Kế toán doanh nghiệp và khai báo thuế là gì

Báo cáo thuế là gì? Hay dịch vụ kế toán là gì? Đây là câu hỏi mà các nhân viên tư vấn của Tín Việt thường được hỏi mỗi khi tham dự các diễn đàn về khởi nghiệp. Vì nơi đây là nơi tập trung rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới khởi sự kinh doanh nên việc không nắm hết các quy trình vận hành một công ty là điều dễ hiểu. Và phần việc kế toán – thuế, tuy không thể thấy ngay những tác động của nó đến việc vận hành công ty, nhưng nếu không tuân thủ đúng luật định, công ty bạn có thể sẽ bị phạt đáng tiếc.

Hôm nay, dịch vụ kế toán Tín Việt sẽ gởi đến các bạn các định nghĩa về báo cáo thuế cũng như diễn giải một cách đơn giản nhất về dịch vụ kế toán. Hy vọng với bài viết này, các bạn có thể hiểu rõ hơn về chúng để có thể thực hiện đúng với các quy định của pháp luật hiện hành về thuế - kế toán, tránh bị phạt đáng tiếc.

Báo cáo thuế là gì?

Đầu tiên, chúng ta sẽ đề cập đến định nghĩa báo cáo thuế là gì? Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nghiệp vụ báo cáo thuế là nghiệp vụ kế toán thuế xảy ra thường xuyên và định kỳ. Có thể nói, báo cáo thuế là cầu nối để cơ quan thuế nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, việc nắm rõ các quy định về báo cáo thuế như: các loại tờ khai thuế cần nộp, thời hạn nộp tờ khai thuế và thời gian nộp tiền thuế khi có phát sinh là vô cùng cần thiết đối với các doanh chủ. Hôm nay, công ty dịch vụ kế toán Tín Việt sẽ chia sẻ tới quý khách hàng và các bạn những vấn đề liên quan đến báo cáo thuế.

Các loại tờ khai nộp định kỳ theo tháng/quý và thời hạn nộp tờ khai và tiền thuế phát sinh

+ Tờ khai thuế GTGT hàng tháng/quý

Chậm nhất ngày thứ 30 của tháng liền kề ngay khi kết thúc quý báo cáo đối với doanh nghiệp nộp báo cáo thuế GTGT theo Quý và chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng liền kề tháng báo cáo đối với doanh nghiệp nộp báo cáo thuế GTGT theo Tháng. Việc xác định nộp báo cáo thuế GTGT theo tháng hay theo quý là do doanh nghiệp tự đăng kí vào đầu năm tài chính. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc chọn kỳ báo cáo thuế GTGT theo quý đang được sử dụng nhiều hơn. Lưu ý: Trong kỳ, nếu không phát sinh hoạt động mua vào/bán ra [doanh nghiệp không có hóa đơn mua vào/bán ra] , thì vẫn phải nộp tờ khai thuế GTGT. Thời hạn nộp tiền thuế GTGT [nếu có phát sinh] là thời hạn cuối cùng của tờ khai thuế GTGT.

+ Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng quý

Thời hạn kê khai tương tự như tờ khai thuế GTGT bên trên. Lưu ý: Trong kỳ, nếu không phát sinh việc sử dụng hóa đơn nhưng doanh nghiệp vẫn phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Nhưng nếu doanh nghiệp của bạn chưa làm thông báo phát hành hóa đơn thì không phải nộp loại tờ khai này.

+ Tính và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý

Kể từ ngày 15/11/2014, theo quy định tại điều 17 thông tư 151/2014/TT-BTC thì doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính nhưng vẫn phải nộp thuế TNDN tạm tính nếu doanh nghiệp xác định được số thuế TNDN tạm nộp. Đến cuối năm tài chính, nếu số thuế TNDN thể hiện trên Báo cáo quyết toán thuế TNDN >20% số thuế TNDN tạm tính của 4 quý trong năm cộng lại, thì doanh nghiệp sẽ bị phạt chậm nộp thuế TNDN đối với phần chênh lệnh 20% này.

+ Tờ khai thuế Thu nhập cá nhân hàng tháng/quý

Tùy thuộc vào tình hình doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ kê khai thuế TNCN theo tháng/quý. Chi tiết như sau: - Nếu doanh nghiệp đang kê khai thuế GTGT theo quý thì mặc nhiên, tờ khai thuế TNCN sẽ kê khai theo quý. - Nếu doanh nghiệp đang kê khai thuế GTGT theo tháng, thì xét đến số thuế TNCN tạm nộp để xác định việc sẽ nộp tờ khai thuế TNCN theo tháng hay quý.

+ Trường hợp 1: Nếu số thuế TNCN tạm nộp trong tháng < 50.000.000 đồng [Nhỏ hơn 50 tr đồng] thì kê khai theo quý.

+Trường hợp 2: Nếu số thuế TNCN tạm nộp > 50.000.000 đồng [Lớn hơn 50 triệu đồng] thì kê khai theo tháng.

Kế toán thuế là cụm từ không còn xa lạ đối với bất kì doanh nghiệp nào. Kể từ khi thành lập doanh nghiệp, yêu cầu bắt buộc phải có bộ phận kế toán thuế để doanh nghiệp đi vào hoạt động và tồn tại đúng theo sự quản lý của pháp luật.

Vậy kế toán thuế là gì?

Là kế toán trong doanh nghiệp, kế toán thuế phụ trách về các vấn đề về khai báo thuế của doanh nghiệp. Kế toán thuế là nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với nhà nước. Với nền kinh tế nhiều thành phần, nhà nước chỉ có thể quản lý được khi có kế toán thuế. Và ngược lại, doanh nghiệp cũng kinh doanh ổn định và báo cáo thuế thuận lợi nếu như thực hiện các vấn đề về thuế rõ ràng.

\>> Đặc điểm và cách sử dụng Top 05 phần mềm kế toán thông dụng

Vai trò của kế toán thuế

Ngay từ khi thành lập công ty, kế toán thuế là bộ phận sẽ thực hiện việc kê khai và nộp lệ phí môn bài. Tiếp theo, trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động, bộ phận kế toán thuế sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như:

  • Tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh của DN để theo dõi và hạch toán;
  • Lập báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý và nộp thuế cho công ty;
  • Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp [TNDN] và thuế thu nhập cá nhân [TNCN], báo cáo thuế cuối năm;
  • Khi có vấn đề phát sinh, trực tiếp làm việc với cơ quan thuế;
  • Kiểm tra, đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra từng cơ sở;
  • Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn công ty và phân loại theo thuế suất;
  • Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn công ty theo tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ;
  • Theo dõi báo cáo tình hình hoàn thuế của công ty, tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách;
  • Đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết toán;
  • Lập hồ sơ hoàn thuế khi có vấn đề phát sinh;
  • Lập báo cáo tổng hợp thuế định kỳ hoặc đột xuất;
  • Kiểm tra hóa đơn đầu vào;
  • Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế;
  • Cập nhật kịp thời các thông tin về luật thuế, soạn thông báo các nghiệp vụ quy định của luật thuế có liên quan đến hoạt đông SXKD của công ty để cơ sở biết thực hiện;
  • Lập kế hoạch thuế GTGT thu nhập doanh nghiêp, nộp ngân sách;
  • Cập nhật theo dõi việc giao nhận hóa đơn;
  • Hằng tháng, quý năm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ.

Và các công việc khác có liên quan đến kế toán thuế của doanh nghiệp.

Từ tính chất phức tạp và đa dạng của các công việc trên, có thể thấy trọng trách của bộ phận kế toán thuế trong doanh nghiệp là rất nặng nề. Do vậy, yêu cầu người đảm nhận vị trí này không chỉ có kiến thức chuyên môn mà phải có kinh nghiệm dày dặn cùng sự nhạy bén để xử lý nhanh các tình huống có thể phát sinh đối với doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm:

\>> Vai trò của kế toán quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp siêu nhỏ

Theo Tạp chí tài chính

Chủ Đề