc làm dồi dào với mức lương hấp dẫn. Tuy nhiên, nghề luật sư luôn có những yêu cầu cao về kiến ​​thức chuyên môn cũng như kỹ năng mềm. 

Để thăng tiến trong công việc cũng cần có năng lực và kinh nghiệm. Vì vậy, bạn phải không ngừng trau dồi kiến ​​thức và phát triển bản thân 

  • Xem thêm: Lựa chọn quốc gia nào để du học ngành Luật tốt nhất?

Mức lương của từng vị trí công việc khi tốt nghiệp ngành luật 

Ngoài câu hỏi học luật ra làm gì thì mức lương ra sao cũng được nhiều bạn quan tâm? Dưới đây là một số công việc ngành luật và mức lương tương ứng:

Công chứng viên

Yêu cầu công chứng về kinh nghiệm khá cao. Các ứng cử viên cho vị trí này phải đã làm việc trong lĩnh vực luật từ 5 năm trở lên sau khi tốt nghiệp trường luật. Bên cạnh đó, bạn cần có các kỹ năng mềm như giao tiếp và giải quyết vấn đề. Mức lương công chứng khoảng 8-10 triệu/tháng. 

Cống chứng viên sẽ là công việc dành cho những bạn không biết học luật ra làm gì? Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi kinh nghiệm cũng như có những kỹ năng mềm tốt.

Kiểm sát viên/Công tố viên

Kiểm sát viên là người có bằng cử nhân luật, được công nhận là chuyên gia pháp luật. Ngoài chuyên môn, bạn phải có những hiểu biết về nghiệp vụ công an, điều tra tội phạm.

Ngoài ra, bạn phải có khả năng tranh luận, hùng biện, phân tích và xử lý thông tin… Để trở thành công tố viên / kiểm sát viên, bạn phải luôn có bản lĩnh, đạo đức và liêm chính. Vị trí này có mức lương ổn định, khoảng 8 – 10 triệu mỗi tháng. Ngoài ra, kiểm sát viên / kiểm sát viên còn được hưởng mức trợ cấp hàng tháng là 25%.

Luật sư

Nhắc đến ngành luật, công việc đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến có lẽ là luật sư. Vì đây là công việc đặc thù, thể hiện rõ rõ được tính chất công việc của ngành luật.

Lương: 10-15 triệu / tháng

Giảng viên ngành luật

Là một giảng viên, bạn cần phải có bằng thạc sĩ luật trở lên. Hoặc ít nhất phải có bằng Cử nhân Luật loại giỏi. Ngoài hiểu biết sâu rộng về luật, bạn cũng cần có kỹ năng giảng dạy. Yêu cầu các kỹ năng phụ trợ, như: tin học, kỹ năng giao tiếp, diễn thuyết … Lương: 7-10 triệu / tháng.

Thư ký tòa án

Để đăng ký trở thành thư ký tòa án, bạn phải có bằng cử nhân luật. Ngoài ra, bạn phải vượt qua kỳ thi tuyển công chức tại tòa án. Các kỹ năng cần thiết: kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng diễn thuyết, vi tính văn phòng … Mức lương của Thư ký Tòa án từ 8 – 10 triệu / tháng, chưa bao gồm phụ cấp nhà nước. 

Chuyên viên pháp lý

Học luật ra làm gì? Trở thành chuyên viên pháp lý là một trong những việc làm mà sinh viên ngành luật nên lựa chọn. Để trở thành một chuyên gia luật, bạn phải tốt nghiệp đại học với bằng cấp luật. Đồng thời, bạn phải giao tiếp tốt và có sức thuyết phục. Bạn phải linh hoạt trong việc đối phó với các tình huống khác nhau. Phong thái chuyên nghiệp là điều kiện tiên quyết của các chuyên viên pháp lý. Mức lương: Mức lương của chuyên viên pháp lý từ 10-15 triệu đồng / tháng.

Thẩm phán

Trở thành thẩm phán chắc hẳn là ước mơ lớn của nhiều sinh viên luật. Đây là danh hiệu cao quý, thuộc về những người có sứ mệnh “cầm cân nảy mực” để duy trì công lý và thực thi pháp luật. Là một thẩm phán, bạn sẽ có rất nhiều quyền lực, danh vọng và địa vị. Nhưng bạn cũng có trách nhiệm rất lớn đối với công việc này. Mức lương của vị trí này khoảng 8 triệu kèm phụ cấp của nhà nước.

Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm đến các chương trình đào tạo quốc tế, nhưng mong muốn được học tại Việt Nam thì có thể tham khảo chất lượng đào tạo tại Swinburne Việt Nam – Trường đại học liên kết quốc tế giữa Swinburne University of Technology [Melbourne, Australia] và Đại học FPT.  Những giá trị mà Swinburne mang lại cho học viên:

  • Kiến thức toàn cầu từ một trường đại học đẳng cấp cao quốc tế.
  • Kỹ năng làm việc thực tế.
  • Kỹ năng công dân toàn cầu.
  • Trải nghiệm học tập hạnh phúc
  • Hỗ trợ cá nhân hóa theo yêu cầu và năng lực của người học
  • Cơ hội việc làm tốt, thu nhập cao không chỉ trong nước mà quốc tế

> Xem thêm: Tại sao nên lựa chọn Swinburne Việt Nam

Tóm lại, những chia sẻ của Swinburne Việt Nam dưới đây phần nào giải đáp cho các bạn định đăng ký học ngành này biết được rằng học luật ra làm gì và mức lương ra sao. Hy vọng bạn sẽ có lựa chọn đúng đắn nhất cho tương lai của mình

Chủ Đề