Cong van hợp đồng công nhật là gì

Hợp đồng lao động là cơ sở để xác lập quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đây cũng chính là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động. Vậy các bên có bắt buộc ký hợp đồng lao động bằng văn bản?

Hợp đồng lao động là gì? Có mấy loại hợp đồng lao động?

Theo khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động [BLLĐ] năm 2019, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Bên cạnh đó, để tránh tình trạng dùng tên gọi khác nhằm né tránh nghĩa vụ pháp luật, Điều 13 BLLĐ năm 2019 đã bổ sung thêm quy định, trong trường hợp các bên có thỏa thuận bằng tên gọi khác, thì thỏa thuận đó vẫn coi là HĐLĐ nếu gồm hai nội dung:

- Việc làm có trả công, tiền lương;

- Sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên.

Hiện nay, theo quy định mới tại Điều 20 Bộ luật này, hợp đồng lao động chỉ còn 02 loại sau:

- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

- Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực không quá 36 tháng kể từ khi hợp đồng có hiệu lực.

Xem thêm: Phân biệt các loại hợp đồng lao động mới nhất

Hợp đồng lao động có bắt buộc phải lập thành văn bản không? [Ảnh minh họa]

Có bắt buộc ký hợp đồng lao động bằng văn bản?

Căn cứ Điều 14 BLLĐ năm 2019, hợp đồng lao động có thể tồn tại dưới một trong các hình thức sau:

- Bằng văn bản;

- Hình thức thông điệp dữ liệu thông qua phương tiện điện tử;

- Bằng lời nói.

Trong đó, hợp đồng lao động điện tử đáp ứng yêu cầu của pháp luật về giao dịch điện tử sẽ có giá trị như hợp đồng bằng văn bản.

Còn hợp đồng lao động bằng lời nó chỉ được phép áp dụng cho hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp giao kết hợp đồng với người giúp việc, người dưới 15 tuổi, nhóm người lao động thông qua người được ủy quyền để làm công việc dưới 12 tháng.

Như vậy, tùy trường hợp mà người lao động và người sử dụng lao động có thể lựa chọn giao kết hợp đồng theo 01 trong 03 cách trên.

Tuy nhiên, theo BLLĐ năm 2019, hợp đồng lao động bắt buộc phải lập thành văn bản trong các trường hợp sau đây:

- Sử dụng lao động chưa đủ 15 tuổi: Phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó [điểm a khoản 1 Điều145 BLLĐ năm 2019];

- Sử dụng lao động là người giúp việc gia đình [khoản 1 Điều 162 BLLĐ năm 2019];

- Ký hợp đồng với nhóm người lao động làm công việc dưới 12 tháng thông qua một người ủy quyền [khoản 2 Điều 18 BLLĐ năm 2019];

Theo đó, nếu không thuộc 03 trường hợp trên, các bên không bắt buộc phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản.

Xem thêm: 11 quy định mới cần biết trước khi ký hợp đồng lao động

Không ký hợp đồng lao động bằng văn bản bị phạt bao nhiêu?

Với những trường hợp bắt buộc ký hợp đồng bằng hình thức văn bản, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện đúng theo quy định. Nếu không tuân thủ, người sử dụng lao động có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Cụ thể, người sử dụng lao động có thể bị phạt theo các mức sau:

Hành vi

Mức phạt

Biện pháp khắc phục hậu quả

Không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình

Phạt cảnh cáo

[điểm a khoản 1 Điều 29]

Buộc ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình

[điểm a khoản 3 Điều 29]

Không ký hợp đồng bằng văn bản khi sử dụng lao động chưa đủ 15 tuổi

10 - 15 triệu đồng

[điểm a khoản 2 Điều 28]

Trong khi đó, Nghị định 28/2020/NĐ-CP lại không có quy định nào về việc xử phạt đối với hành vi không ký hợp đồng lao động bằng văn bản với nhóm người lao động làm công việc dưới 12 tháng thông qua 01 người ủy quyền. Do đó, nếu không ký hợp đồng lao động bằng văn bản trong trường hợp này, người sử dụng lao động cũng sẽ không bị phạt.

Khi làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức, giữa người lao động và bên sử dụng lao động cần ký hợp đồng lao động [HĐLĐ] để làm bằng chứng đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan. Vậy quy định về hợp đồng lao động năm 2023 như thế nào? và một vài lưu ý đối với người lao động khi thực hiện ký kết hợp đồng. Tất cả sẽ được eBH chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Giao kết hợp đồng lao động giữa người lao động và doanh nghiệp

1. Hợp đồng lao động là gì?

Theo wikipedia - Hợp đồng là một cam kết giữa hai hay nhiều bên [pháp nhân] để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Hợp đồng thường gắn liền với dự án, trong đó một bên thỏa thuận với các bên khác thực hiện dự án hay một phần dự án cho mình. Và cũng giống như dự án, có dự án chính trị xã hội và dự án sản xuất kinh doanh, hợp đồng có thể là các thỏa ước dân sự về kinh tế [hợp đồng kinh tế] hay xã hội.

Hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản hay bằng lời nói có thể có người làm chứng, nếu vi phạm hợp đồng hay không theo cam kết thì 2 bên sẽ cùng nhau ra tòa và bên thua sẽ chịu mọi phí tổn.

Quy định tại Điều 13, Bộ luật Lao động 2019 cũng đã chỉ rõ khái niệm hợp đồng lao động như sau:

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Theo đó, HĐLĐ mang tính chất thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, trong đó người sử dụng lao động có trả công, tiền lương cho người lao động. Các văn bản dù không đặt tên là HĐLĐ tuy nhiên có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và có sự quản lý, giám sát, điều hành của người sử dụng lao động thì thỏa thuận đó cũng được coi là hợp đồng hợp lệ.

Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải thực hiện giao kết HĐLĐ với người lao động. Điều này đảm bảo việc cả người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện hợp đồng theo những gì đã thỏa thuận và nhận được sự đồng thuận của cả hai bên.

2. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

Nguyên tắc giao kết HĐLĐ: Người lao động và người sử dụng lao động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Các bên có thể tự do giao kết HĐLĐ nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Hình thức của HĐLĐ: Hợp đồng phải được giao kết bằng văn bản, được làm thành 2 bản mỗi bên sẽ giữ 01 bản.

Hợp đồng lao động có thể là hợp đồng giấy, hợp đồng điện tử [giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu] hoặc hợp đồng miệng [bằng lời nói].

2.1 Hợp đồng lao động bằng lời nói áp dụng trong trường hợp nào?

Theo Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động bằng lời nói [hợp đồng miệng] chỉ áp dụng khi thời hạn hợp đồng dưới 01 tháng trừ các trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định, bao gồm:

- Công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng với nhóm lao động từ đủ 18 tuổi trở lên.

- Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó.

- Người lao động là người khuyết tật.

Nguyên tắc khi thực hiện giao kết hợp đồng lao động

3. Các loại hợp đồng lao động năm 2023

Để trả lời cho câu hỏi: có mấy loại hợp đồng lao động? căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 20, Bộ luật Lao động năm 2019 mới nhất áp dụng kể từ năm 2021 thì hiện nay khi giao kết hợp đồng người lao động chỉ được giao kết hợp đồng theo 02 loại gồm:

  1. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
  2. Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Người lao động và người sử dụng lao động sẽ căn cứ vào trường hợp cụ thể để ký kết HĐLĐ. Trong trường hợp người lao động làm việc dưới 03 năm thì nên ký kế hợp đồng xác định thời hạn.

Lưu ý: Từ 2021 trở đi sẽ không còn hợp đồng theo mùa vụ và hợp đồng làm việc theo 1 công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Trong trường hợp muốn ký HĐLĐ ngắn hạn với người lao động các bên sẽ sử dụng loại hợp đồng có thời hạn.

4. Mẫu hợp đồng lao động mới nhất

Tùy theo lĩnh vực, ngành nghề cụ thể mà người sử dụng lao động sẽ soạn thảo ra một mẫu HĐLĐ phù hợp, tuy nhiên, trong hợp đồng vẫn phải có một số các điều khoản bắt buộc, thể hiện rõ quyền lợi và trách nhiệm các bên trong hợp đồng. Hợp đồng hiện nay có thể được viết bằng 1 hay nhiều ngôn ngữ khác nhau tùy theo chủ thể thực hiện việc ký kết hợp đồng.

.jpg]

Mẫu hợp đồng lao động mới áp dụng từ 2021

4.1 05 Mẫu hợp đồng lao động mới nhất theo chuẩn Bộ Luật lao động

Dưới đây là 5 mẫu hợp đồng chuẩn theo Bộ luật lao động mới nhất. Bạn đọc có thể tham khảo bằng cách tải về hợp đồng lao động mẫu file word phù hợp với nhu cầu để chỉnh sửa và tham khảo các thông tin trên hợp đồng mẫu.

  1. Hợp đồng lao động mẫu 2023 chuẩn >> Tải về máy
  2. Mẫu hợp đồng lao động xác định thời hạn >> Tải về máy
  3. Mẫu hợp đồng lao động không thời hạn >> Tải về máy
  4. Mẫu hợp đồng lao động kèm thử việc >> Tải về máy
  5. Mẫu phụ lục hợp đồng lao động >> Tải về máy

4.2 Nội dung chính của hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động giữa các đối tượng, vị trí làm việc khác nhau có thể khác nhau và giao kết dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 21, Bộ luật lao động HĐLĐ phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

  1. Thông tin của người sử dụng lao động: Tên, địa chỉ, chức danh của người sử dụng lao động, người giao kết HĐLĐ bên phía người sử dụng lao động;
  2. Thông tin của người lao động: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ CCCD/CMND hoặc hộ chiếu;
  3. Công việc và địa điểm làm việc;
  4. Thời hạn của hợp đồng;
  5. Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  6. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  7. Chế độ nâng bậc, nâng lương;
  8. Chế độ đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

Ngoài ra nội dung HĐLĐ ở các vị trí và công việc đặc biệt cần có thêm các nội dung:

  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
  • Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

5. 07 lưu ý khi ký hợp đồng lao động

Từ 2021, người lao động khi tham gia giao kết hợp đồng thử việc/ lao động cần lưu ý các vấn đề sau:

1 - Thời gian thử việc tối đa: Thời gian thử việc không quá 180 ngày đối với người quản lý doanh nghiệp, tối đa là 60 ngày đối với trình độ từ cao đẳng trở lên; 30 ngày đối với trình độ trung cấp; 6 ngày đối với các công việc khác.

Người lao động chỉ được thử việc 1 lần cho 1 công việc và không áp dụng thử việc đối với hợp đồng dưới 1 tháng.

2 - Lương thử việc: Lương thử việc ít nhất bằng 85% lương chính thức. Sau khi đạt yêu cầu người lao động và người sử dụng lao động phải ký kết HĐLĐ ngay.

3 - Lương chính thức: Lương chính thức không được thấp hơn lương tối thiểu vùng

4 - Về giấy tờ tùy thân/văn bằng/chứng chỉ: Đơn vị/doanh nghiệp không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động

5 - Tiền lương làm thêm giờ: Nếu hợp đồng quy định làm thêm giờ cần xem xét rõ thời gian làm thêm giờ, mức lương làm thêm giờ theo Bộ luật lao động hiện hành.

6 - Quy định về nghỉ lễ tết: 1 năm người lao động có 10 ngày nghỉ lễ, Tết và 12 ngày phép

7 - Các trường hợp phạt vi phạm hợp đồng: Nắm rõ các trường hợp phạt hợp đồng và mức phạt.

Trên đây Bảo hiểm xã hội điện tử eBH đã gửi đến bạn đọc những thông tin mới nhất về hợp đồng lao động cùng những lưu ý cần thiết khi thực hiện giao kết hợp đồng. Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết có thể mang lại cho bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất.

Chủ Đề