Mua cây ăn quả ở đâu

Kinh nghiệm mua giống cây ăn quả

    Trong mấy năm qua do tác động của chính sách dồn điền đổi thửa và từ thực tế hiệu quả thấp của việc trồng các cây lúa, rau màu, lâm nghiệp…Không những thế, lĩnh vực trồng cây ăn quả mà được nhân với diện tích rộng, nó sẽ là cơ sở để kéo theo hàng loạt các lĩnh vực khác phát triển theo như: công nghệ, giống, vật tư nông nghiệp, công nghiệp chế biến bảo quản, xuất nhập khẩu nông sản…. Nên mấy năm qua dân ta có phong trào ồ ạt chuyển đổi trồng cây ăn quả với diện tích nhân lên thần tốc. Đi kèm theo nó là nhu cầu về giống, phân, thuốc…tăng trưởng một cách chóng mặt.

    Mặt trái của tăng trưởng bao giờ cũng kèm theo hàng loạt các bất cập, rủi ro mà người nông dân phải lãnh hậu quả. Trong phạm vi bài chia sẻ này tôi chỉ nói riêng về lĩnh vực “Kinh nghiệm khi mua giống cây ăn quả” vì đây là lĩnh vực chuyên sâu mà NHANONG24H chúng tôi đủ tự tin để chia sẻ với mọi người.

Hình ảnh: Vườn ươm giống cây có múi của NHANONG24H

PHẦN I: THỰC TRẠNG

Tại sao lại trên mạng tràn lan các đơn vị rao bán cây giống:”Cây giống ĐH Nông nghiệp,  Cây giống Học viện Nông nghiệp…?.

    Xin thưa rằng: Đại học Nông nghiệp KHÔNG sản xuất giống cây ăn quả cũng KHÔNG CÓ BÁN cây giống[trừ các cây thực sự là do các kết quả nghiên cứu được các thầy cô tự thương mại hóa hoặc hợp tác thương mại hóa…nhưng số lượng là vô cùng ít].  Vậy tại sao lại có rất nhiều đại lý vẫn gắn mác :”Cây giống ĐH Nông nghiệp”???  Đơn giản vì có mấy lý do sau:

+ Khi gắn mác ĐH Nông nghiệp vào sẽ tăng thương hiệu, tăng niềm tin…để tạo sự hiểu lầm của người dân để dễ bán hàng? Hoặc bán hàng được giá cao?

+ Vậy có phải tất các đơn vị rao trên mạng là Cây giống ĐH Nông nghiệp hoặc cây giống viện eakmat… có đều là cố tình gắn mác để bán không? Tại sao 1 đơn vị lớn như Học viện Nông nghiệp lại dễ dàng để người ta lấy mác để bán vậy?….Xin thưa không hoàn toàn đúng. Ở Học viện Nông nghiệp có chính sách cho các người bán mượn đất, hợp tác khai thác mặt bằng – Mà trong hợp đồng giữa trường, Khoa – Viện – Trung tâm thuộc trường  và các đơn vị thuê đều ghi rõ là:”Hợp đồng hợp tác kinh doanh cây giống”, nên việc người ta có quyền gắn mác ĐH Nông nghiệp[hay Học viện nông nghiệp] trong quá trình bán theo luật là không có sai. 

+ Nhưng thực tế, ở Học viện Nông nghiệp hiện nay có đến hơn 100 đại lý bán cây giống trong đó phần lớn là mượn mác của trường để bán trong đó có các đối tượng: Giảng viên có, cán bộ các Viện – trung tâm thuộc trường có, người dân xung quanh có, sinh viên bán online có nhiều, hoặc các đại lý, lái buôn các tỉnh lấy cây quanh trường khi về địa phương bán cũng có vv… Với hơn 100 đại lý gắn mác thì có khoảng 20 – 30 đại lý[con số có thể tăng lên] về góc độ pháp lý có thể coi là hợp pháp. Còn việc chất lượng lại là chuyện khác ta bàn ở dưới. Nhưng dù sao ưu điểm của Khu vực giống Học viện Nông nghiệp là dân xung quanh có kinh nghiệm sx và bán cây giống lâu năm, cộng đồng làm giống rộng khắp và mặt hàng đa dạng, đội ngũ chuyên gia là các giảng viên – nghiên cứu viên – cựu kỹ sư được đào tạo tại học viện có kiến thức, kỹ năng thực sự…để hỗ trợ người trồng hiệu quả hơn

+ Các nguồn cây giống đang bán tại Học viện Nông nghiệp thì nguồn từ đâu: Sản xuất có[các vùng xung quanh sát trường như: Viện rau, Trong phạm vi trường, người dân xung quanh An Lạc, An Đào, Đào Nguyên…]…ngoài ra nhập số lượng thì được nhập từ Hưng Yên,  Miền Tây, Phú Thọ, Lạng Sơn vv…nhập từ Nước ngoài[Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Úc…] cũng có.

Vậy với ma trận nguồn như vậy thì chất lượng có đảm bảo không?

   Tôi xin trả lời cái đó phụ thuộc và NĂNG LỰC SẢN XUẤT và TÂM của người bán. Không phải tất cả các đại lý đều làm láo…Song do năng lực yếu, kinh nghiệm kém[Ví dụ như người dân thì nhiều khi nguồn mắt là do mua lại nên tin người bán đem về ghép, sinh viên học sinh, người lái xe ôm, ô tô hoặc người chưa có kinh nghiệm làm giống thấy thị trường béo bở lao vào làm thương mại mà không phân biệt được giống này thế nào? Giống này xuất phát từ đâu và có nguồn gốc ra sao? Ngay cả hình dáng nhận dạng và chất lượng quả người bán cũng không biết luôn … ]. Với thực trạng như vậy…thì rủi ro mua nhầm giống sai giống là điều đương nhiên. 

Vậy Khu vực trường nông nghiệp sản xuất chỉ một phần nhập các nguồn như thế thì hay ta đi mua trực tiếp ở Hưng Yên, Phú Thọ, Hòa Bình, Miền Tây…thì sẽ được giống CHUẨN HƠN KHÔNG và xác xuất cao hơn không?

   Cũng xin thưa rằng là KHÔNG! Vì ở đâu cũng vậy vẫn có người làm thế nọ và làm thế kia, việc tự sản xuất nhưng nguồn mắt không rõ rang hoặc phụ thuộc vào mắt ghép người thứ 3 thì rủi ro sẽ rất cao. Như tôi đã nói là nó vẫn phụ thuộc vào NĂNG LỰC SẢN XUẤT và TÂM của người sản xuất và bán.

Các cây giống hiện nay thấy trên mạng rao là cây thường giá xx…cây F1 giá X+a….thì đó là thông tin liệu có chính xác?

   Phần lớn đó chỉ là thủ thuật của người bán để bán được giá cao. Tất cả các giống cây ăn quả hiện nay trên thị trường theo đánh giá chủ quan và kinh nghiệm của tôi cây F1 hoặc lấy mắt ghép từ cây đầu dòng…mắt ghép từ cây S0, S1, S2[đối với cây có múi]…thì tỉ lệ đúng là F1 không quá 1% . 

Nền đất canh tác sản xuất giống hoặc phương pháp sản xuất có vai trò như thế nào đối với chất lượng cây giống?

    Hiện nay những vũng sản xuất giống lâu năm do canh tác sản xuất giống thường xuyên phải phun thuốc và bón phân hóa học. Nên những vùng này có nhược điểm là đất bị khai thác kệt quệ. Cây giống sống chủ yếu bằng phân hóa học, thuốc kích thích tăng trưởng…nên khi mua về mặc dù 1-2 ngày cây nhìn đẹp nhưng về dâm hoặc đem trồng có hiện tượng xuống lá, còi cọc, chột mà phải chăm 1 thời gian lâu cây mới phát triển trở lại. Nên phương pháp sản xuất cây giống cũng là điều cần phải lưu tâm.

Hình ảnh: Phòng Lab nhân giống cấy mô của NHANONG24H

PHẦN II: NÊN MUA NHƯ THẾ NÀO ĐỂ XÁC XUẤT GIỐNG CHUẨN CAO NHẤT?

    Trước thực trạng trên chúng ta sẽ hoang mang và vậy làm thế nào để có cây giống chuẩn – giống tốt[cây có bộ rễ khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh nguy hiểm….]. Tôi xin trình bày kinh nghiệm cho anh chị em như sau:

+ Chúng ta mua giống đừng quá chú trọng vào giá. Tâm lý mua giá rẻ là 01 trong những nguyên nhân lớn dẫn đến người bán và người sản xuất phải có áp lực cạnh tranh để bán được hàng – Họ sẽ tìm được mọi cách để nhập sản phẩm giá rẻ để có lời – Lúc đó các khâu như: chi phí mua mắt, chi phí dịch vụ, bảo hành…sẽ bị cắt giảm để Đại lý có thể tồn tại và cạnh tranh. Nói như vậy không phải có nghĩa cứ giá rẻ là hàng không chuẩn – Vì nhiều khi nó phụ thuộc vào độ thỏa mãn lợi nhuận và năng lực sản xuất của người bán.

+ Đối với người trồng khi cần mua giống từ 200 cây trở lên nếu không có nguồn nhập[mua] tin cậy? Phải nói dù sao với cây giống hoặc cây trưởng thành sau này chính là tài sản quan trọng của người trồng. Nên anh chị hãy là người trực tiếp đến các đại lý, nhà vườn sản xuất để lựa chọn mua…để mình có thời gian kiểm tra năng lực và độ tin cậy của người bán để ta quyết định chọn niềm tin.Đừng lười di chuyển nếu muốn mua được cây giống ưng ý để yên tâm sản xuất. 

+ Nên mua ở những công ty, nhà vườn, đại lý giống lớn có chính sách bảo hành rõ ràng. Họ có cam kết, có chính sách bảo hành và hỗ trợ cụ thể khi xảy ra nhầm lẫn. Và chính sách cam kết đó phải là những công ty – nhà vườn – đại lý có LỰC để thực hiện cam kết của mình. Chứ nhiều người dân họ mua bán tạm thời – những người không chuyên hay tay ngang…khi hỏi có CAM KẾT không?  Xin thưa để bán được hàng thì người ta cam kết hết, thích viết giấy ký kết đều có cả. Nhưng khi xảy ra sự việc thì việc chúng ta có cơ sở để lấy được quyền lợi của mình không thì không có gì để đảm bảo. Vì vậy tôi nghĩ các đơn vị lớn có chính sách rõ ràng, các tổ chức cá nhân lớn mà họ tổ chức bán bài bản – thì cơ hội để chúng ta “túm tóc” sẽ cao hơn. Vì họ đã tổ chức ra bộ máy chắc chắn chẳng ông nào vì một vài khách hàng cụ thể, khi xảy ra sai xót người ta lại chạy chốn để hủy hoại thương hiệu khi họ đã dày công xây đắp.

+ Cần đòi hỏi và kiểm tra năng lực đơn vị cung cấp – nguồn gốc cây giống mình dự định mua. Đó là quyền lợi chính đáng của người mua hàng, anh chị phải tận dụng triệt để quyền lợi này trước khi quyết định mua. Anh chị có quyền thăm cơ sở sản xuất, thăm vườn, thăm bộ máy cam kết, tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ của cây, đòi hỏi quyền lợi bảo hành…khi quyết định. Xin nhắc lại dù cơ sở có to và uy tín đến mấy thì tỷ lể sai giống, nhầm giống trong quá trình thực hiện quy trình sản xuất vẫn có thể chiếm 1-5%. Tỷ lệ 100% chuẩn giống là không khả thi. Nên khi mua ta sẽ mua thừa số lượng giống định trồng 1 chút để đề phòng trồng bổ sung hoặc gối khi cần thiết.

+ Không nên mua ở những nhà xe, đơn vị cung cấp cây giống lưu động, không có địa chỉ rõ ràng. Vì những cá nhân, tổ chức bán hàng tại đây thường không cố định, độ sẵn sàng của sản phẩm không cao, khó kiểm tra đánh giá năng lực. Và khi xảy ra sai xót rất khó để liên hệ khi yêu cầu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

+ KHÔNG NÊN mua hàng ở các Trang page, Zalo hay website mà các thông tin không rõ ràng như: địa chỉ cụ ghi chung chung, KHÔNG xuất hiện HÌNH ẢNH NGƯỜI BÁN, TỔ CHỨC BÁN...thường những người nếu họ đã công khai danh tính, hình ảnh cá nhân, đơn vị…lên trên mạng xã hội để bán. Thì xác xuất họ chịu trách nhiệm với sản phẩm dịch họ bán sẽ cao hơn. Tránh tình trạng một ngày đẹp trời, khi cần tìm người bán các bạn không thể liên lạc được, thậm chí không biết họ thế nào? Là ai? và ở đâu?…, 

+ Cách an toàn nhất khi tiến hành mua giống về trồng: Anh chị thăm vườn nào loại cây định mua rồi mua mắt đã ra quả thực tế mà năng suất ổn định[cây nên lấy mắt ghép từ cây 6 năm tuổi trở lên đến 11 năm tuổi, đã ra quả ổn định. Để đảm bảo độ ổn định về gen và đặc điểm sinh trưởng phát triển, chất lượng quả của loài. Hoặc mua nguyên cây của người trồng sau đó mục đích lấy mắt ghép. Rồi bỏ ra chi phí cắt mắt ghép đó về đặt đơn vị có cây thục sinh và họ có dịch vụ gia công ghép kết hợp với giám sát quá trình sản xuất. Hoặc có thể mua cây chiết trực tiếp các cây đã ra quả ở các nhà vườn có cây bố mẹ đặt họ trước 03 tháng trước khi trồng cây. Thì tôi nghĩ tỉ lệ chuẩn giống là rất cao .Tuy nhiên cách này chi phí cao, tốn công sức và cành chiết – mắt ghép nhiều khi người ta chỉ chịu bán đối với những cành còi cọc, khả năng ra quả kém năng suất mới chịu cắt tỉa để bán. Tóm lại nếu ai không có điều kiện thì cách duy nhất thì vẫn phải chọn các nơi bán giống uy tín và phải KIỂM TRA GIÁM SÁT – ĐÒI HỎI QUYỀN LỢI CAM KẾT khi mua cũng là phương án không tồi.

+ Đội ngũ nhân sự của đơn vị cung cấp cây giống: Đây cũng là điều vô cùng quan trọng ảnh hướng đến chất lượng cây giống. Nếu tổ chức nào có những nhân sự có kiến thức chuyên sâu, được đào tạo bài bản để tiếp cận được với các kiến thức mới, công nghệ mới và có kỹ năng nhận biết, đánh giá được giống trong hàng ngàn chủng loại giống hiện nay. Chính họ là đội ngũ giúp bà con nông dân sàng lọc chất lượng giống 1 lần trước khi chuyển giao cho bà con. Hơn nữa các đơn vị có nhân sự như vậy họ thường có đường hướng phát triển lâu dài. Vì vậy họ sẽ tìm mọi cách để tuyển chọn giống chất lượng để bảo vệ thương hiệu. Nên khi xảy ra sai xót độ cam kết và thực hiện cam kết với khách hàng của các đơn vị này sẽ cao hơn. Chưa kể bà con còn được hưởng lợi từ dịch vụ tư vấn trồng trọt bằng các chính sách chăm sóc khách hàng sau bán hàng từ họ.

+ Khi mua giống ngoài yếu tố CHUẨN GIỐNG  cần để ý các yếu tố khác như: Anh chị nên chọn các giống có thân lá xanh – khỏe mạnh – gốc ghép tốt – không thấy biểu hiện bệnh trên lá thân[vì cây mà nhiễm virus, vi khuẩn mà chưa biểu hiện thì mắt thường cũng không nhận ra được]. Đặc biệt nên kiểm tra bộ rễ của 1 vài cây trong lô để xem rễ có khỏe mạnh, nhiều rễ chùm hoặc dễ cọc khoẻ… Ngoài ra CHỦNG LOẠI CÂY LÀM GỐC GHÉP là vấn đề rất quan trọng nhưng ít được mọi người quan tâm. Và hiện nay ở Việt Nam các nghiên cứu và phương án triển khai chính thức cho vấn đề này còn vô cùng ít ỏi[tôi sẽ viết riêng về vấn đề này trong phạm vi bài khác]. 

PHẦN III: KẾT LUẬN

    Trên đây tôi xin chia sẻ đôi dòng kinh nghiệm của mình, anh chị đọc và tham khảo. Mấu chốt vấn đề để có giống chuẩn và tốt vẫn phải phụ thuộc vào NĂNG LỰC SẢN XUẤT và TÂM của người bán[tôi nhắc 02 cụm từ này 03 lần trong bài viết để anh chị thấy tầm quan trọng] kèm sự THÔNG THÁI của người tiêu dùng.

    Tôi nghĩ nếu áp dụng triệt để thì xác xuất được cây giống ưng ý là rất cao. Nhưng khi có được giống tốt thì khâu chăm sóc và phương pháp trồng để cây có chất lượng, năng suất ưng ý là điều cũng quan trọng không kém. Vì vậy khi mua giống mà được đơn vị bán giống có kinh nghiệm cam kết hỗ trợ sau bán hàng là điều vô cùng quý giá.

    Ngoài ra chúng ta nên tận dụng tham gia các Hội trên mạng xã hội và  hội nhóm offline để tạo thành cộng đồng chia sẻ tri thức là điều vô cùng quan trọng. Ai trồng cam thì nên tìm Hội trồng cam để tham gia vào, ai trồng Sầu riêng thì vào Hội sầu riêng, Ai trồng Táo thì vào hội trồng táo…Hiện nay với sự phát triển thần tốc của công nghệ thông tin và mạng xã hội . Thì việc tham gia vào hội để học hỏi chỉ bằng một cái kích chuột hoặc vài cái vuốt màn hình là có thể có thông tin cần tìm hiểu.

CUỐI CÙNG KÍNH CHÚC QUÝ VỊ MUA ĐƯỢC CÂY GIỐNG ƯNG Ý – SẢN XUẤT HIỆU QUẢ – VÀ CÓ ĐƯỢC CÁC SẢN PHẨM NÔNG SẢN AN TOÀN CHO XÃ HỘI!

Lưu ý:  Bài viết thể hiện quan điểm của Tác giả, không quảng cáo hay giải thích hoặc nhắm chỉ trích một cá nhân hay tập thể nào. Rất vui nhận được sự trao đổi và chia sẻ thêm từ quý vị. 
Trân trọng cảm ơn!

Theo Nick Facebook: Diep Minh Ninh [CEO – NHANONG24H]

Video liên quan

Chủ Đề