Mục đích của nâng cao sức khỏe là gì năm 2024

“Nâng cao sức khỏe”, như đã nêu trong Điều lệ Ottawa tại Hội nghị First International Conference on Health Promotion của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 1986, là "quá trình cho phép mọi người tăng cường kiểm soát và cải thiện sức khỏe của họ”. Điều lệ này cũng cho biết: sức khỏe nên được coi như một nguồn lực hơn là một mục tiêu. Hòa bình, nơi ở, giáo dục, lương thực, thu nhập, một hệ sinh thái ổn định, tài nguyên bền vững, bình đẳng và công bằng xã hội là một số điều kiện cần thiết để thúc đẩy và duy trì sức khỏe của con người.

Điều lệ Ottawa đã đưa ra 5 lĩnh vực hành động chính trong Nâng cao sức khỏe (xây dựng chính sách công lành mạnh, tạo môi trường hỗ trợ cho sức khỏe, tăng cường hành động cộng đồng vì sức khỏe, phát triển các kỹ năng cá nhân và định hướng lại các dịch vụ y tế) và 3 chiến lược Nâng cao sức khỏe cơ bản (kích hoạt, tổ chức sắp xếp và kêu gọi ủng hộ).

Sức khỏe của chúng ta phụ thuộc vào cả hệ thống tự nhiên và xã hội (natural and social systems), và sự tương tác giữa chúng, do đó chúng ta cần áp dụng cách tiếp cận xã hội - sinh thái (eco-social approach) trong việc nâng cao sức khỏe, cũng như việc nhận biết mối tương tác giữa các yếu tố sinh thái và xã hội đối với sức khỏe.

Tại sao nâng cao sức khỏe trong trường học là quan trọng?

Sức khỏe và giáo dục có mối liên hệ mật thiết với nhau (St. Leger, L.,2015; St. Leger, L. và cộng sự, 2010):

- Trẻ em khỏe mạnh có học lực tốt hơn và tỉ lệ đến trường cao hơn

- Trẻ em có đi học thì có nhiều khả năng khỏe mạnh hơn

- Học sinh có mối quan hệ tích cực với trường học và những người lớn, thì thường ít có khả năng thực hiện các hành vi nguy cơ, và có nhiều khả năng có được kết quả học tập tích cực.

- Trình độ học vấn có tương quan thuận với sự thịnh vượng lâu dài về kinh tế và sức khỏe

- Việc thúc đẩy sức khỏe và hạnh phúc của giáo viên, nhân viên nhà trường có thể giúp giảm tình trạng nhân viên nghỉ việc và làm tăng mức độ hài lòng trong công việc của họ.

- Nhờ tích cực nâng cao sức khỏe của giáo viên, nhân viên trường học, cũng như học sinh, nhân viên nhà trường sẽ có nhiều khả năng trở thành những tấm gương tốt.

Do đó, việc nâng cao sức khỏe trong trường học có thể hỗ trợ nhà trường đạt được các mục tiêu giáo dục, xã hội và nhân sự của trường, cũng như tạo ra các ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của học sinh và toàn bộ các thành viên trong trường.

Mục đích của nâng cao sức khỏe là gì năm 2024

Nâng cao sức khỏe trong môi trường giáo dục

Nâng cao sức khỏe trong trường học có thể được định nghĩa là “bất kỳ hoạt động nào được thực hiện nhằm cải thiện và/hoặc bảo vệ sức khỏe của mọi người trong trường học” (St. Leger, L. và cộng sự, 2010)

Nâng cao sức khỏe trong trường học bao gồm những nỗ lực tạo ra một môi trường học đường lành mạnh, các chính sách, nội quy trường học và chương trình giảng dạy giúp tạo nhiều cơ hội nâng cao sức khỏe. Nó cũng bao gồm cả giáo dục về sức khỏe, tức là những kiến thức kỹ năng dạy trong lớp cho học sinh.

Một mô hình trường học nâng cao sức khỏe được hiểu là “một trường học thực hiện một kế hoạch có cấu trúc và hệ thống nhằm thúc đẩy sức khỏe, hạnh phúc và sự phát triển vốn xã hội của tất cả học sinh và giáo viên cũng như nhân viên nhà trường” (Marjorita Sormunen tại hội nghị SHE lần thứ 5). Một trường học hướng tới việc nâng cao sức khỏe không chỉ là một trường học có các hoạt động nâng cao sức khỏe, mà là trường các áp dụng phương chăm sóc sức khỏe toàn diện, trên toàn hệ thống.

Phương pháp tiếp cận toàn trường

Phương pháp này tập trung vào việc thúc đẩy cả sức khỏe và hiệu quả giáo dục, thông qua phương pháp tiếp cận có hệ thống, có sự tham gia nhiều lực lượng. Bằng chứng cho thấy các phương pháp tiếp cận sức khỏe toàn trường và sự phát triển bền vững có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, sức khỏe của học sinh và môi trường phát triển bền vững xung quanh các em đều là những yếu tố nền tảng đối với thành tích học tập của các em.

Phương pháp nâng cao sức khỏe toàn trường bao gồm thành 6 yếu tố như sau:

Yếu tố 1: Các nội quy trường học lành mạnh cần được thể hiện rõ ràng trong các văn bản, hoặc là các hoạt động được thiết kế nhằm nâng cao sức khỏe và hạnh phúc. Các nội quy này có thể quy định những loại thực phẩm nào có thể được phục vụ tại trường, hoặc mô tả cách ngăn chặn, giải quyết nạn bắt nạt học đường. Các nội quy này được coi như 1 phần của kế hoạch năm học.

Yếu tố 2: Môi trường vật chất (cơ sở vật chất) trong trường học bao gồm các tòa nhà, sân và môi trường xung quanh trường học. Ví dụ, việc tạo ra một môi trường thể chất lành mạnh có thể bao gồm việc làm cho sân trường trở nên hấp dẫn hơn đối với việc giải trí và hoạt động thể chất.

Yếu tố 3: Môi trường xã hội trong trường học đề cập đến chất lượng các mối quan hệ giữa các thành viên trong trường, ví dụ, giữa học sinh với học sinh, học sinh và giáo viên, nhân viên nhà trường. Môi trường xã hội này sẽ bị ảnh hưởng bởi các năng lực xã hội của các thành viên trong trường, và cả các mối quan hệ với phụ huynh, những người khác bên ngoài.

Yếu tố 4: Các kỹ năng chăm sóc sức khỏe cá nhân và năng lực hành động có thể được thúc đẩy thông qua chương trình giảng dạy và các hoạt động phát triển kiến ​​thức, kỹ năng cho phép học sinh xây dựng năng lực và thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe, hạnh phúc, cũng như đạt các thành tích tốt trong học tập. Các hoạt động nên được đưa vào chu trình sinh hoạt thường ngày của nhà trường. Ví dụ, nhà trường nên hướng tới việc ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất hàng ngày, phát triển các kỹ năng xã hội và hiểu biết về sức khỏe.

Yếu tố 5: Liên kết cộng đồng là liên kết giữa nhà trường và gia đình học sinh, nhà trường và các nhóm/cá nhân cần thiết ngoài xã hội. Tư vấn và hợp tác với các bên liên quan ngoài nhà trường sẽ hỗ trợ các nỗ lực hành động nhằm thúc đẩy sức khỏe trong trường học.

Yếu tố 6: Dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể là các dịch vụ được cung cấp ngay trong trường, hoặc các dịch vụ bên ngoài liên kết với nhà trường, chịu trách nhiệm chăm sóc và nâng cao sức khỏe của học sinh, thông qua quá trình cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho học sinh. Điều này bao gồm việc chăm lo cho cả những học sinh có nhu cầu đặc biệt. Những người làm công tác chăm sóc sức khỏe trường học có thể hỗ trợ giáo viên về các vấn đề cụ thể trong giáo dục học sinh, ví dụ chủ đề về vệ sinh và giáo dục sức khỏe sinh sản, giới tính

Cần lưu ý gì khi xây dựng mô hình nâng cao sức khỏe trường học?

Một số lưu ý được đưa ra nhằm góp phần thúc đẩy sức khỏe trường học hiệu quả bao gồm:

- Phát triển và duy trì tính dân chủ và sự tham gia của các bên liên quan trong toàn trường

- Đảm bảo rằng các thành viên trong trường, bao gồm học sinh, giáo viên, nhân viên và phụ huynh, có ý thức tự làm chủ cuộc sống trường học.

- Thực hiện cách tiếp cận toàn trường để nâng cao sức khỏe, thay vì cách tiếp cận truyền thống ở cấp độ lớp học hoặc chỉ can thiệp đơn lẻ.

- Tạo ra một môi trường xã hội thu nhỏ trong trường học ở đó có những mối quan hệ cởi mở và trung thực.

- Tạo ra một bầu không khí trong đó có những mục tiêu phấn đấu lớn không chỉ về học tập mà còn về các mối quan hệ xã hội

- Sử dụng các chiến lược học tập và giảng dạy quan tâm đến tính đa dạng, cân nhắc các phong cách học tập khác nhau. Điều này bao gồm việc cung cấp cùng một thông tin nhưng qua các kênh khác nhau (ví dụ: thông qua chương trình giảng dạy, thông qua các nội quy, hoặc thông qua các hoạt động ngoài giờ học).

- Nhìn nhận các vấn đề sức khỏe của học sinh trong bối cảnh cuộc sống của các em và cộng đồng xung quanh.

- Cần nhớ rằng, kết quả của việc nâng cao sức khỏe trường học sẽ không thể diễn ra nhanh chóng, mà cần thời gian (khoảng 3-4 năm sau khi nhà trường ứng dụng các giải pháp) và việc thực hiện hiệu quả từng hoạt động là chìa khóa cho sự thành công.

2. CÁC BƯỚC NÂNG CAO SỨC KHỎE TRONG TRƯỜNG HỌC

Giai đoạn 1: Bắt đầu

- Đảm bảo sự hỗ trợ, ủng hộ của lãnh đạo nhà trường, ví dụ thông qua việc cung cấp nguồn lực, các chương trình tập huấn, hướng dẫn đào tạo… cho các thành viên nhà trường

- Nhận được sự hỗ trợ và ủng hộ của các thành viên trong nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc nêu gương và thúc đẩy các thành viên khác trong nhà trường cùng thực hiện

- Xác định và thu hút các bên liên quan khác. Sẽ có những cá nhân, nhóm, tổ chức khác bên ngoài trường học rất quan tâm đến việc nâng cao sức khỏe cho học sinh và các thành viên nhà trường. Hãy kết nối với họ.

- Xác định các nguồn lực sẵn có của nhà trường: nguồn nhân sự, các chuyên gia, những cá nhân tổ chức đã từng hợp tác, nguồn tài chính…

- Thiết lập một nhóm hoạt động nòng cốt về nâng cao sức khỏe trường học

- Bắt đầu lên kế hoạch truyền thông. Truyền đạt thông điệp phù hợp và sử dụng các kênh phù hợp sẽ giúp nhà trường nhận được nhiều sự ủng hộ cho hoạt động nâng cao sức khỏe trường học.

- Bắt đầu lên kế hoạch đánh giá: quyết định trong nhóm hoạt động nòng cốt, ai sẽ là người thực hiện đánh giá, nhân sự trong trường hay kết hợp với chuyên gia bên ngoài, lập kế hoạch cho việc đánh giá (những hoạt động nào sẽ cần được thực hiện, khi nào, ai thực hiện, kinh phí ra sao…)

Giai đoạn 2: Đánh giá điểm xuất phát hiện tại của nhà trường

- Đánh giá điểm xuất phát: đánh giá tình trạng sức khỏe toàn trường, các nội quy hiện có, các nhu cầu của thành viên nhà trường, các yếu tố nguy cơ, bảo vệ…

- Tiến hành các cuộc họp, tập huấn, hội thảo đối với các thành viên đa dạng của nhà trường, nhằm thống nhất ý kiến và thu hút sự ủng hộ đối với các mục tiêu, chiến lược chăm sóc sức khỏe trong trường học

Giai đoạn 3: Lập kế hoạch hành động

- Lập kế hoạch hành động: mục tiêu cụ thể cần đạt, phương thức thực hiện, thời gian thực hiện…

- Thiết lập các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

- Lưu ý đến các chỉ số liên quan. Những số liệu này giúp đo lường tiến độ nâng cao sức khỏe của trường học, kiểm tra xem đã đi được bao xa và còn phải đi bao xa để đạt được các mục tiêu và mục tiêu đề ra. Các chỉ số phản ánh quá trình phát triển và thực hiện chương trình/hoạt động hoặc các đầu ra/kết quả.

- Lập kế hoạch truyền thông cụ thể

- Lập kế hoạch đánh giá cụ thể

- Viết và sửa đổi kế hoạch: kế hoạch có thể được viết bởi các thành viên trong nhóm hoạt động nòng cốt, nhưng nên được góp ý và tham khảo ý kiến từ nhiều đối tượng khác trong nhà trường (học sinh, giáo viên, nhân viên…)

- Thông báo về kế hoạch chính thức đến với không chỉ các thành viên trong nhà trường, mà còn với tất cả những cá nhân, tổ chức khác ngoài trường học.

- Thực hiện kế hoạch và biến nó trở thành một phần của các sinh hoạt hàng ngày trong nhà trường. Một số gợi ý bao gồm:

- Nên đặt ra các mục tiêu/mốc quan trọng cần đạt

- Sự phối hợp và giao tiếp hiệu quả là rất quan trọng trong giai đoạn này của quá trình, hãy dành thời gian để chia sẻ kinh nghiệm, những tiến bộ và thách thức.

- Chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn khi thực hành với toàn thể thành viên trong trường học.

Giai đoạn 5: Giám sát và Đánh giá

Theo dõi và đánh giá cung cấp cho nhà lãnh đạo những thông tin cần thiết về kế hoạch nâng cao sức khỏe cũng như các hoạt động, bao gồm:

- Tiến độ của các hoạt động đang thực hiện

- Những thách thức và thành công trong việc thực hiện kế hoạch

- Hiệu quả nâng cao sức khỏe toàn trường so với các mục tiêu đã đề ra

- Sự phù hợp của các hoạt động theo thời gian

Nguồn: S.H.E SCHOOL MANUAL 2.0 - A Methodological Guidebook to become a health promoting school, School for Health in Europe.

Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.

Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:

-----

Viện Tâm lý Việt - Pháp

Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh