Ngắn hạn là khoảng thời gian bao lâu


Thông tư số 200/2014/TT-BTC [TT 200] đã có một số thay đổi, bổ sung để phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế [IAS]. Tuy nhiên, một số nội dung liên quan đến việc phân loại ngắn hạn và dài hạn trong TT chưa nhất quán. Bài viết, đưa ra một số đề xuất, nhằm khắc phục vấn đề trên.

Phân loại ngắn hạn và dài hạn theo VAS Việt Nam:

Đoạn 37, VAS số 21 – Trình bày báo cáo tài chính [BCTC] quy định, khi lập bảng cân đối kế toán, phải phân loại và trình bày riêng biệt các tài sản thành ngắn hạn và dài hạn. Đây được xem là yêu cầu cơ bản khi lập bảng cân đối kế toán, vì các thông tin này nếu bị trình bày sai lệch sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp [DN]. VAS 21 qui định phân loại tài sản, nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn như sau:

- Tại Đoạn 40, một tài sản được xếp vào loại tài sản ngắn hạn khi tài sản này:

+ Được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu kỳ kinh doanh bình thường của DN; hoặc

+ Được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng, kể từ ngày kết thúc niên độ; hoặc

+ Là tiền hoặc tài sản tương đương tiền mà việc sử dụng không gặp một hạn chế nào.

- Tại Đoạn 44, qui định một khoản nợ phải trả được xếp vào loại nợ ngắn hạn, khi khoản nợ này:

+ Được dự kiến thanh toán trong một chu kỳ kinh doanh bình thường của DN; hoặc

+ Được thanh toán trong vòng 12 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

- Đoạn 41 và 45 thì qui định, tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào loại tài sản dài hạn.Tương tự, tất cả các khoản nợ phải trả khác ngoài nợ phải trả ngắn hạn được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn.

Cách phân loại ngắn hạn và dài hạn của VAS 21 tương đồng với cách phân loại của VAS quốc tế.

Phân loại ngắn hạn và dài hạn trong chế độ kế toán:

Điều 102, Khoản 4 của TT 200/2014/TT-BTC, quy định về nguyên tắc lập và trình bày BCTC của DN, đáp ứng giả định hoạt động liên tục đã phân loại ngắn hạn và dài hạn như sau:

Tài sản và nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn; trong từng phần ngắn hạn và dài hạn, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.

- Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường, kể từ thời điểm báo cáo được phân loại là ngắn hạn;

- Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn.

- Khi lập BCTC, kế toán phải thực hiện tái phân loại tài sản và nợ phải trả được phân loại là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường, kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn.”

Như vậy, mặc dù VAS sử dụng thuật ngữ “trong vòng 12 tháng” và Điều 102 của chế độ kế toán sử dụng thuật ngữ “không quá 12 tháng” nhưng bản chất của 2 thuật ngữ là như nhau. Điều này đảm bảo tính thống nhất giữa VAS và CĐKTDN. Tuy nhiên, trong các phần quy định cụ thể của chế độ kế toán lại có những cách diễn đạt chưa thống nhất với nguyên tắc lập BCTC, trình bày ở Điều 102. Cụ thể như sau:

- Điều 35, khi trình bày tiêu chuẩn tài sản cố định lại ghi “Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên”. Điều này không hợp lý vì “từ 1 năm trở lên” nghĩa là, bao gồm cả tài sản thời gian sử dụng 12 tháng. Trong khi đó, tài sản có thời gian sử dụng 12 tháng thì vẫn thuộc “trong vòng 12 tháng” hoặc “không quá 12 tháng” tức là phải thuộc nhóm tài sản ngắn hạn. Trong khi đó, tài sản cố định lại là một tài sản dài hạn.

- Nhiều trường hợp phân loại ngắn hạn, dựa vào mốc thời gian “dưới 12 tháng” và dài hạn dựa vào mốc thời gian “từ 12 tháng”. Việc quy định “dưới 12 tháng” đối với tài sản, nợ phải trả ngắn hạn và “từ 12 tháng” đối với tài sản, nợ phải trả dài hạn trong những trường hợp này chưa hợp lý và cũng không nhất quán với nguyên tắc lập BCTC, đã nêu tại Điều 102. Cụ thể gồm:

+ Điều 16, Mục 1, Điểm b, khi phân loại khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn thì ghi “Khi lập BCTC, kế toán căn cứ vào kỳ hạn còn lại [dưới 12 tháng hay từ 12 tháng trở lên, kể từ thời điểm báo cáo] để trình bày là tài sản ngắn hạn hoặc dài hạn”.

+ Điều 112, Mục 1.2.1, Điểm a, khi trình bày nguyên tắc phân loại tài sản ngắn hạn và dài hạn ghi “Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên, kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn”.

+ Phần hướng dẫn lập chỉ tiêu “Nợ dài hạn” [Mã số 330] của bảng cân đối kế toán thì ghi “Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của DN, bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên,…”.

- Trong toàn bộ chế độ kế toán, khi phân biệt ngắn hạn và dài hạn thì dựa vào mốc thời gian 12 tháng và được tính tại thời điểm báo cáo nhưng tại Điều 112, khi hướng dẫn phân loại chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn thì lại căn cứ “thời điểm trả trước” tức là thời điểm phát sinh khoản trả trước chứ không tính từ thời điểm báo cáo. Đây là trường hợp duy nhất, có sự khác biệt trong việc phân loại tài sản ngắn hạn và dài hạn so với nguyên tắc chung trong chế độ kế toán và VAS.

3. Một số đề xuất

Mặc dù, CĐKTDN hiện nay đã có nhiều thay đổi, hoàn thiện để phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, để đảm bảo tính nhất quán trong toàn bộ chế độ kế toán và phù hợp với thông lệ quốc tế hơn, tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:

Một là, tiêu chuẩn về thời gian để ghi nhận tài sản cố định cần được sửa đổi là “Có thời gian sử dụng trên 1 năm”.

Hai là, tất cả các nội dung hướng dẫn phân loại ngắn hạn và dài hạn trong chế độ kế toán DN cần thống nhất với nhau. Theo đó, đối với tài sản, nợ phải trả ngắn hạn cần sử dụng thuật ngữ “trong vòng 12 tháng” kể từ thời điểm báo cáo. Đối với tài sản, nợ phải trả dài hạn thì sử dụng thuật ngữ “trên 12 tháng” kể từ thời điểm báo cáo.

Ba là, đối với khoản chi phí trả trước. Trên thực tế, có thể thấy, việc phân loại các khoản chi phí trả trước thành ngắn hạn và dài hạn chỉ cần thiết khi lập BCTC tức là ở thời điểm cuối kỳ kế toán còn khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì không cần thiết, phải phân chia các tài sản này thành ngắn hạn và dài hạn. Do đó, để đảm bảo thống nhất trong các khái niệm và phù hợp với thông lệ quốc tế, chế độ kế toán nên sửa đổi theo hướng vào thời điểm lập BCTC, DN sẽ phân loại các khoản chi phi trả trước thành ngắn hạn và dài hạn, để trình bày trên bảng cân đối kế toán căn cứ vào thời gian còn phân bổ của khoản trả trước./.

Tài liệu tham khảo:

1. Bộ Tài chính, 2003, VAS số 21

2. Bộ Tài chính, 2014, CĐKTDN, ban hành kèm theo TT số 200/2014/TT-BTC, ngày 22/12/2014.

Theo Tạp chí Kế toán & Kiểm toán của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam – Bài viết của TS. Nguyễn Anh Hiền - Trường  Đại học Sài Gòn

Vay Ngắn Hạn Là Bao Lâu Có Những Hình Thức Nào

  • Thị trường nhà đất
  • 2020-07-21 22:49:44
  • Theo dõi AloNhaTro trên

Phương thức cho vay ngắn hạn là những khoản vay có thời hạn nhỏ hơn 1 năm, vay ngắn hạn đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu vay vốn lưu động trên cơ sở thấu hiểu dòng tiền.

Vay ngắn hạn là gì

Cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay nhỏ hơn 12 tháng.

Các đặc điểm của hoạt động cho vay ngắn hạn:

Vốn vay ngắn hạn luân chuyển cùng chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Cho vay ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tạm thời vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Do vậy, thời gian thu hồi vốn trong cho vay ngắn hạn nhanh.

Thời hạn thu hồi vốn nhanh nên rủi ro của khoản cho vay ngắn hạn thấp hơn các khoản cho vay trung và dài hạn, mức lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn mức lãi suất cho vay trung và dài hạn.

Như vậy, sự cần thiết của hoạt động cho vay ngắn hạn xuất phát từ hai lý do: nhu cầu về vốn ngắn hạn của doanh nghiệp, cá nhân và đặc điểm hoạt động kinh doanh, nhu cầu của khách hàng.

Vay ngắn hạn là bao lâu

Vay vốn là hình thức giao dịch tài sản giữa bên cho vay là ngân hàng và bên đi vay là khách hàng.

Ngân hàng sẽ đưa cho khách hàng một số tiền như đã thỏa thuận trong hợp đồng vay. Người đi vay phải có trách nhiệm trả gốc và lãi trong khoảng thời gian quy định.

Tính theo thời hạn có thể phân các khoản vay thành vay ngắn hạn, vay trung hạn và vay dài hạn. Trong đó:

Vay ngắn hạn: Là các hợp đồng vay dưới 12 tháng. Thường sử dụng để bù đắp vốn trong kinh doanh hoặc tiêu dùng cá nhân.

Vay trung hạn: Là các hợp đồng vay từ 12 tháng đến 5 năm. Thường sử dụng để mua sắm tài sản cố định, xây dựng nhà xưởng hoặc đầu tư trang thiết bị máy móc để phục vụ sản xuất.

Vay dài hạn: Là các hợp đồng vay từ 5 năm trở lên và có thể kéo dài đến 40 năm. Thường sử dụng để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình

Trong ba hình thức vay này thì vay ngắn hạn được lựa chọn nhiều nhất bởi các điều kiện vay không quá khắt khe. số vốn giải ngân ở mức trung bình dẫn đến thời gian xét duyệt hồ sơ vay nhanh hơn.

Vậy vay ngắn hạn trong thời gian dưới 1 năm, hình thức vay ngắn hạn dùng cho trả gop, hoặc tiêu dùng cá nhân là tốt nhất.

Các hình thức cho vay ngắn hạn

Hình thức cho vay hợp vốn

Đây là hình thức cho vay vốn mà có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn hoặc các phương án vay vốn của doanh nghiệp.

Hình thức cho vay từng lần

Hình thức này sẽ cho khách hàng vay ngắn hạn, vay theo món được ngân hàng cấp cho một khoản tiền với mục đích sử dụng vốn nhất định.

Mỗi lần cho vay, những tổ chức tín dụng và khách hàng sẽ thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thoản thuận theo quy định của pháp luật.

Cho vay lưu vụ

Theo Thông tư 39 của Chính phủ, cho vay lưu vụ được quy định là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các loại cây trồng và vật nuôi có tính chất thời vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề. Ngoài ra còn có các loại cây lưu gốc, cây công nghiệp, miến sao có chu kỳ thu hoạch theo năm.

Tùy thuộc vào hợp đồng, những tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước sẽ tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo. Tuy nhiên chu kỳ này không vượt quá thời gian của 2 chu kỳ sản xuất kế tiếp.

Vũ Quang Hội

alonhatro

TAGS

  • Giá Nhà Ở Mỹ Có Đắt Không Làm Sao Để Mua Nhà Ở Mỹ
  • Lý giải lịch sử và tên gọi Ngã 5 Chuồng Chó
  • Phân Tích Bất Động Sản Thực Trạng Bất Động Sản Năm Nay
  • Maximax Cộng Hòa - Nơi không chỉ để mua sắm
  • Điều Kiện Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai
CHỦ ĐỀ BẠN ĐÁNG QUAN TÂM

Phong thuỷThị trường nhà đấtKiến trúc nhà đẹpĐịa điểm du lịch Chia sẻ kinh nghiệm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hàng loạt tuyến đường sắp được đầu tư mở rộng tại cửa ngõ Đông Bắc Sài...

Thị trường nhà đất

Sau hơn 16 năm “đắp chiếu”, Hàng loạt tuyến đường sắp được đầu tư mở rộng tại cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn như [khu vực ngã tư Hàng Xanh – Xô Viết Nghệ Tĩnh – Ung Văn Khiêm – Đinh Bộ Lĩnh – Nguyễn Xí] đã được phê duyệt triển khai dự án trong năm tới.

Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở nhà trọ đầy đủ, chi tiết nhất

Thị trường nhà đất

Với nhu cầu làm việc và học tập, ngày càng có nhiều người lựa chọn di chuyển tới tỉnh hay các thành phố để thuận tiện khi làm việc hoặc sinh sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở nhà trọ một cách đầy...

Hướng dẫn lập kế hoạch mua nhà và cách tiết kiệm tiền để mua nhà

Thị trường nhà đất

Sở hữu một ngôi nhà hay một căn hộ là mục tiêu quan trọng nhất của rất nhiều gia đình, nhất là các gia đình trẻ từ tỉnh lẻ vào các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng để sinh sống và làm việc. Nếu gia đình bạn có mức thu nhập cao thì việc...

Thông Tin Quy Hoạch Hà Nội Mới Nhất Từ Năm 2020 - 2030

Thị trường nhà đất

Việt Nam hiện đang trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển nhanh và mạnh mẽ. Dự kiến tăng trưởng kinh tế quốc gia giai đoạn 15 năm tới sẽ duy trì 7% mỗi năm.

Phân Tích Bất Động Sản Thực Trạng Bất Động Sản Năm Nay

Thị trường nhà đất

Thị trường bất động sản đã đi được nửa chặng đường 2020 song đã đối mặt với rất nhiều biến động quan trọng, tác động lớn đến nhà phát triển, nhà đầu tư và khách hàng.

Nội Dung Báo Cáo Đề Xuất Chủ Trương Đầu Tư

Thị trường nhà đất

Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của chương trình đầu tư công, dự án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

Video liên quan

Chủ Đề