Ngành công nghiệp trọng điểm là gì địa 9

- Hệ thống công nghiệp bao gồm: các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, một số ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành.

Biểu đồ tỉ trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 [%]

- Khái niệm ngành trọng điểm: là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động. Bao gồm: khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may…

2. Các ngành công nghiệp trọng điểm

  1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu

- Khai thác than:

+ Sản lượng khai thác: 15 – 20 triệu tấn/năm.

+ Hình thức khai thác: Chủ yếu khai thác lộ thiên, còn lại là khai thác hầm lò.

+ Phân bố: chủ yếu ở Quảng Ninh.

+ Mục đích: Phục vụ đời sống, công nghiệp [nhiệt điện, phân bón,..], xuất khẩu.

- Khai thác dầu khí:

+ Sản lượng khai thác: Đã khai thác hàng trăm triệu tấn và hàng tỉ m3 khí.

+ Phân bố: ở thềm lục địa phía Nam.

+ Mục đích: Nhiệt điện, hóa lọc dầu, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

Lược đồ công nghiệp khai thác nhiên liệu và công nghiệp điện, năm 2002

  1. Công nghiệp điện

- Sản lượng: tăng lên nhanh. Mỗi năm sản xuất trên 40 tỉ kWh.

- Phân loại: Thủy điện và nhiệt điện

+ Các nhà máy thủy điện lớn: Sơn La [công suất lớn nhất: 2400 MW], Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An,..

+ Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí [Phú Mỹ] và chạy bằng than [Phả Lại].

Lược đồ các trung tâm công nghiệp tiêu biểu của Việt Nam, năm 2002

  1. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

- Tỉ trọng: lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.

- Các phân ngành chính:

+ Chế biến sản phẩm trồng trọt.

+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi.

+ Chế biến thủy sản.

- Phân bố: rộng khắp cả nước, tập trung nhất ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.

  1. Công nghiệp dệt may

- Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng, dựa trên ưu thế về nguồn lao động rẻ.

- Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

- Phân bố: Các trung tâm dệt may lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định…

3. Các trung tâm công nghiệp lớn

- Vùng công nghiệp: 6 vùng. Hai vùng tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước là Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng.

- Trung tâm công nghiệp: Lớn nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

- Công nghiệp phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa đất nước.

Xem thêm các phần Lý thuyết & Trắc nghiệm Địa Lí lớp 9 có đáp án hay khác:

  • Lý thuyết Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp [hay, chi tiết]
  • Trắc nghiệm Bài 11 [có đáp án]: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
  • Lý thuyết Bài 13: Vai trò đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ [hay, chi tiết]
  • Trắc nghiệm Bài 13 [có đáp án]: Vai trò đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ
  • Lý thuyết Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông [hay, chi tiết]
  • Trắc nghiệm Bài 14 [có đáp án]: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Địa Lí 9 khác:

  • Lý thuyết & 400 câu Trắc nghiệm Địa Lí 9 có đáp án
  • Giải bài tập Địa Lí 9 [ngắn nhất]
  • Giải sách bài tập Địa Lí 9
  • Giải vở bài tập Địa Lí 9
  • Giải tập bản đồ Địa Lí 9
  • Đề thi Địa Lí 9 có đáp án
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee tháng 12:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3
  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Địa Lí 9 | Để học tốt Địa Lí 9 được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm địa lý 9?

Cơ cấu ngành công nghiệp - Các ngành trọng điểm là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động. - Bao gồm: khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.

Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là gì?

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam vì nó mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn từ việc xuất khẩu hàng trăm triệu tấn gạo, cà phê, thủy sản,...

Tại sao gọi là ngành công nghiệp trọng điểm?

Theo đó, một ngành được gọi là trọng điểm khi ngành công nghiệp này chiếm tỷ trọng cao về giá trị sản lượng. Nó cũng được xác định dựa trên chiến lược phát triển của quốc gia, cùng một số yếu tố khác.

Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có những đặc điểm gì?

– Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài dựa trên nguồn tài nguyên và lao động. Ví dụ đối với công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển gắn với nguồn nguyên liệu và nhu cầu của thị trường tiêu thụ, nên thường phân bố ở các vùng nguyên liệu và các đô thị lớn.

Chủ Đề