Một số làng nghề nổi tiếng làm bánh tét ở Nam bộ

Kinh doanh

  • Thứ hai, 13/1/2014 11:30 [GMT+7]
  • 11:30 13/1/2014

Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng, bánh tét Năm Hòa, bánh phồng Phú Mỹ, nem Lai Vung... ngày cận Tết tất bật nổi lửa để chạy kịp đơn hàng.

Làng Thuận Hưng [phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ] có nghề bánh tráng truyền thống đã hơn 30 năm nay.
Ở đây có khoảng 40 lò bánh tráng, hoạt động liên tục suốt năm, cung cấp cho khắp các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long. Với 3 nguyên liệu chính: bột gạo, muối, đường, bánh tráng ở đây gồm 4 loại: Bánh tráng trắng [nhúng], bánh tráng dẻo [mặn], bánh tráng ngọt, bánh tráng dừa.
Mùa bánh tráng Tết thường bắt đầu từ cuối tháng 11 và kết thúc vào khoảng 27, 28 tháng Chạp. Vì thế, làng bánh tráng Thuận Hưng vào những ngày này cường độ làm việc tăng gấp 4 - 5 lần so với bình thường, với giá bán từ 35.000 - 150.000 đồng/100 bánh.
Chị Thái Thị Lệ Hồng, chủ lò bánh Bé Hai nói: “Lượng đơn đặt hàng năm nay tăng gấp đôi so với năm ngoái. Đây là một tin vui cho bánh tráng Thuận Hưng. Mỗi ngày, chúng tôi dậy từ 2, 3 giờ sáng làm việc đến 3, 4 giờ chiều mà vẫn không kịp đáp ứng các đơn đặt hàng”.
Ở thành phố Cần Thơ, bánh tét lá cẩm là một đặc sản khá nổi tiếng.
Bởi ngoài những nguyên liệu và cách nấu như bánh tét truyền thống, trong quá trình trộn nếp, bánh tét được trộn thêm nước lá cẩm để tạo màu tím nhẹ, bánh khi chín rất bắt mắt.
Các cơ sở gói bánh đang chạy hết tốc lực cho kịp đơn hàng. Giá nhân công huy động để gói bánh vì thế cũng tăng cao, với trên 150.000 đồng/người/ngày. Tết năm nay, bánh tét lá cẩm được bán từ 30.000 - 100.000 đồng/đòn tùy trọng lượng,  tăng từ 10.000 - 20.000 đồng/đòn so với năm ngoái.
Làng bánh phồng Phú Mỹ, ở huyện Phú Tân – An Giang cũng đang rộn ràng "tăng ca" để kịp ra sản phẩm phục vụ thị trường Tết.
Theo nhiều cụ cao niên ở đây, từ khi người dân biết trồng nếp thì cái bánh phồng cũng bắt đầu xuất hiện, đến nay đã gần 100 năm.
Chị Hà Thị Sen, người đã có mấy chục năm gắn bó với nghề làm bánh phồng cho biết: "Bánh phồng Phú Tân bây giờ không chỉ cung ứng cho thị trường trong tỉnh mà còn bán sang các tỉnh, thành phố khác, kể cả nước bạn Campuchia. Làm loại bánh này không đòi hỏi kỹ thuật tay nghề cao, nhưng cần ở lòng yêu nghề, thiết tha với loại bánh mộc mạc, dân dã".
Cũng như các làng bánh, làng sản xuất nem Lai Vung, Đồng Tháp đang vào mùa cao điểm để phục vục phụ thị trường Tết.
Theo chủ cơ sở sản xuất nem Út Thẳng ở ấp Long Thành A, xã Long Hậu: "Trung bình mỗi ngày cơ sở bán ra từ 8.000 - 14.000 chiếc nem, tăng gấp đôi so với ngày thường. Để sản xuất đủ lượng nem cung cấp cho khách hàng, cơ sở phải tăng gấp đôi số lượng công nhân, trang bị thêm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.
Cũng không kém phần sôi động trong những ngày cận Tết là không khí làm việc tại làng hủ tiếu Mỹ Tho [Tiền Giang], sản phẩm chính của món hủ tiếu Nam Vang nổi tiếng.
Để cung ứng đủ nhu cầu cho thị trường, người dân trong làng những ngày này phải bắt đầu làm việc từ 2 - 3 giờ sáng. Trước đó, gạo được ngâm một ngày đêm để hạt nở đều, rồi xay  thành bột gạo. Để tạo độ dẻo cho sợi hủ tiếu, người ta hòa một lượng bột mì vào bột gạo theo tỷ lệ nhất định rồi khuấy đều. Sau đó, hỗn hợp này được bơm lên máy hấp, hấp chín trong vòng từ 2 đến 3 phút rồi đổ ra khuôn, tạo thành từng tấm bánh hủ tiếu to, dài, nóng hổi. Giá mỗi kg hủ tiếu Mỹ Tho ngày thường là 14.000 đồng, Tết có nhích lên từ 500-700 đồng/kg. Mỗi ngày làng nghề hủ tiếu Mỹ Tho cung ứng ra thị trường 8-20 tấn hủ tiếu các loại.

Làng nghề bánh tét bánh tráng nem Lai Vung hủ tiếu bánh chưng Tết Nguyên đán đặc sản

Nổi tiếng gần xa bởi món bánh chưng màu xanh lá, bánh tét bán nguyệt có hình như vầng trăng khuyết, những ngày sát Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, làng bánh Đại An Khê, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng [Quảng Trị] lại “hối hả” vào mùa. Hàng ngày, có hàng nghìn chiếc bánh cung cấp ra thị trường được đưa đi khắp nơi để phục vụ việc thờ cúng tổ tiên cũng như nhu cầu ẩm thực trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Cận Tết làng bánh Đại An Khê lại “tất bật” vào mùa. Ảnh: Thanh Thủy-TTXVN

Nếu nói đến bánh chưng, bánh tét thì khắp đất nước Việt Nam ở đâu cũng có, nhưng điểm khác biệt so với những vùng miền khác làm nên thương hiệu của làng bánh Đại An Khê đó chính là bí quyết “gia truyền” mà cha ông để lại từ xa xưa. Nổi tiếng nhất trong các loại bánh làm từ gạo nếp đó chính là bánh tét bán nguyệt. Chiếc bánh khi chín, cắt ra, mỗi miếng bánh sẽ giống như vầng trăng khuyết. Màu vàng của nhân bánh cùng màu xanh của nếp trên miếng bánh nhìn như một bức tranh thủy mạc thôn quê sống động với hình ảnh vầng trăng treo cao trên lũy tre làng trong những đêm thanh vắng mùa hè. Bên cạnh đó, những chiếc bánh chưng được gói vuông vức, thơm ngon có màu xanh lá cũng được người dân Quảng Trị say mê và xem đó là món bánh không thể thiếu trên mâm cúng tổ tiên vào những dịp lễ, Tết của gia đình.

Bà Lê Thị Vinh [62 tuổi], làng Đại An Khê chia sẻ: Món bánh tét bán nguyệt, bánh chưng Đại An Khê có từ xa xưa do các thế hệ cha ông tổ tiên lưu truyền lại. Tiêu chuẩn để một người con gái được xem là trưởng thành để đi lấy chồng chính là phải gói thành thạo được bánh tét bán nguyệt và bánh chưng. Điều làm nên đặc biệt trong các loại bánh nếp chính là màu xanh của bánh. Trong quá trình làm bánh, người dân làng Đại An Khê lựa chọn những loại nếp dẻo, thơm và để có màu xanh của bánh, trong vườn nhà ai cũng đều trồng rau ngót. Lá rau ngót được rửa sạch, giã lấy nước, trộn với gạo nếp sẽ tạo màu xanh. Lá rau ngót hòa quyện với gạo nếp và nhân bánh khi ăn sẽ không bị ngán mà thơm nồng, ngon miệng. Đặc biệt, đối với loại bánh tét bán nguyệt, quá trình làm nhân hay gói đòi hỏi sự kì công làm sao để ép được chiếc bánh khi nấu chín và cắt ra sẽ giống như vầng trăng khuyết.

Để chiếc bánh đẹp và ngon đòi hỏi tâm tư, tình cảm của người gói đặt vào đây. Ảnh: Thanh Thủy-TTXVN

Theo bà Vinh, những năm trước khi gia đình bà về đây, làng nghề lúc ấy đang đứng trước nguy cơ thất truyền bởi lớp trẻ không mặn mà còn sản phẩm không được quảng bá rộng rãi nên dần mai một. Thế nhưng, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương, hiện làng bánh Đại An Khê đã nổi tiếng gần xa trong khắp cả nước.

Những ngày này, dạo một vòng khắp làng Đại An Khê, mùi bánh thơm nồng từ những căn bếp tỏa khắp nơi như mang cả mùa Xuân về. Hiện cả làng Đại An Khê có khoảng 20 hộ nấu bánh với quy mô lớn, trung bình mỗi hộ nấu từ 300-500 bánh chưng, bánh tét bán nguyệt mỗi ngày để cung cấp ra thị trường. Trong những ngày sát Tết Nguyên đán, có hộ làm hơn 1.000 bánh mỗi ngày theo đơn đặt hàng để cung cấp gần, xa. Nhờ vậy, làng bánh vào mùa đã góp phần tạo công ăn việc làm cho những lao động thôn quê trong lúc nông nhàn. Trung bình mỗi cặp bánh chưng hiện có giá từ 50.000-55.000 đồng tùy theo giá sỉ hoặc lẻ để cung cấp ra thị trường.

Nghề làm bánh chưng, bánh tét bán nguyệt vào dịp cuối năm đã tạo công ăn việc làm cho những lao động địa phương trong lúc nông nhàn. Ảnh: Thanh Thủy-TTXVN

Là người luôn đau đáu với việc giữ gìn và phát triển làng nghề của cha ông, gia đình ông Đào Bá Vây, làng Đại An Khê suốt nhiều năm qua, luôn duy trì nghề nấu bánh và xem đó là công việc chính của gia đình. Thông qua các phương thức quảng bá trên mạng xã hội, hiện nay sản phẩm bánh tét bán nguyệt, bánh chưng Đại An Khê đã có chỗ đứng trong thị trường cả nước với lượng khách ổn định quanh năm. Để kịp đơn hàng, gia đình ông Vây phải thuê thêm 10 người trong xã với mức từ 100.000-150.000 đồng/người/buổi. Từ đầu tháng 11 âm lịch, gia đình ông đã kín lịch và từ chối nhận thêm đơn bánh mới trong dịp Tết.

Ông Đào Bá Vây tâm sự: “Để làm được chiếc bánh ngon đòi hỏi phải đặt tâm tư, tình cảm và tâm huyết của người làm gói gọn vào đó. Dịp cuối năm, đơn đặt hàng rất nhiều nhưng gia đình tôi từ chối nhận thêm để đảm bảo chất lượng và sản phẩm bánh làm ra chứ không sản xuất đại trà. Mỗi ngày, chúng tôi làm được 500 bánh chưng và bánh tét bán nguyệt để cung cấp cho thị trường. Sản phẩm bánh của chúng tôi tuyệt đối không sử dụng chất phụ gia hay tạo màu mà hoàn toàn bằng thiên nhiên với nếp, nước lá rau ngót, đậu xanh, thịt, lá dong và gia vị. Chính vì vậy, bánh của gia đình tôi luôn được người tiêu dùng ưa chuộng bởi chất lượng giữ vững”.

Những nồi bánh chưng của làng nghề đỏ lửa suốt ngày đêm. Ảnh: Thanh Thủy-TTXVN

Những ngày cuối năm, gác lại công việc bộn bề, mỗi người lại trở về với nguồn cội, quê hương để vui Xuân đón Tết bên mâm cơm gia đình. Theo đó, những chiếc bánh chưng, đòn bánh tét luôn có trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình để dâng cúng ông bà tổ tiên, đây là nét văn hóa truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người con đất Việt từ xa xưa. Mỗi miếng bánh như là lời dặn dò của thế hệ trước đối với con cháu sau này phải luôn giữ gìn truyền thống của dân tộc.

Phó Chủ tịch UBND xã Hải Thượng Lê Thị Bé Hương cho biết, để duy trì và phát triển làng nghề làm bánh Đại An Khê, UBND xã đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tem truy xuất nguồn gốc cũng như thành lập tổ hợp tác làm bánh Đại An Khê. Đồng thời, thông qua các hình thức khác nhau để quảng bá sản phẩm của làng nghề trên mạng xã hội, hội chợ, phương tiện thông tin đại chúng… Với những nỗ lực ấy, từ một làng nghề có nguy cơ thất truyền, hiện nay nghề làm bánh Đại An Khê đã phát triển không ngừng và được thị trường đón nhận cao. Các sản phẩm bánh tét bán nguyệt, bánh chưng, bánh tày của làng bánh Đại An Khê không chỉ tiêu thụ đắt hàng vào dịp sát Tết mà cả những ngày thường trong năm.

Mỗi cặp bánh chưng, bánh tét bán ra thị trường có giá từ 50.000-55.000 đồng. Ảnh: Thanh Thủy-TTXVN

Thời gian tới, để làng nghề phát triển hơn nữa, xã Hải Thượng đang tiến hành làm hồ sơ đăng ký thương hiệu cũng như mở rộng thêm thành viên tham gia tổ hợp tác. Xã cũng liên kết với một số địa phương để tạo vùng sản xuất chuyên canh theo quy trình hữu cơ sạch cung ứng nguyên liệu làm bánh như: nếp, rau ngót, lá dong…, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, gìn giữ và phát huy uy tín làng nghề.

Thanh Thủy

  • Quảng Trị
  • huyện Hải Lăng
  • xã Hải Thượng
  • Lạng Đại An Khê
  • Bánh chưng
  • bánh tét

Đề xuất

Video liên quan

Chủ Đề