Muốn thay đổi vận mệnh hãy thay đổi cách nói chuyện

Cổ nhân từng nói: “Miệng có thể thốt ra đa được những lời ngọc ngà, đẹp đẽ, nhưng cũng có thể thốt ra được lời độc địa”. Tu dưỡng “khẩu đức” chính là đem lại vận may cho mình.

Ảnh minh họa. [Nguồn: internet]

Biểu hiện của người có vận mệnh tốt

Người có vận mệnh tốt là người ăn nói có chừng mực, mỗi lời nói đều thể hiện là người có đạo đức, họ không dùng ngôn từ mạnh để phê phán, chê bai người khác, không dài dòng nói từ chuyện nọ sang chuyện kia, không kể công của bản thân mình sau khi đã giúp ai đó. Lời nói của họ luôn chân thành, với tâm ý động viên, khích lệ người khác.

Bên cạnh đó, khi nói chuyện với người có vận mệnh tốt, bạn sẽ thấy họ rất biết lắng nghe, họ thường không ngắt ngang câu chuyện của người khác. Khi phải nghe những lời khó nghe, họ vẫn giữ được thái độ điềm đạm ôn hòa.

Có nhiều người chỉ vi cái miệng không tốt mà bao nhiêu phúc báo cũng đều hao tổn hết. Có người nói: "Tôi không hề làm một việc xấu nào, sao có thể tổn hại đến phúc báo được?" Kỳ thực hãy luôn nhớ rằng, tạo "khẩu nghiệp" sẽ tổn hại rất lớn đến phúc báo.

Cách nói chuyện ảnh hưởng xấu đến vận mệnh

1. Đừng bao giờ nói nhiều về tính xấu của người khác, vì những điều đó không ảnh hưởng đến kinh tế nhà bạn và vì bạn chưa chắc đã tốt hơn họ nhiều.

2. Đừng bao giờ bình xét về gia cảnh của ai đó, vì sự giàu nghèo của họ không liên quan gì đến bạn.

3. Đừng bao giờ có lời nói làm tổn thương người khác, vì luật nhân quả luôn tồn tại dù bạn có tin hay không.

4. Đừng tùy tiện nổi giận với người khác, không phải họ đang nợ bạn mà có lẽ chính là bạn đang nợ họ, và giờ đến lúc bạn phải trả cái nợ đó.

5. Đừng bàn luận nhiều về cách hành xử của người khác, vì có thể họ chính là chiếc gương của bạn, nhờ tấm gương đó mà bạn nhận ra những thiếu sót của bản thân.

6. Đừng bình phẩm xấu về ai đó, vì có thể người nào đó cũng đang nói về bạn với một điều tốt đẹp.

7. Đừng giải thích nhiều về một sự việc nào đó, vì có thể càng giải thích thì vấn đề lại càng trở nên rắc rối hơn.

Bệnh từ cái miệng, họa cũng từ cái miệng

Theo kinh sách nhà Phật, con người ta có vận mệnh tốt và giàu có ở kiếp này là vì người đó đã tích được nhiều đức ở các kiếp sống trước. Tích đức thường được hiểu là cần phải làm được việc gì đó tốt, giúp đỡ được ai đó. Tuy nhiên, không hề đơn giản khi làm được việc gì đó tốt cho ai đó. Bạn có thể phải mất rất nhiều công sức, tiền của khi giúp ai đó, tuy nhiên cũng không hề chắc chắn rằng những nỗ lực mà bạn bỏ ra hoàn toàn đem lại kết quả tốt đẹp.

Trong cuộc đời của mỗi người, không phải ai cũng sẵn lòng làm việc gì tốt cho người khác nhưng họ lại rất dễ nói những lời khó nghe với những người xung quanh. Chính những lời nói khó nghe đó khiến cuộc sống của họ không hề bằng phẳng, mà trái lại, không biết chừng lại gập ghềnh chông gai.

Cổ nhân ta có dạy:

"Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất" nghĩa là: bệnh từ cái miệng, họa cũng từ cái miệng. Của cải dù to lớn như núi, nhưng cái miệng ăn lâu ngày cũng hết, phúc đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, nói lời ác ý với người khác thì lại khiến đức đó tiêu tan đi mất.

Có người thắc mắc sao mình làm ơn mà lại bị măc oán, họ không biết rằng cũng có thể do chính cái miệng của họ thường hay kể công, mắng mỏ, áp đặt người khác.

Nguồn: TRITHUCTRE

Page 2

Chúng ta cho rằng tủ lạnh là nơi tốt nhất để trữ thực phẩm. Nhưng có những đồ ăn không nên để trong đó.

1. Khoai tây

Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh sẽ biến tinh bột khoai tây thành đường. Chất đường này khi kết hợp với axit amin asparagine sẽ tạo ra acrylamide, một chất gây ung thư. Do đó, chỉ cần để khoai tây ở nơi khô ráo thoáng mát, chẳng hạn như túi giấy là được. Không nên rửa khoai tây trước khi cất để tránh độ ẩm khiến khoai bị thối. Cũng không nên để khoai tây gần hành để tránh bị hỏng.

2. Hành tây

Nếu để trong tủ lạnh quá lâu, hành tây cũng có xu hướng bị mềm đi hoặc nấm mốc như cà chua. Mùi hành tây rất hăng, có thể lây ra toàn bộ thực phẩm để tranh tủ lạnh. Hành tây mà để phơi ánh nắng mặt trời cũng dễ bị hỏng. Vì vậy, cách bảo quản hành tây tốt nhất là để nơi khô ráo, thoáng mát, cách xa khoai tây.

3. Bánh mì

Để trong tủ lạnh, bánh mì sẽ bị khô cứng và dễ nhiễm khuẩn, lên mốc nếu như tủ lạnh bẩn. Cách tốt nhất là để bánh mì trong một chiếc túi có lỗ thoát khí ở trong nhiệt độ phòng bình thường.

4. Trái cây nhiệt đới

Những trái cây như chuối, xoài, dứa, đu đủ nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng bởi chúng có thể bị mất chất dinh dưỡng do mô tế bào và enzim trưởng thành đã bị loại bỏ. Chuối xanh bỏ tủ lạnh sẽ bị thâm đen, khó chín. Chuối chín bỏ tủ lạnh sẽ mất chất dinh dưỡng. Dưa hấu bỏ tủ lạnh mất chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe.

5. Mật ong

Việc để mật ong trong tủ lạnh sẽ làm mất đi axit và hàm lượng đường ngăn vi sinh vật có hại, tăng dưỡng chất khi dùng. Điều này khiến mật ong đông cứng và dễ bị nhiễm các vi khuẩn có hại hơn. Cách bảo quản tốt nhất là để bật mong trong bình kín và giữ ở phòng khô ráo.

6. Cà chua

Ở nhiệt độ dưới 12C, cà chua sẽ bị mất đi chất dinh dưỡng. Nhiệt độ tủ lạnh làm thay đổi kết cấu tự nhiên của cà chua, cản trở việc sản sinh ra các hợp chất dễ bay hơi. Và cà chua để trong môi trường tự nhiên ăn sẽ ngon hơn hẳn khi để trong tủ lạnh.

7. Chuối

Để trong tủ lạnh sẽ khiến chuối chín chậm. Nếu nhiệt độ quá lạnh chuối sẽ bị mềm nhũn, ăn hơi cay. Vì thế, tốt nhất là hãy bảo quản chuối xanh ở môi trường bình thường.

8. Rau đã nấu chín

Rau sau khi nấu chín, nêm mắm muối, vi khuẩn sẽ sinh sôi rất nhanh. Vì thế, việc ăn rau thừa để trong tủ lạnh là cực kỳ nguy hiểm. Tốt nhất bạn hãy ăn hết rau trong bữa ăn.

Nguồn: Sức khỏe và Đời sống

Lời nói của con người đôi khi chỉ là vô ý nhưng lại hại người hại mình, khiến vận thế càng ngày càng kém. Vì thế, điều chúng ta cần tu dưỡng đó là, miệng không nên nói lời xấu, tai không lưu lời nói độc địa.

Dưới đây là 10 thói quen nói chuyện không tốt, nếu chúng ta có thể tu dưỡng khẩu đức của chính mình thì sẽ giúp thay đổi vận mệnh của bản thân theo hướng tốt đẹp.

1. Nói nhiều

Cổ nhân có câu: "Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra". Người khôn ngoan khi nói chuyện không cần nhiều lời bởi họ biết rằng, nói nhiều ắt sẽ nói sai.

Trong "Mặc Tử" có ghi chép lại sự việc như sau. Một học trò hỏi Mặc Tử: "Nói nhiều có chỗ tốt hay không?".

Mặc Tử trả lời: "Cóc, ếch ngày đêm kêu không ngừng, kêu đến miệng khô lưỡi mỏi nhưng không ai thèm nghe chúng. Nhưng sáng nay thấy con gà trống kia, trời vừa hửng sáng nó gáy lên làm cho thiên hạ chấn động. Nói nhiều thì có gì tốt? Chỉ có cất lời đúng lúc, đúng thời điểm thì mới có tác dụng".

Lời dạy của Mặc Tử truyền lại cho đời sau vẫn còn nguyên giá trị, giúp ta hiểu rằng, người thực sự hiểu biết sẽ không nói nhiều mà luôn nói lời cần nói vào những thời điểm thích hợp.

2. Nói lời ngông cuồng

Trước khi nói ra bất cứ điều gì, chúng ta cần suy nghĩ chín chắn. Đừng ăn nói hồ đồ, tám chuyện lung tung, để rồi lúc hối hận đã quá muộn.

Sơn Âm Kim tiên sinh vào đời nhà Thanh từng nói: "Làm người khi hành sự chớ nói lời ngông cuồng, họa phúc tiềm ẩn trong đó tự mà gánh lấy".

Ngôn ngữ là sự kết nối giữa con người với nhau khi giao tiếp. Vì vậy, nói chuyện cần tránh cuồng ngôn. Ngông cuồng dễ làm người khác chú ý, cũng dễ khiến người khác căm ghét, dễ dẫn đến tai họa.

3. Nói thẳng

Lời nói ra khỏi miệng mà không nghĩ đến hậu quả, sớm muộn cũng sẽ khiến ta gặp phiền toái. Chúng ta nên sửa lại cách nói chuyện của bản thân bởi đây chính là cách giúp cải biến vận mệnh. Lời nói quá thẳng thì cần chuyển sang nói uyển chuyển chút, nếu lời nói lạnh lẽo thì nên chuyển thành ấm áp chút, cần phải để ý tự tôn của người khác, nên đặt tự tôn của người khác lên hàng đầu.

4. Lời nói dễ dãi

Nói không thể nói lời dễ dãi, nếu lời nói thường thay đổi chi bằng không nói; nói cũng không thể dễ nói lời đồng ý, nếu đồng ý rồi mà thay đổi chi bằng không đồng ý.

Nếu chúng ta bất cẩn trong lời nói sẽ khiến cho người khác trách móc. Đừng dễ dãi hứa hẹn điều gì đó, bởi nếu bạn không thực hiện được sẽ đánh mất uy tín của bản thân.

5. Nói hết lời

Cách nói chuyện được cổ nhân truyền dạy đó là, nói chuyện cần hàm súc, không nên nói hết lời. Biết người cũng không cần nói hết, lưu ba phần mặt mũi cho người khác, đó là lưu chút khẩu đức cho mình.

Mắng người cũng không cần mắng tuyệt tận, lưu ba phần lại cho người, đó cũng là lưu chút độ lượng với chính mình.

6. Nói lời xấu xa

Cổ ngữ có nói: "Đao sang dịch một, ác ngữ nan tiêu", nghĩa là dao đâm dễ hết, lời xấu khó quên. Lời nói xấu dễ làm tổn thương tâm lý người khác hơn so với làm tổn thương thân thể.

Chúng ta không nên nói lời vô lễ tổn hại người khác, không nên nói lời ác để tổn thương người.

7. Nói để lộ thông tin

Với những thông tin cơ mật, tuyệt đối không nên tiết lộ. Sự việc lấy bí mật mà thành, nói chuyện vì để lộ thông tin mà bại.

Đối với quan hệ của một số người hoặc tổ chức bí mật, thì khi nói chuyện phải tránh né không thể tiết lộ, đây là vấn đề hành vi và nhân phẩm con người, nếu không sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Những thông tin chưa được xác thực thì không nên nói ra, tránh tạo ảnh hưởng không tốt, khiến cho người khác cảm thấy khinh thường và khó chịu.

8. Nói lời kiêu căng

Lão Tử từng nói: "Tự khoe là kẻ vô công, tự kiêu là kẻ bất tài". Người tự mình khen mình hay thì chính là tự làm hư sự nghiệp của mình, người tự cao tự đại thì sẽ không tiến triển được.

Nói lời kiêu căng là biểu hiện của sự thiếu hiểu biết. Dù thế nào cũng đều bất lợi cho sự trưởng thành của bản thân, càng khiến cho người khác ghét bỏ.

Thân Hàm Quang ở cuối thời Minh đầu thời nhà Thanh đã từng nói: "Tự mình khiêm tốn sẽ làm người phục, tự mình khoe khoang khiến người nghi ngờ". Khi nói chuyện không cần kiêu ngạo tự mãn, tự cho là đúng. Khoe khoang kiêu ngạo chứng tỏ người đó thiếu đi sự tu dưỡng.

9. Nói lời gièm pha

Triết học gia Vương Sung thời Đông Hán có nói: "Lời gièm pha làm hại điều hay, như ruồi nhặng làm bẩn sự trong sạch". Không nên nói xấu sau lưng người khác, nếu không sẽ khiến cho thiên hạ không thái bình.

Nói lời gièm pha chính là nói xấu sau lưng, thêu dệt ly gián hoặc là ác ý phỉ báng, hạ thấp cùng sỉ nhục người khác. Những người hay nói lời gièm pha đều là dạng tiểu nhân.

10. Nói lời giận dữ

Lời nói ra như bát nước đổ đi không thể thu lại được. Vì thế, trước khi nói cần phải suy nghĩ kỹ.

Khi nóng giận tuyệt đối không nên nói chuyện bởi lời nói lúc này thường thiếu suy nghĩ, sẽ làm tổn thương người tổn thương mình.

Gặp chuyện không được như ý, hãy kiểm soát cơn nóng giận, giữ bình tĩnh để không phạm phải sai lầm.

Có những chuyện hôm nay cảm thấy lớn lao, ngày mai sẽ chỉ là chuyện nhỏ, năm sau bỗng trở thành ký ức. Nên nhớ, chuyện gì cũng sẽ có cách giải quyết của nó, quan trọng là bạn có giữ được bình tĩnh hay không mà thôi.

Ở đời phải nhớ: Chỉ cần trong tâm có thiện niệm, vận mệnh sẽ theo đó mà cải biến

Video liên quan

Chủ Đề