Ngành Hộ sinh Đại học Y Dược Huế

Có thể nói hộ sinh là một trong những ngành nghề cao quý nhất bởi họ là những người đưa các thiên thần nhỏ đến với thế giới này. Trong những năm gần đây, ngành Hộ sinh trở thành một ngành học thu hút nhiều bạn trẻ theo học, đặc biệt là các bạn nữ. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu ngành Hộ sinh, cụ thể là chuyên ngành Hộ sinh trường Đại học Y Dược TP.HCM để thấy được những điều thú vị và cơ hội việc làm rộng mở của ngành này nhé!

Ngành hộ sinh là một ngành đầy cao quý và ý nghĩa

1. Tìm hiểu về chuyên ngành Hộ Sinh?

Hộ sinh hay còn gọi là Y tá hộ sinh, đây là ngành học liên quan đến chuyên môn về sinh nở. Mục tiêu của chương trình đào tạo hệ đại học và cao đẳng hộ sinh là cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn và kỹ năng về chăm sóc sức khỏe an toàn, hiệu quả cho đối tượng là phụ nữ và trẻ em. Họ là những người được đào tạo bài bản để đảm nhiệm công việc chăm sóc sức khỏe của sản phụ và trẻ sơ sinh; nhằm đảm bảo về mặt tâm lý, sinh lý, sự an toàn của mẹ và bé.

Tại các bệnh viện, hộ sinh là những người trực tiếp theo dõi quá trình chuyển dạ của sản phụ, báo cáo tình hình của sản phụ đến bác sĩ, cũng là người chuẩn bị mọi dụng cụ y tế cho ca đỡ đẻ. Bên cạnh đó, họ còn có nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, cải thiện sức khỏe cho phụ nữ, sản phụ hay những trẻ em. Ngoài ra, họ còn là những người tuyên truyền các chính sách dân số, chính sách kế hoạch hóa gia đình thông qua các chương trình giáo dục cụ thể như: các biện pháp tránh thai an toàn, cách sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, giáo dục giới tính cho trẻ em ở độ tuổi mới lớn…

2. Học chuyên ngành Hộ sinh tại trường Đại học Y Dược TP.HCM như thế nào?

Mục tiêu của chuyên ngành là đào tạo những Hộ sinh chuyên nghiệp có kiến thức, kỹ năng trình độ đại học về sức khỏe sinh sản. Sau khi tốt nghiệp người Hộ sinh thực hiện cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, dân số, kế hoạch hóa gia đình tại các cơ sở y tế nhà nước, tư nhân và cộng đồng. Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm trước sức khỏe và tính mạng người bệnh. Có đủ sức khỏe, không ngừng học tập lên sau đại học trong và ngoài nước để nâng cao trình độ.

Ngành điều dưỡng chuyên ngành hộ sinh trường UMP HCM có đội ngũ giảng viên hàng đầu: Đội ngũ giảng viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm và tâm huyết, tỷ lệ giảng viên trình độ sau đại học là 77%, trong đó có 1 tiến sĩ. Đặc biệt, bộ môn có nhiều giảng viên trẻ giỏi tiếng Anh, năng động, nhiệt tình, nhạy bén trong giảng dạy cũng như tham gia nhiều hoạt động hợp tác quốc tế.

Phương pháp giảng dạy mới theo hướng hội nhập quốc tế và lấy sinh viên làm trung tâm.

  • – Sinh viên được hướng dẫn cách tự học, tự rèn luyện, học với tổ, làm việc theo nhóm.
  • – Chú trọng học đi đôi thực hành
  • – Các chương trình ngoại khóa, hội thảo được thường xuyên tổ chức giúp sinh viên giao lưu, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thái độ tích cực về ngành nghề và tham gia phục vụ cộng đồng.

Ngành điều dưỡng chuyên ngành hộ sinh trường UMP HCM có đội ngũ giảng viên hàng đầu

Cơ sở vật chất hiện đại và chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu đào tạo: Phòng học khang trang, hiện đại, cơ sở thực hành rất thuận lợi, được tạo mọi điều kiện để sinh viên tham gia rèn luyện tay nghề.

Về hợp tác quốc tế: Hiện nay bộ môn Hộ sinh có nhiều hợp tác với các trường đại học và bệnh viện trên thế giới như: Thái Lan, Phần Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Bỉ và Đài Loan. Các giảng viên Bộ môn Hộ sinh đã hợp tác hướng dẫn thực hành cho nhiều sinh viên nước ngoài, trong thời gian tới dự kiến sẽ tổ chức hợp tác trao đổi sinh viên thực hành giữa các nước.

3. Điểm chuẩn chuyên ngành Hộ sinh tại trường Đại học Y Dược TP.HCM

4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học chuyên ngành Hộ sinh

Hộ sinh được đánh giá là một ngành học có cơ hội xin được việc làm tốt nhất trong các ngành y dược khác. Hàng năm, với 1,5 triệu ca sinh đẻ, trên cả nước ta đang cần thêm hàng ngàn nữ hộ sinh. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng hộ sinh nước ta không chỉ còn thiếu rất nhiều mà còn bị phân bổ không đồng đều.

Bên cạnh đó, tại các thành phố lớn, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho sản phụ và trẻ sơ sinh ngày càng tăng cao. Hộ sinh là bộ một phận quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống ngành y tế, phục vụ nhu cầu thiết yếu trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng. Do đó, các nữ Hộ sinh có thể làm việc tại các bệnh viện, cơ sở Y tế, trung tâm chăm sóc sức khỏe, phòng khám hay chăm sóc sản phụ tại nhà…

Cơ hội việc làm cho ngành hộ sinh vô cùng rộng mở

Cử nhân Điều dưỡng chuyên ngành hộ sinh có thể công tác tại:

  • – Cơ sở y tế công lập và ngoài công lập
  • – Các cơ sở y tế khám chữa bệnh cho người nước ngoài
  • – Các cơ sở đào tạo đúng chuyên ngành hoặc có liên quan

Ngoài ra bạn còn có khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường như học: Thạc sĩ Điều dưỡng Phụ sản, Thạc sĩ Hộ sinh, Tiến sĩ Điều dưỡng Phụ sản, Tiến sĩ Hộ sinh

Trên đây là những thông tin liên quan đến chuyên ngành hộ sinh trường Đại học Y Dược TP.HCM do Hocmai.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về ngành học của mình bạn nhé!

TTH - Sau 12 năm duy trì tuyển sinh các ngành truyền thống, năm 2020, Trường đại học [ĐH] Y dược, ĐH Huế mở mới ngành hộ sinh hệ ĐH đáp ứng nhu cầu nhân lực chăm sóc sức khỏe sinh sản hiện đang rất cần, đồng thời tăng tính đa ngành, đa lĩnh vực khi ĐH Huế đang xây dựng trở thành ĐH Quốc gia.

Nhu cầu cao

Thống kê từ Trường ĐH Y dược, ĐH Huế cho biết, kết quả khảo sát nhu cầu nhân lực các sở y tế, bệnh viện tại khu vực miền Trung cho thấy, chỉ riêng 19/50 đơn vị phản hồi sớm, nhu cầu nhân lực ngành hộ sinh hiện cần đến 400 người. “Nhu cầu mỗi năm sẽ khác. Hiện, còn chờ 31 đơn vị hoàn thành kết quả khảo sát. Tuy nhiên, trên thực tế, nhu cầu hộ sinh tại các đơn vị y tế rất cao”, ThS. Ngô Văn Đồng, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Y dược chia sẻ.

Đại diện Trường ĐH Y dược phân tích, tại Việt Nam, thống kê sơ bộ của Tổng cục Dân số, năm 2019, Việt Nam có gần 1,6 triệu trẻ em được sinh ra. Dự kiến, từ năm 2020, khoảng 4.293 trẻ em được sinh ra trung bình mỗi ngày, điều này đồng nghĩa có hàng triệu trẻ em được sinh ra hằng năm. Với thực tế như vậy, mạng lưới y tế Việt Nam cần số lượng lớn hộ sinh làm việc tại các khoa sản, trung tâm y tế từ thành thị đến nông thôn.

Cuộc đời chào con bằng những nụ cười. Ảnh: Doãn Tú 

Theo ông Đồng, nhà trường xây dựng chuyên ngành hộ sinh từ năm 2015, đồng thời khoảng 3 năm trước nhà trường đã có đào tạo học phần về điều dưỡng hộ sinh, tuy nhiên giai đoạn đó, do chưa có mã ngành cấp 4 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên chưa thể mở ngành riêng. Trái lại, tính đặc thù khiến ngành hộ sinh có những khác biệt trong đào tạo. “Kể từ năm 2008, sau khi mở ngành y học cổ truyền, đến năm 2020 nhà trường mới mở lại ngành mới”, ThS. Ngô Văn Đồng thông tin.

Mặc dù nguồn nhân lực hộ sinh tại Việt Nam ngày nay đã được quan tâm tuyển dụng và tăng dần hàng năm nhưng về số lượng và cơ cấu vẫn còn thiếu nhiều. Điều dưỡng, hộ sinh đang công tác tại các bệnh viện tuyến tỉnh chiếm tỷ lệ cao nhất [48,8%], giảm dần qua các bệnh viện tuyến quận/huyện [27,5%], bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế [13,1%], các bệnh viên tư nhân [9,1%] và thấp nhất là tại các bệnh viện bộ/ngành [1,4%]. Đáng nói, có sự bất cập rất lớn về trình độ chuyên môn. Trong khi nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, trình độ hộ sinh phải từ cao đẳng trở lên, thì tại Việt Nam điều dưỡng, hộ sinh trình độ trung cấp chiếm đa số với 66,9%.

Đại diện ĐH Huế phân tích, ĐH Huế đang xây dựng trở thành ĐH Quốc gia, đa ngành, đa lĩnh vực. Việc mở những ngành mới đáp ứng nhu cầu xã hội và người học, nhất là đáp ứng nguồn nhân lực ở những lĩnh vực hiện nay đang cần.

Đảm bảo chất lượng

Nhu cầu lớn, tuy nhiên theo đại diện Trường ĐH Y dược, trong khoảng 3 năm đầu, quy mô tuyển sinh chỉ duy trì khoảng 50 sinh viên/năm đối với ngành mới để đảm bảo chất lượng.

Khác với hệ cao đẳng, sinh viên hệ ĐH ngành Hộ sinh có thời gian đào tạo kéo dài 4 năm, thời gian tập trung cho các học phần chuyên ngành sâu hơn, khả năng về nghiên cứu, lý luận, chuyên môn, quản lý, thực hành sẽ cao hơn. Theo đại diện Trường ĐH Y dược, để mở ngành hộ sinh, nhà trường đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết trong thời gian dài, trong đó có cả khảo sát nhu cầu người học và đơn vị tuyển dụng, đồng thời trải qua nhiều bước kiểm tra chất lượng.

TS. Nguyễn Công Hào, Trưởng ban Đào tạo và Công tác Sinh viên ĐH Huế phân tích, quy trình mở ngành mới rất chặt chẽ, qua nhiều bước và được thẩm định nhiều vòng, từ cơ sở vật chất đến đội ngũ. Qua thẩm định, điều kiện để mở ngành tại Trường ĐH Y dược là đảm bảo. Còn theo PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc ĐH Huế, ĐH Huế rất chú trọng chuẩn đầu ra. Đối với các ngành mới đều đòi hỏi xây dựng chương trình và các vấn đề liên quan kỹ.

Theo đại diện Trường ĐH Y dược, do tính đặc thù và là ngành mới, trong bối cảnh hiện nay, nhà trường đang tập trung quảng bá tuyển sinh qua hình thức trực tuyến, mạng xã hội và truyền hình, đồng thời tương tác, trao đổi để thí sinh có thêm định hướng nghề nghiệp trước khi đăng ký hồ sơ xét tuyển.

Bài, ảnh: HỮU PHÚC

Video liên quan

Chủ Đề