Một số thị trường xuất khẩu lớn của nông sản Việt Nam

5 ngành hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD

Thông tin từ Bộ NN&PTNT ngày 4/5 cho biết, 4 tháng đã qua của năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt khoảng 17,9 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2021, qua đó giúp ngành nông nghiệp xuất siêu gần 4 tỷ USD kể từ đầu năm 2022.

Một số thị trường xuất khẩu lớn của nông sản Việt Nam
Chế biến hạt điều xuất khẩu tại Công ty CP Xuất nhập khẩu điều Việt Hà (Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - HAPRO). Ảnh: Sinh Vũ

Xuất khẩu nhóm nông sản chính vẫn chiếm tỷ trọng lớn với trên 7,4 tỷ USD, tăng 10,5%; lâm sản chính đạt gần 5,9 tỷ USD, tăng 4,9%; thủy sản ước đạt gần 3,6 tỷ USD, tăng 43,7% so với số liệu ghi nhận của 4 tháng đầu năm 2021. Riêng lĩnh vực chăn nuôi ước đạt 105,4 triệu USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Bộ NN&PTNT, 4 tháng đầu năm 2022 đã có 5 sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD (cà phê, gạo, nhóm rau quả, tôm, sản phẩm gỗ). Một số mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ như: Cà phê, cao su, hồ tiêu, sắn và các sản phẩm từ sắn, cá tra, tôm, gỗ và các sản phẩm gỗ.

Cụ thể: Giá trị xuất khẩu cà phê đạt gần 1,7 tỷ USD (tăng 59,4%); cao su đạt khoảng 869 triệu USD (tăng 10,9%); hồ tiêu khoảng 367 triệu USD (tăng 29,6%); sắn và sản phẩm sắn đạt 574 triệu USD (tăng 29,5%), cá tra đạt 894 triệu USD (tăng 89,6%), tôm đạt trên 1,3 tỷ USD (tăng 38,6%), gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 5,5 tỷ USD (tăng 4,5%); mây, tre, cói thảm đạt 339 triệu USD (tăng 22,7%).

Thủy sản tiếp tục là “át chủ bài”

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), quý I/2022, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả xuất khẩu thủy sản khả quan chủ yếu nhờ cá tra vẫn đang đà hồi phục mạnh. 3 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra ước đạt 646 triệu USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2021. Cá tra đang lấy lại vị thế trong cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu, đến nay chiếm 27% giá trị xuất khẩu thủy sản.
Tiếp đến là mặt hàng tôm với tổng kim ngạch xuất khẩu trong quý I/2022 đạt trên 900 triệu USD, cao hơn 37% so với quý I/2021. Nhu cầu tôm ở các thị trường chính đều cao cùng với giá xuất khẩu trung bình tăng là những yếu tố giúp kim ngạch xuất khẩu tôm vượt xa năm trước.

Về thị trường, xuất khẩu thủy sản sang các thị trường chính trong tháng 3/2022 vẫn duy trì tăng trưởng cao. Trong đó xuất khẩu sang Mỹ tăng 42%, sang Trung Quốc tăng 77%, EU tăng 37%, Hàn Quốc tăng 23%. Tuy nhiên, xuất khẩu sang Nhật Bản chỉ tương đương so với tháng 3/2021.

Bà Lê Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO nhấn mạnh: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 4/2022 sẽ tiếp tục bị tác động bởi chiến sự Nga - Ukraine, nhưng vẫn có động lực tăng trưởng ở các thị trường lớn như Mỹ, EU, khi hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại đã trở lại trạng thái bình thường, các DN thủy sản Việt Nam lại tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế để kết nối và mở rộng khách hàng.

Thúc đẩy mở cửa thị trường

Cùng với tốc độ tăng giá trị xuất khẩu, thị trường tiếp cận của nông sản Việt Nam cũng được duy trì và phát triển. Ước giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 4 tháng đầu năm 2022 của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm 41% thị phần. Trong khi đó, châu Mỹ chiếm thị phần 29,7%; châu Âu 12,8%; châu Phi 1,8% và châu Đại Dương 1,7%.

Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ đạt gần 4,9 tỷ USD (chiếm 27,3% thị phần), trong đó kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 68,2% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường này; đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc, trên 3,2 tỷ USD (chiếm 18,1% thị phần) với kim ngạch xuất khẩu nhóm cao su chiếm 22,4% tỷ trọng kim ngạch.

Để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trong tháng 5/2022, Bộ NN&PTNT tiếp tục theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất, nguồn cung mặt hàng nông sản tại các địa phương. Tăng cường hỗ trợ kết nối, thúc đẩy chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu (đặc biệt tại các cửa khẩu).

Bộ NN&PTNT cũng thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước; kịp thời cung cấp thông tin, các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc. Chuẩn bị tổ chức đoàn giao thương, quảng bá chuỗi cung ứng trái cây, thủy sản tại Trung Quốc thuộc chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia.

Cùng với đàm phán để xuất khẩu chôm chôm, chanh, bưởi từ Việt Nam sang New Zealand, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các bộ ngành, tham tán chuẩn bị nội dung làm việc song phương với Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc. Đồng thời, xây dựng Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đi châu Âu (EU), Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản…

"Theo dự báo, nhu cầu lương thực, thực phẩm trên thế giới sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Đây là cơ hội cho nông sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu. Thời gian tới, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản sẽ bắt tay vào triển khai cập nhật hệ thống phần mềm dữ liệu cung cầu nông sản từ địa phương; tăng cường kết nối, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm và tại các cửa khẩu chính, nhất là với Trung Quốc." - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) - Nguyễn Quốc Toản

"Kết quả xuất nhập khẩu trong những tháng vừa qua của năm 2022 đem lại nhiều tín hiệu tích cực, không chỉ cho DN mà còn của cả nền kinh tế. Mặc dù vậy, tình hình thế giới vẫn nhiều biến động, giá cả nhiều loại nguyên nhiên vật liệu có khả năng còn tăng cao… Những yếu tố này được nhận định sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Chính vì vậy, tôi cho rằng, việc tìm ra bước đi và cách thức quản trị rủi ro là việc cần phải tính tới. Ngoài ra, sự hợp tác giữa các DN, hợp tác xã, người nông dân và các tổ chức, hiệp hội ngành hàng cũng cần phải được thắt chặt hơn nữa để cùng nhau vượt qua những thách thức của thị trường…" - Chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng, Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách công thương (Bộ Công Thương)

Một số thị trường xuất khẩu lớn của nông sản Việt Nam

Giá cà phê hôm nay (6/12) trong khoảng 40.500 - 41.100 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg tại các địa phương so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Người trồng cà ...

Một số thị trường xuất khẩu lớn của nông sản Việt Nam

Thị trường du lịch nước ngoài tại Việt Nam có bước phục hồi mạnh mẽ. Bên cạnh đó, tour nội địa với các điểm đến phổ biến quanh năm như ...

Một số thị trường xuất khẩu lớn của nông sản Việt Nam

Ngày 05/12/2022, VinFast công bố chính thức khai trương 2 VinFast Store đầu tiên tại thành phố Cologne (Đức) và Paris (Pháp). Đây là điểm khởi đầu trong mạng lưới ...

Một số thị trường xuất khẩu lớn của nông sản Việt Nam
 – Theo thống kê, các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản, thủy sản Việt Nam lần lượt là Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản, thủy sản của Việt Nam sang 6 thị trường này trong năm 2018 đạt 20,31 tỷ USD, chiếm 76,4% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản, thủy sản của cả nước.

Xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam vẫn duy trì kết quả tích cực 

Theo Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018 vừa được Bộ Công Thương công bố, trong bối cảnh thương mại nông, thủy sản thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp với những biến động khó lường, quan hệ ngoại giao, kinh tế giữa các nền kinh tế lớn trở nên căng thẳng, chủ nghĩa bảo hộ đang xuất hiện trở lại, xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam vẫn duy trì được kết quả tích cực trong năm 2018.

Xuất khẩu 9 nhóm mặt hàng nông sản, thủy sản chính tăng 2,0% so với năm trước, lên mức 26,6 tỷ USD. Phần lớn các mặt hàng nông sản, thủy sản đều được tiêu thụ kịp thời, đảm bảo nguồn cung dồi dào phục vụ tốt nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Về tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhóm nông sản, thủy sản giảm chỉ còn chiếm 10,9%, so với mức 12,1% tổng xuất khẩu cả nước năm 2017. Số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của nhóm hàng nông sản, thủy sản là 6 mặt hàng (giảm 2 mặt hàng so với năm trước là hạt tiêu và sắn và các sản phẩm từ sắn).

Xét về giá trị tuyệt đối, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng đã tăng 515 triệu USD so với năm 2017. Tăng trưởng xuất khẩu tập trung ở ba nhóm hàng chủ lực là thủy sản, rau quả và gạo.

Cũng theo Báo cáo xuất nhập khẩu 2018, 4 mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhóm nông sản, thủy sản đạt mức tăng trưởng dương so với năm 2017 là thủy sản đạt kim ngạch 8,8 tỷ USD, tăng 5,8%; rau quả đạt 3,81 tỷ USD, tăng 8,8%; cà phê đạt 1,88 triệu tấn, trị giá đạt 3,54 tỷ USD, tăng 19,9% về lượng và 1,1% về trị giá; gạo đạt 6,12 triệu tấn, trị giá đạt 3,06 tỷ USD, tăng 5,1% về lượng và tăng 16,3% về trị giá.

Một số thị trường xuất khẩu lớn của nông sản Việt Nam
Xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam vẫn duy trì được kết quả tích cực trong năm 2018. Ảnh minh họa

Trong khi đó, năm 2018, có 5 mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhóm nông sản, thủy sản có kim ngạch giảm so với năm 2017 là hạt điều đạt 373 nghìn tấn, trị giá đạt 3,37 tỷ USD, tăng 5,9% về lượng nhưng giảm 4,2% về trị giá; cao su đạt 1,56 triệu tấn, trị giá đạt 2,09 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng nhưng giảm 7,0% về trị giá; sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 2,43 triệu tấn, trị giá đạt 958 triệu USD, giảm 38,0% về lượng và giảm 7,1% về trị giá; hạt tiêu đạt 233 nghìn tấn, trị giá đạt 759 triệu USD, tăng 8,3% về lượng nhưng giảm 32,1% về trị giá và chè đạt 127 nghìn tấn, trị giá đạt 218 triệu USD, giảm 8,6% về lượng và giảm 4,1% về trị giá.

Theo Bộ Công Thương, tuy số lượng mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng ít hơn so với số lượng các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm, nhưng 4 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng đều là các mặt hàng nằm trong top 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nhóm nông sản, thủy sản. Riêng 4 mặt hàng này đã đóng góp 1,26 tỷ USD vào mức tăng kim ngạch xuất khẩu.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam

Báo cáo xuất nhập khẩu 2018 của Việt Nam cũng chỉ rõ, năm 2018, các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản, thủy sản Việt Nam lần lượt là Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản, thủy sản của Việt Nam sang 6 thị trường này trong năm 2018 đạt 20,31 tỷ USD, chiếm 76,4% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản, thủy sản của cả nước.

Trong đó: Thị trường Trung Quốc xuất khẩu nông sản, thủy sản năm 2018 đạt 7,26 tỷ USD, giảm 5,5% so với năm 2017 với các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn đều ghi nhận sụt giảm như: gạo, thủy sản, cao su, sắn, hạt điều. Rau quả trở thành mặt hàng nông sản lớn nhất xuất khẩu sang Trung Quốc với kim ngạch 2,78 tỷ USD, tăng 5,1%.

Trong khi đó, đứng vị trí thứ 2 là thị trường EU, với kim ngạch xuất khẩu nông sản, thủy sản đạt 3,96 tỷ USD, giảm 5,2% so với năm 2017. Những mặt hàng ghi nhận xuất khẩu tăng là gạo, rau quả, thủy sản, chè. Trong khi đó, xuất khẩu giảm do giảm mạnh ở mặt hàng hạt tiêu, hạt điều và cao su.

Tiếp theo là thị trường Hoa Kỳ, với kim ngạch là 3,54 tỷ USD, tăng 3,1% so với năm 2017. Đây là thị trường đứng đầu của Việt Nam về xuất khẩu hồ tiêu, đứng thứ 2 về cà phê, thủy sản.

Xuất khẩu nông sản, thủy sản sang ASEAN năm 2018 đạt 2,64 tỷ USD, tăng 42,7%, trong đó các mặt hàng có tăng trưởng xuất khẩu là thủy sản, gạo, rau quả, chè, cà phê. Trong đó, xuất khẩu gạo đạt mức tăng trưởng cao nhất với mức tăng 118,5% nhờ tăng trưởng mạnh ở thị trường Indonesia và Philippines.

Riêng xuất khẩu nông sản, thủy sản sang Nhật Bản năm 2018 đạt 1,77 tỷ USD, tăng 2,2% so với năm 2017, trong đó xuất khẩu lớn nhất là thủy sản đạt 1,39 tỷ USD, tăng 6,4%.

Xuất khẩu nông sản, thủy sản sang thị trường Hàn Quốc năm 2018 đạt 1,15 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm 2017. Thời gian tới, các mặt hàng nông sản, thủy sản có dư địa thúc đẩy xuất khẩu gồm tôm, mực và bạch tuộc, chả cá, surimi, rau quả chế biến, cà phê, cao su, hạt điều.

Yến Nhi