Một trong những nguyên nhân của cạnh tranh là gì

Trắc nghiệm: Nguyên nhân của cạnh tranh là:

A. Những nhà sản xuất có bất đồng quan điểm.

B. Các chủ thể kinh tế độc lập và điều kiện và lợi ích khác nhau.

C. Các chủ thể kinh tế sản xuất các mặt hàng khác nhau.

D. Những nhà sản xuất muốn thi đua với nhau giành các giải thưởng.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Các chủ thể kinh tế độc lập và điều kiện và lợi ích khác nhau.

Cạnh tranh diễn ra do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.

Hãy cùng Top tài liệu tìm hiểu chi tiết hơn về cạnh tranh để làm rõ câu hỏi trên nhé!

1. Định nghĩa cạnh tranh trong doanh nghiệp

Trong kinh tế học, khái niệm cạnh tranh [tiếng Anh là Competition]. Được định nghĩa là một quá trình đấu tranh qua lại giữa các chủ thể kinh tế. Trong quá trình đó, mục tiêu chính đó là chiếm lĩnh thị phần khách hàng, tăng mức tiêu thụ, tăng lợi nhuận cho DN. Đây là một quá trình khốc liệt đòi hỏi các DN phải có chiến lược cụ thể, nếu không sẽ bị đào thải khỏi thị trường.

Nói một cách đơn giản, cạnh tranh chính là toàn bộ nỗ lực của DN để cố gắng giành lấy khách hàng. Bằng cách cung cấp các sản phẩm khác nhau, giao dịch tốt hơn, chất lượng phục vụ tốt hơn…

2. Khái niệm sức cạnh tranh là gì

Một sản phẩm muốn có vị trí vững chắc trên thị trường và muốn thị trường của nó ngày càng mở rộng thì nó điểm mạnh và có khả năng để nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường đó. Sức cạnh tranh của hàng hoá được hiểu là tất cả các đặc điểm, yếu tố, tiềm năng mà sản phẩm đó có thể duy trì và phát triển vị trí của mình trên thương trường cạnh tranh một các lâu dài và có ý nghĩa.

Để đánh giá được một sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh hay không thì cần dựa vào các nhân tố sau:

– Giá thành sản phẩm và lợi thế về chi phí [khả năng giảm chi phí đến mức tối đa].

– Chất lượng sản phẩm và khả năng đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

– Các dịch vụ đi kèm sản phẩm.

Bên cạnh việc trả lời câu hỏi: “Cạnh tranh là gì?”. Thì chúng ta cần quan tâm đến loại hình để hiểu về cạnh tranh một cách rõ ràng hơn.

1. Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường

– Cạnh tranh giữa người mua và người bán

Người mua muốn mua hàng hóa với giá thấp nhất. Còn người bán lại muốn bán hàng hóa của mình với giá cao nhất. Sau khi thương lượng giữa hai bên, giá cuối cùng sẽ được hình thành.

– Cạnh tranh giữa người mua với người mua

Tùy thuộc vào mức độ cung cầu trên thị trường, mức độ cạnh tranh sẽ thay đổi. Khi lượng cung nhỏ hơn lượng cầu, giá cả hàng hóa sẽ tăng, cạnh tranh trở nên gay gắt. Người mua phải chấp nhận giá cao hơn để mua được thứ mà họ cần.

– Cạnh tranh giữa người bán và người bán

Đây là cuộc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp hàng hóa để tranh giành KH và chiếm thị trường. Dẫn đến giá cả hàng hóa sẽ giảm xuống có lợi cho người mua.

2. Căn cứ vào phạm vi các ngành kinh tế 

– Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất hoặc tiêu thụ một loại hàng hóa. Nhằm giành giật điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất để thu được lợi nhuận siêu ngạch.

Ví dụ: Coca cola và Pepsi được coi là cạnh tranh trong nội bộ ngành nước giải khát có ga. Hay như Samsung và Apple là các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành di động thông minh.

– Cạnh tranh giữa các ngành với nhau

Các DN ở các ngành kinh tế cạnh tranh với nhau với mục đích thu lợi nhuận cao nhất về mình. Sự phân bổ vốn đầu tư giữa các ngành kinh tế một cách tự nhiên sẽ hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.

3. Căn cứ vào tính chất của việc cạnh tranh

– Cạnh tranh hoàn hảo

Cạnh tranh hoàn hảo xảy ra khi có nhiều người bán cùng một loại sản phẩm. Không có sự khác biệt về mẫu mã, công dụng cạnh tranh với nhau. Nhưng không có ai đủ khả năng khống chế giá hàng hóa trên thị trường. Để có thể dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh hoàn hảo này, người bán sẽ phải giảm giá. Hoặc tìm ra sự khác biệt trong sản phẩm của mình so với những người bán khác.

– Cạnh tranh không hoàn hảo

Là cuộc cạnh tranh giữa những người bán có sản phẩm không hoàn toàn giống nhau.

– Cạnh tranh độc quyền

Cạnh tranh độc quyền xảy ra khi trong thị trường có rất ít người bán hàng hóa, dịch vụ đó. Giá cả của sản phẩm sẽ do chính người bán quyết định. Không dựa vào mối quan hệ cung – cầu.

4. Căn cứ vào thủ đoạn cạnh tranh

– Cạnh tranh lành mạnh

Là cuộc cạnh tranh không vi phạm pháp luật, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Diễn ra một cách công khai và công bằng với đôi bên.

– Cạnh tranh không lành mạnh

Là cuộc cạnh tranh trái với luật pháp, dựa vào những kẽ hở của pháp luật và bị xã hội lên án. Ví dụ: trốn thuế, buôn bán lậu,…

Có thể nói, cạnh tranh là yếu tố cần có để tạo động lực phát triển, đi lên cho chủ thể trong các lĩnh vực khác nhau.

a. Mặt tích cực của cạnh tranh

Xét trong lĩnh vực kinh tế, cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu, có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa và các nền sản xuất kinh doanh khác.

– Cạnh tranh không những là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà còn là yếu tố điều tiết hệ thống thị trường, khiến cho các mối quan hệ xã hội trở nên lành mạnh hơn.

– Chính yếu tố cạnh tranh đã thúc đẩy các nhà kinh doanh cần không ngừng sáng tạo, đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, cần sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, áp dụng khoa học – kĩ thuật trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động.

– Xét về tầm vi mô, cạnh tranh khiến nhà sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng.

– Ngoài ra, đối với người tiêu dùng, khi có sự cạnh tranh, họ sẽ dễ dàng so sánh mặt hàng để tìm ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, mẫu mã đa dạng, phong phú hơn, đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội.

b. Mặt tiêu cực của cạnh tranh 

Cạnh tranh là yếu tố quan trọng trong việc sản xuất, phát triển và kinh doanh. Tuy nhiên, cạnh tranh như thế nào là lành mạnh? Đó mới là mấu chốt vấn đề. Rất nhiều người không áp dụng việc cạnh tranh lành mạnh, dẫn đến hàng loạt những vấn đề tiêu cực như:

– Cạnh tranh làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, từ đó, gây ra hiện tượng lạm quyền, độc quyền, hình thành sự phân hóa giàu nghèo một cách mạnh mẽ.

– Chính bởi việc không hiểu rõ bản chất của cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh, rất nhiều người đã sử dụng những thủ đoạn xấu xa để chuộc lợi cá nhân một cách bất hợp pháp.

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng, nó được coi là động lực của sự phát triển không chỉ của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp mà cả nền kinh tế nói chung.

– Đối với doanh nghiệp:

Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có những vai trò sau:

– Được coi như là cái “sàng” để lựa chọn và đào thải những doanh nghiệp. Vì vậy nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trò cực kỳ to lớn.

– Quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh tạo ra động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

– Đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác marketing bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường để xác định được nhu cầu thị trường từ đó ra các quyết định sản xuất kinh doanh để đáp ứng các nhu cầu đó.

– Buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn để đáp ứng được nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng.

– Đối với người tiêu dùng

Hàng hoá sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày càng đẹp, phong phú đa dạng hơn để đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội. Vì vậy, đối với người tiêu dùng, cạnh tranh có các vai trò sau:

– Người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp với túi tiền và sở thích của mình.

– Những lợi ích mà họ thu được từ hàng hoá ngày càng được nâng cao, thoả mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ các dịch vụ kèm theo được quan tâm nhiều hơn. Đó chính là những lợi ích mà người tiêu dùng có được từ việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

– Đối với nền kinh tế

Được coi như là “linh hồn” của nền kinh tế, vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những mặt sau:

– Là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, góp phần xoá bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh.

– Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động xã hội ngày càng xâu sắc.

– Thúc đẩy sự đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội và phát triển nền kinh tế.

– Làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng cho doanh nghiệp vươn ra thị trường nước ngoài.

– Giúp cho nền kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị trường, rút ra được những bài học thực tiễn bổ sung vào lý luận kinh tế thị trường của nước ta.

Phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của cạnh tranh không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước, doanh nghiệp mà là nhiệm vụ chung của toàn bộ cá nhân.

Video liên quan

Chủ Đề