Luật thơ của bài Bánh trôi nước

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Hồ Xuân Hương

– Giới thiệu về bài thơ Bánh trôi nước [khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật]

2. Thân bài

a. Tầng nghĩa thứ nhất: Hình ảnh bánh trôi nước

– Bài thơ cung cấp đầy đủ các thông tin về chiếc bánh trôi nước:

+ Hình dáng bên ngoài: hình tròn, có màu trắng → Điệp từ "vừa" nhằm nhấn mạnh đặc điểm ngoại hình nổi bật của chiếc bánh

+ Cách nấu bánh: luộc bánh trong nước – khi nào ba phần nổi, bảy phần chìm thì là bánh đã chín

+ Cách làm bánh: tùy thuộc vào độ khéo léo, chú tâm khi nhồi bột của người làm mà bánh sẽ nhão hay là rắn

Màu sắc của nhân bánh: màu đỏ son

→ Tác giả miêu tả chiếc bánh trôi nước một cách cặn kẽ, chi tiết, cụ thể, từ hình dáng bên ngoài, nhân bánh đến cách thức làm bánh → Đây là lớp nghĩa tả thực của bài thơ

b. Tầng nghĩa thứ 2: Hình ảnh người phụ nữ

– Mở đầu bài thơ là cụm từ "thân em" – đây là 1 mô típ quen thuộc của ca dao, dân ca dân gian nước ta. Mô típ thân em dùng để truyền tải những câu hát than, thở về số phận của người phụ nữ.

→ Khi bài thơ được mở đầu bằng cụm từ này là đã phần nào hé lộ nội dung của bài thơ

– Ngoại hình của người phụ nữ:

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn"

+ Thân hình tròn trịa, đầy đặn

+ Nước da trắng hồng, rạng rỡ

→ Đây là chuẩn mực cho cái đẹp ở thời đại của Hồ Xuân Hương. Ai hội thụ được 2 đặc điểm này thì được xem là 1 người phụ nữ xinh đẹp, yêu kiều, duyên dáng

– Số phận của người phụ nữ:

"Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"

→ Khắc họa rõ nét số phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến:

+ Sử dụng phép đảo thành ngữ "ba chìm bảy nổi" giúp tái hiện cuộc sống bấp bênh, chìm nổi, lận đận, truân chuyên của những người phụ nữ xưa.

+ Hình ảnh "mặc dầu tay kẻ nặn" thể hiện rõ nét sự cam chịu về số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Sướng hay khổ, buồn hay vui thì họ đều phụ thuộc vào kẻ khác, không thể tự làm chủ được cuộc sống của mình.

– Phẩm chất của người phụ nữ: tuy cuộc sống lênh đênh, bấp bênh, không đoán định được trước như vậy, nhưng những người phụ nữ ấy vẫn luôn giữ cho mình một tấm lòng son – luôn thủy chung, son sắt một lòng, không thay đổi dù số phận có ra sao – đây là phẩm chất vô cùng cao quý, cần được trân trọng của người phụ nữ.

3. Kết bài

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Nội dung: mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, qua đó thể hiện sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ và sự cảm thương sâu sắc trước số phận chìm nổi của họ

+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ bình dị, xây dựng nhiều tầng ý nghĩa,…

– Mở rộng: liên hệ với những câu ca dao viết về người phụ nữ bắt đầu bằng cụm từ “thân em”

Dàn ý số 2

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Hồ Xuân Hương: là bà chúa thơ Nôm với nhiều tác phẩm độc đáo.

– Giới thiệu về bài thơ Bánh trôi nước [khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật].

2. Thân bài: Cảm nhận về văn bản

a. Hình ảnh bánh trôi nước

– Hình dáng bên ngoài: trắng, tròn.

– Cách thức làm bánh:

   + Bảy nổi ba chìm

   + Tùy thuộc vào sự khéo léo của người làm bánh: rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

– Nhân bánh có màu đỏ: tấm lòng son.

– Nghệ thuật: nhân hóa – dùng từ “thân em” để chỉ người phụ nữ một cách kín đáo. “Trắng” và “tròn” thể hiện vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng của người thiếu nữ.

⇒ Tác giả miêu tả chiếc bánh trôi nước một cách căn kẽ, chi tiết, cụ thể, từ hình dáng bên ngoài, nhân bánh đến cách thức làm bánh. Nghĩa tả thực của bài thơ là hình ảnh chiếc bánh trôi nước trắng, tròn và luộc chưa chín thì chìm, chín rồi thì nổi.

b. Hình ảnh người phụ nữ

– Vận dụng thành ngữ một cách linh hoạt để ám chỉ thân phận nổi lênh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

– Trắng, tròn: vẻ đẹp ngoại hình duyên dáng, nữ tính của người phụ nữ.

– Số phận lênh đênh, chìm nổi, bấp bênh, phụ thuộc của người phụ nữ:

   + Bảy nổi ba chìm

   + Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

– Vẻ đẹp tâm hồn với tấm lòng thủy chung, son sắt: tấm lòng son.

– Sự cảm thông của tác giả đối với thân phận người phụ nữ.

⇒ Với cách nói ẩn dụ, tác giả ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn của người phụ nữ, đồng thời, cảm thương sâu sắc cho số phận lênh đênh, chìm nổi, phụ thuộc của họ.

3. Kết bài

– Cảm nhận về giá trị tác phẩm.

– Mở rộng: liên hệ với những câu ca dao viết về người phụ nữ bắt đầu bằng cụm từ “thân em”.

Dàn ý số 3

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Hồ Xuân Hương

– Giới thiệu về bài thơ Bánh trôi nước [khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật]

2. Thân bài

1. Hình ảnh bánh trôi nước

– Hình dáng bên ngoài: trắng, tròn

– Cách thức làm bánh:

   + Bảy nổi ba chìm

   + Tùy thuộc vào sự khéo léo của người làm bánh: rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

– Nhân bánh có màu đỏ: tấm lòng son

⇒ Tác giả miêu tả chiếc bánh trôi nước một cách căn kẽ, chi tiết, cụ thể, từ hình dáng bên ngoài, nhân bánh đến cách thức làm bánh. Nghĩa tả thực của bài thơ là hình ảnh chiếc bánh trôi nước trắng, tròn và luộc chưa chín thì chìm, chín rồi thì nổi.

2. Hình ảnh người phụ nữ

– Trắng, tròn: vẻ đẹp ngoại hình duyên dáng, nữ tính của người phụ nữ

– Số phận lênh đênh, chìm nổi, bấp bênh, phụ thuộc của người phụ nữ:

   + Bảy nổi ba chìm

   + Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

– Vẻ đẹp tâm hồn với tấm lòng thủy chung, son sắt: tấm lòng son

⇒ Với cách nói ẩn dụ, tác giả ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn của người phụ nữ, đồng thời, cảm thương sâu sắc cho số phận lênh đênh, chìm nổi, phụ thuộc của họ

3. Kết bài

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

   + Nội dung: mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, qua đó thể hiện sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ và sự cảm thương sâu sắc trước số phận chìm nổi của họ

   + Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ bình dị, xây dựng nhiều tầng ý nghĩa,…

– Mở rộng: liên hệ với những câu ca dao viết về người phụ nữ bắt đầu bằng cụm từ “thân em”

Bài bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt [Đường luật]. Bài thơ gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thông, vần được gieo ở cuối câu 1 câu 2 và câu 4.

Triển khai phân tích bài thơ theo bố cục bốn phần: khai, thừa, chuyển, hợp.

Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt [luật Đường]:

Bài thơ gồm bốn câu.

Mỗi câu có 7 chữ và ngắt nhịp 4/3.

Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.

Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ hai thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Với nghĩa thứ nhất, Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh cũng như các công đoạn làm ra chúng. Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành những viên tròn, bánh rắn hay nát đúng là phụ thuộc vào tay người nặn [cho nước nhiều hay ít]. Bánh luộc bằng cách đun sôi nước. Khi chín, bánh sẽ nổi lên.

Với nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôi nước trở thành biểu tượng, biểu trưng cho người phụ nữ xưa, với những khía cạnh như:

Hình thức: xinh đẹp.

Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa.

Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời.

Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.

Bài thơ rất thành công vì đã xây dựng được một hình ảnh biểu tượng, một ẩn dụ. Ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên mà vẫn ý vị, vẫn gợi ra nhiều liên tưởng sâu xa.

Bánh trôi nước là một bài thơ vịnh vật độc đáo. Nhưng vịnh món ăn dân tộc chỉ là một cái cớ để nhà thơ bộc bạch lên thân phận và tấm lòng của người phụ nữ với một niềm cảm thương sâu sắc.

Video liên quan

Chủ Đề