Bl là gì trường đại học thương mại

Vận đơn đường biển [Bill of Lading] là một trong những chứng từ quan trọng nhất trong thương mại quốc tế. Nó là một chứng từ do người vận chuyển hoặc thuyền trưởng, hoặc người được ủy quyền của hãng vận chuyển ký và phát hành.

1.Vai trò của vận đơn đường biển trong vận tải Quốc tế

Thứ nhất: Vận đơn là biên lai hàng hóa

Vận đơn đường biển do thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền của hãng vận tải ký. Đây là chức năng cơ bản của vận đơn. Trước đây thời xa xưa, các lái buôn thường đi cùng với tàu chở hàng và trực tiếp nhận hàng giao cho người mua nên không cần vận đơn. Với sự phát triển của kinh tế thị trường, nền sản xuất hàng hóa lớn, các lái buôn giờ là các thương nhân- nhà xuất khẩu thường gửi hàng thông qua một đại lý vận chuyển hoặc gửi trực tiếp cho hãng tàu. Khi hàng đã được xếp lên tàu thì người gửi hàng cần một chứng cứ rằng mình đã giao hàng cho nhà vận chuyển và gửi kèm với các chứng từ khác cho người nhận hàng ở Cảng đích.

Thứ hai: Vận đơn là bằng chứng của Hợp đồng chuyên chở

Vận đơn được xem như hợp đồng chuyên chở giữa người vận chuyển [carrier] và người gửi hàng [shipper]. Khi người gửi hàng liên hệ với các công ty vận chuyển và đã thỏa thuận xong hết về giá cước và các điều kiện vận chuyển thì hai bên sẽ ký kết Hợp đồng vận tải hàng hóa trước khi hàng được giao lên phương tiện vận chuyển. Cho đến khi hàng đã được giao lên phương tiện vận tải thì lúc đó vận đơn như một bằng chứng xác nhận Hợp đồng chuyên chở đã được thực thi.

Thứ ba: Vận đơn còn có chức năng là chứng từ sở hữu hàng hóa.

Hiện nay, đây là vai trò quan trọng nhất của vận đơn trong Thương mại quốc tế. Ai là người sở hữu vận đơn gốc là người có quyền nhận hàng và sở hữu hàng hóa. Đương nhiên lúc nhận hàng còn cần các tờ khác như giấy giới thiệu, ủy quyền và phải được nhà vận tải phát lệnh giao hàng. Vận đơn được quyền chuyển nhượng cho người khác thông qua việc ký hậu vận đơn thường dùng khi hai bên thanh toán bằng L/C.

2.Các loại vận đơn đường biển thường gặp

Có thể phân loại vận đơn theo nhiều cách khác nhau nhưng trong chủ đề này mình muốn nói đến các loại vận đơn hay gặp nhất.

*Vận đơn đích danh hay còn gọi là Straight Bill of Lading:

Loại vận đơn này ở mục Consignee sẽ ghi rõ các thông tin của người nhận hàng như tên, địa chỉ, số điện thoại, email, fax…và chỉ có người này mới có quyền nhận hàng. Trên vận đơn sẽ không có mục To order of. Xem hình dưới đây:

*Vận đơn theo lệnh [Order Bill of Lading]:

Đây là loại vận đơn hay gặp nhất trong vận tải Quốc tế. Theo đó người vận tải sẽ giao hàng theo lệnh của người đứng ở mục To order of bằng cách người này ký hậu đằng sau vận đơn tên người nhận hàng. Người đứng ở mục To order of có thể là một người đích danh nào đó, một ngân hàng phát hành L/C, hay chính là người gửi hàng shipper.

Một số cách ghi như sau:

TO ORDER OF XYZ = TO THE ORDER OF XYZ = ORDER OF XYZ TO ORDER = TO THE ORDER = ORDER

Để bạn hiểu rõ hơn về việc ai là người được quyền phát lệnh giao hàng dựa vào mục Order of, hãy tham khảo bảng minh họa dưới đây

Cách thể hiện

Người được ký hậu vận đơn

To order of shipper

shipper

To order of XYZ company

XYZ company

To order of ACB Bank

ACB Bank

To order

shipper

*Vận đơn hoàn hảo [Clean on board]:

Là vận đơn không có các ghi chú đặc biệt về việc xếp hàng lên tàu như hàng bị thiếu, hư hỏng, sai khác số lượng, khiếm khuyết trên bao bì…

*Vận đơn đã xếp hàng lên tàu [ship on board B/L]:

Là vận đơn được cấp sau khi hàng đã giao lên tàu và có ngày tháng on board cụ thể

*Vận đơn bằng điện [ Telex Release Bill of Lading]:

Đây là loại Bill được phát hành bằng điện, theo đó người gửi hàng [shipper] không cần gửi Bill gốc cho nhà nhập khẩu để nhận hàng.Với lại Bill này, để phát hành Bill Telex, hãng tàu sẽ yêu cầu thu hồi lại Bill gốc nếu trong trường hợp đã phát hành. Thường dùng cho các tuyến vận tải gần, thời gian hàng đến trước cả khi nhà nhập khẩu nhận được chứng từ gốc trong đó có Bill of Lading bản gốc. Trên vận đơn Telex sẽ được đóng dấu Surrendered hoặc dấu Telex Release.

Giới thiệu quy trình để cấp phát Vận đơn bằng điện [Bill Telex]

*Vận đơn chủ [Master Bill of Lading]:

Đây là vận đơn rất hay gặp trong vận tải Quốc tế, do hãng tàu/ hãng hàng không phát hành trong đó Shipper thường ghi tên công ty Forwarder còn Consignee [ người nhận hàng] sẽ ghi tên đại lý của Forwarder ở đầu nhập khẩu là người nhận hàng.

Hình trên là MBL trong đó Shipper: cty Airland Logistics [là đại lý của Công ty Forwarder tại Australia]. Người nhận hàng chính là công ty Forwarder A&E TRANSCO tại Việt Nam nơi mà khách hàng là nhà nhập khẩu tại Việt Nam sử dụng dịch vụ.

*Vận đơn thứ cấp [House Bill of Lading]:

Đây là loại vận đơn thường gặp nhất trong các loại vận đơn đường biển, nó được phát hành bởi công ty Forwarder trong đó Shipper sẽ ghi tên chủ hàng, Consignee là tên nhà nhập khẩu. Bên thông báo Notify Party có thể ghi tên của công ty Forwarder mà nhà Nhập khẩu thuê dịch vụ.

Hình trên là HBL, trong đó người gửi hàng là tên nhà xuất khẩu, người nhận hàng là nhà nhập khẩu có tên MY HAO DISTRIBUTION JSC tại Việt Nam

Về quy trình cấp MBL và HBL như sau

Hãng tàu–[MBL]–> Forwarder agent–[HBL]—> Nhà xuất khẩu–[HBL]–>Nhà nhập khẩu

Để các em tiện theo dõi, chúng ta hãy nhìn vào bảng minh họa dưới đây

Phân biệt

Master Bill of Lading

House Bill of Lading

Phát hành bởi

Hãng vận chuyển

Công ty Forwarde

Người gửi hàng

Đại lý của công ty Forwarder

Người gửi hàng thực tế

Người nhận hàng

Công ty Forwarder tại nước nhập khẩu

Người nhận hàng thực tế

Tên của vận đơn

Bill of Lading, Seaway Bill of Lading, Ocean Bill of Lading, Airway Bill of Lading…

Quá trình xử lý

Được phát trực tiếp cho Forwarder mà không cần chuyển cho ai khác.

Công ty Forwarder chuyển thông tin từ MBL sang HBL sau đó chuyển tiếp cho Shipper.

3.Ai là người ký trên Vận đơn theo UCP 600

Các quy định về LC có đưa ra những chú ý đặc biệt với các chứng từ vận tải.

Nếu bạn có tìm hiểu phiên bản mới nhất về các quy định liên quan đến LC như UCP 600, ta sẽ thấy rằng tất cả các chứng từ vận tải phải rất chi tiết, cụ thể.

UCP 600 có đề cập ai là người ký trên chứng từ vận tải để được chấp nhận thanh toán bằng LC.

Chi tiết trong UCP 600, có đề cập về Bill of Lading, Một chứng từ vận tải dùng cho ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau [chứng từ vận tải đa phương thức hoặc liên hợp] dù được gọi như thế nào, phải:

Chỉ rõ tên của người chuyên chở và được kí bởi:

* người chuyên chở hoặc đại lý được chỉ định cho hoặc thay mặt người chuyên chở, hoặc

* thuyền trưởng hoặc đại lý được chỉ định hoặc thay mặt thuyền trưởng

Các chữ kí của người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý phải xác định được chữ kí nào là của người chuyên chở, chữ kí nào là của thuyền trưởng hoặc của đại lý.

Chữ kí của đại lý phải chỉ rõ là đại lý đã kí thay hoặc đại diện cho người chuyên chở hoặc đã kí thay hoặc đại diện cho thuyền trưởng.

Hình minh họa: Hãng tàu với tư cách là nhà chuyên chở ký trên vận đơn

Hình minh họa: Vận đơn có chữ ký của Đại lý hãng vận chuyển

Hy vọng với bài viết này đã giúp các em nắm được các loại vận đơn đường biển thường gặp trong thực tế cũng như ý nghĩa của chúng. Cảm ơn các em đã theo dõi và ủng hộ CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu. Hãy để lại comment phía dưới nếu các em thấy bài viết hay hoặc vẫn còn bất cứ thắc mắc nào.

Chủ Đề