Mua na lạng sơn ở đâu

Dù giá Na dai Đồng Bành đắt gấp đôi na dai thường nhưng loại quả này khi xuống núi từ Lạng Sơn về Hà Nội vẫn được nhiều chị em ưa chuộng đặt mua.

Những ngày đầu tháng 8, facebook của chị Trần Thị Thủy, 35 tuổi ở Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội liên tục rao bán loại na dai Đồng Bành thơm ngon, ngọt đậm. Ngay khi rao bán, loại na đặc biệt này đã thu hút đông đảo khách quen vào đặt hàng.

Theo tiểu thương bán hoa quả online này, na dai Đồng Bành có thương hiệu tốt như vậy vì chúng được trồng trên núi đá cao. Để hái được na, người dân phải leo lên núi mất hàng giờ đồng hồ. Hơn nữa, những cây na sau khi trồng khoảng 3 năm mới cho thu hoạch vụ đầu tiên. 

Những quả na được đặc sản của Lạng Sơn
Na Đồng Bành được đóng gói chuẩn bị chuyển về Hà Nội 

Chị Thủy cho biết, na dai Đồng Bành thường bắt đầu thu hoạch từ đầu từ tháng 6 đến hết tháng 9 dương lịch. Năm nay, do thời tiết nên mùa na đến trễ hơn một chút. Để mua được na dai Đồng Bành đưa về Hà Nội, chị Thủy phải nhờ người quen đặt mua của các hộ gia đình trồng na ở thị trấn Chi Lăng và những xã dọc theo Quốc lộ 1A. 

“Chi Lăng là huyện miền núi với địa hình núi đá, nhưng được thiên nhiên ưu ái cho thời tiết và đất đai thuận lợi cho cây na phát triển. Do đó, nơi đây luôn cho những trái na đạt chất lượng. Na Đồng Bành vì thế mà nhìn cái là nhận ra liền vì chúng có đặc trưng mắt hồng, quả to, tròn căng, bóng mẩy. Khi chín cho vị ngọt sắc, ít hạt, hương thơm rất đặc trưng mà không vùng nào có được”, tiểu thương giới thiệu về na Đồng Bành.

Chị Thủy khẳng định, na Đồng Bành Lạng Sơn được trồng trên vách núi đá cao. Để hái được, người dân nơi đây phải chế tạo ra những chiếc ròng rọc chạy từ trên cao xuống tận chân núi. Quả na hái xong sẽ được tập kết ngay tại chân núi. Các hộ gia đình sẽ phân loại na theo kích cỡ, đóng vào thùng xốp có lót lá, giấy báo cẩn thận. Sau đó, na được chất lên xe tải để chuyển đi Hà Nội hoặc các tỉnh miền Bắc.

Na Đồng Bành có múi dầy, trắng phau
Khi chín, na có màu trắng mắt hồng

Do đặc trương của loại quả này là chín rất nhanh, có khi chỉ vài giờ đã chín mềm. Thế nên, khi vận chuyển về Hà Nội phải được hái lúc na già và vận chuyển trên đường cực kỳ cẩn thận ngay trong ngày mới không bị chín hoặc dập nát.

Người phụ nữ này cho rằng, vì được trồng hoàn toàn tự nhiên trên núi đá nên na dai Đồng Bành không có bất cứ chất kích thích, hóa chất ủ chín nào, an toàn cho khách sử dụng.

Hiện na dai Đồng Bành có nhiều mức giá khác nhau tùy kích cỡ quả. Loại 4 quả 1kg có giá 70.000 đồng. Loại 5 quả 1kg giá 60.000 đồng. Loại 6-7 quả 1kg giá 50.000 đồng. Loại na dai Đồng Bành này lúc nào cũng giữ giá và cao hơn na thường.

Khi ăn, thịt của chúng rất dày, thơm nức, ngọt dịu và hấp dẫn. Chính bởi thế loại na này mới được coi là đặc sản nức tiếng của Lạng Sơn.

Người dân phải trèo núi, lội suối hái na
Na được chuyển bằng ròng rọc xuống núi

Tiểu thương này tiết lộ, một tuần chị có khoảng 3 chuyến na dai Đồng Bành từ Lạng Sơn về Hà Nội, mỗi chuyến khoảng 2-3 tạ. Song về chuyến nào, chị Thủy bán hết chuyến ấy.

“Dân sành ai cũng biết loại na dai Đồng Bành nổi tiếng thơm ngon thế nào nên khi về Hà Nội bán rất chạy. Loại na này tuy đắt hơn na thường nhưng quả to, ngon ngọt hơn hẳn. Đầu mùa giá có thể đắt đỏ chút, khi vào chính vụ giá na trong khoảng 50.000 đồng/kg.

Đặc biệt, để chọn được những trái na dai Đồng Bành “chuẩn xịn”, chị Thủy lưu ý khách mua chú ý những điểm sau: “Khi chọn loại na trồng trên núi này, khách mua nên chọn những quả có vỏ mỏng, da xanh non, cuống nhỏ, mắt nở và phẳng, hơi nứt nhưng vẫn còn cuống. Đây là những quả chín cây, ăn ngọt và thơm. Tuyệt đối không chọn những quả na quá mềm hoặc có nhiều vết thâm ngoài vỏ, những trái na nứt nẻ, có dấu hiệu bị chảy nước. Rất có thể đó là những trái na non hoặc na chín ép, bị ủng ăn không ngon”.

Thảo Nguyên

Chia sẻ thông tin tại hội nghị trực tuyến xúc tiến thương mại sản phẩm na Chi Lăng và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2021, ông Lý Việt Hưng - Phó Giám đốc phụ trách Sở NNPTNT tỉnh Lạng Sơn cho biết, vùng sản xuất na của tỉnh Lạng Sơn tập trung tại các huyện Chi Lăng, Hữu Lũng với diện tích trên 3.500ha, trong đó có hơn 400ha na được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, sản lượng na đạt khoảng 30.000 tấn. 

Tổng giá trị sản xuất ước đạt khoảng 1.200 tỷ đồng, bình quân thu nhập trên 1ha canh tác na đạt 275 triệu đồng.

Tại huyện Chi Lăng - vùng trồng na trọng điểm của tỉnh Lạng Sơn, thời điểm này bà con đang tất bật chuẩn bị cho vụ thu hoạch na.

 Theo thống kê, sản lượng na cuả huyện Chi Lăng năm 2021 đạt khoảng 21.000 tấn, giá trị thu nhập ước đạt 850-900 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Quốc Toản [phải] - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản [Bộ NNPTNT chủ trì hội nghị xúc tiến tiêu thụ na và các sản phẩm OCOP của Lạng Sơn tại đầu cầu Hà Nội. Ảnh: K.Nguyên.

Ông Lương Trọng Quỳnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đề nghị Bộ NNPTNT, Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, các sàn thương mại điện tử tạo điều kiện để sản phẩm đặc sản của Lạng Sơn đến được nhiều địa phương trong cả nước.

Nhằm đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu, các sản phẩm nông sản của tỉnh Lạng Sơn đã được cấp mã số vùng trồng với 12,18ha chuối tại Văn Lãng, 40ha na tại Chi Lăng; 60ha thạch đen tại huyện Tràng Định.

Sáu tháng cuối năm 2021 sẽ tiếp tục triển khai hỗ trợ cấp mã số cho 115 vùng trồng thạch đen tại các huyện Tràng Định, Bình Gia, Văn Lãng.

Trong điều kiện dịch Covid-19 khiến tình hình tiêu thụ na có thể gặp khó khăn, huyện Chi Lăng đã chủ động xây dựng các trang thông tin điện tử để quảng bá, giới thiệu, bán hàng trực tuyến sản phẩm na nói riêng và các loại nông sản chủ lực của huyện đến người tiêu dùng trong nước. 

Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ sản xuất, các thương nhân thu gom tiêu thụ na đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm na thông qua hệ thống các trang thương mại điện tử như: Voso.vn; Postmart.vn và mạng xã hội như: Zalo, Facebook. 

Qua gần 1 tháng thử nghiệm, đã có gần 1.400 hộ gia đình đưa sản phẩm nông sản, trong đó có na lên các sàn thương mại điện tử. 

Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đưa các sản phẩm lên sàn điện tử, tổ chức tuần lễ na Chi Lăng tại Hà Nội, chọn đại sứ đại diện cho thương hiệu na Chi Lăng… để quảng bá, phục vụ người tiêu dùng cả nước, giúp cho thương hiệu na Chi Lăng ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến.

Ông Lý Việt Hưng đánh giá, năm nay, do tác động của dịch Covid-19, đặc biệt là đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát khiến đầu ra nông sản nói chung và na Chi Lăng nói riêng gặp khó. 

Việc đẩy mạnh hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt thông qua hình thức bán hàng online đang được tỉnh Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai. 

"Bên cạnh đó, tỉnh sẽ xây dựng bản đồ số và cửa hàng số đối với mặt hàng na Chi Lăng để sản phẩm có thể đi trực tiếp từ người bán đến người tiêu dùng" - ông Hưng nói.

Hướng dẫn nông dân Lạng Sơn livestream bán na

Đặc sản na ngon nổi tiếng của tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: K.Nguyên.

Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản [Bộ NNPTNT] nhận định, na Chi Lăng là sản phẩm đặc sản truyền thống của địa phương có uy tín và được nhiều người biết đến. 

Năm 2011, sản phẩm na Chi Lăng đã được Cục Sở hữu trí tuệ trao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. 

Năm 2013, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận kỷ lục đặc sản na Chi Lăng của tỉnh Lạng Sơn lọt top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng của Việt Nam.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện việc thu hái và tiêu thụ na Chi Lăng gặp nhiều khó khăn. 

Nguyên nhân do, thu hoạch chủ yếu tập trung, khó bảo quản tươi, chủ yếu tiêu thụ nội địa, chưa đưa vào xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. 

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp dẫn đến chuỗi cung ứng nông sản gặp khó khăn nhưng với việc đa dạng và chủ động các hình thức xúc tiến thương mại, thay đổi phương thức bán hàng đi vào chiều sâu, sẵn sàng ứng phó với tình hình dịch bệnh trong tình hình mới, na Chi Lăng và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn sẽ có đầu ra ổn định.

Hiện, các sàn thương mại điện tử như Sendo, Voso đều cam kết sẽ có những hỗ trợ truyền thông, hướng dẫn quy cách bao gói, bảo quản sản phẩm, xây dựng thương hiệu, vận chuyển và bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử, đặc biệt là hỗ trợ nông dân trồng na ở Lạng Sơn trong hoạt động livestream bán hàng, đưa sản phẩm đến 63 tỉnh thành trên cả nước cũng như xuất khẩu.

Ông Bùi Quang Tú - đại diện sàn thương mại điện tử Sendo - cho biết, việc bán hàng online khác với bán hàng truyền thống, do đó phía doanh nghiệp cũng sẽ tư vấn hướng dẫn cho bà con nông dân để đưa sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng.

"Bán hàng online chủ yếu cho khách văn phòng, công sở, các đơn hàng mua thường là 5kg, 7kg, 10kg, do đó chúng tôi hướng dẫn bà con trong khâu đóng gói cũng như hỗ trợ vận chuyển để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng tươi ngon nhất" - ông Bùi Quang Tú nói.

Cùng với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp phân phối, sàn thương mại điện tử và cơ quan chức năng, nhiều ý kiến cho biết, để sản phẩm đến tay người tiêu dùng cần quan trọng đến phương thức đóng gói, bảo quản, dán tem truy xuất nguồn gốc. 

Đồng thời, kết nối nhà sản xuất với nhà cung cấp để có thể đẩy mạnh việc tiêu thụ. Với đồng bộ các giải pháp, na Chi Lăng sẽ tiêu thụ được nhiều hơn và mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho người trồng. 

"Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính Phủ"

Video liên quan

Chủ Đề