Ngành Kinh tế của Đại học Bách Khoa

Trường ĐH Bách khoa – Đại học Quốc gia HCM có một khối ngành kinh tế được đặt trang trọng trong ngôi trường kỹ thuật và thu hút sự quan tâm rất lớn của phụ huynh và thí sinh. Đó là ngành Quản lý Công nghiệp.

Ngành Quản lý Công nghiệp của Trường ĐH Bách khoa cung ứng cho xã hội đội ngũ lao động có tiềm năng làm các nhà quản trị trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả sản xuất và dịch vụ.

Với định hướng tích hợp kiến thức quản lý vào trong kỹ thuật, Trường ĐH Bách khoa tiên phong trong việc triển khai chương trình đào tạo ngành Quản lý Công nghiệp. Tại đây, sinh viên được học kiến thức quản trị, quản lý kết hợp với kỹ thuật để giải quyết các vấn đề lớn của xã hội.

[BK-OISP] Chương trình Chất lượng cao ngành Quản lý Công nghiệp

Tại Trường ĐH Bách Khoa có một khối ngành kinh tế được đặt trang trọng trong ngôi trường kỹ thuật và thu hút sự quan tâm rất lớn của phụ huynh và thí sinh. Đó là ngành Quản lý Công nghiệp. Với định hướng tích hợp quản lý vào trong kỹ thuật, Trường ĐH Bách Khoa đã tiên phong trong việc triển khai chương trình đào tạo ngành Quản lý Công nghiệp. Tại đây, sinh viên sẽ được học kiến thức quản trị, quản lý kết hợp với kỹ thuật để giải quyết các vấn đề lớn của xã hội.Học ngành Quản lý Công nghiệp chương trình Chất lượng cao tại trường chuyên về kỹ thuật có lợi ích gì?📍 Bạn sẽ được học một số môn về kỹ thuật 📍 Tư duy phản biện, suy nghĩ độc lập, nhận dạng giải quyết vấn đề📍 Có cơ hội giao lưu với sinh viên kỹ thuật, phát triển kỹ năng tích hợp kỹ thuật và quản lý📍 Đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và tương tác – truyền thông với đồng nghiệp 📍 Đặc biệt, chương trình đào tạo được giảng dạy 100% bằng tiếng AnhCòn chần chờ gì nữa mà không đăng ký ngay ngành Quản lý Công nghiệp chương trình Chất lượng cao📍 Mã ngành: 223📍 Mã trường: QSB📍 Thông tin chi tiết ngành Quản lý Công nghiệp, chương trình Chất lượng cao tại: //oisp.hcmut.edu.vn/chuong-trinh-chat-luong-cao/quan-ly-cong-nghiep-chat-luong-cao—Văn phòng Đào tạo Quốc tế [OISP] – Trường ĐH Bách khoaⓐ Kiosk OISP, ĐHBK, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10ⓟ [028] 7300.4183 – 03.9798.9798ⓔ

Người đăng: QUỐC TẾ BÁCH KHOA HCM vào Thứ Ba, 10 tháng 3, 2020

Ngành Quản lý Công nghiệp chương trình Chất lượng cao

Ngoài chương trình Đại trà đã đào tạo gần 30 năm, Trường ĐH Bách khoa tiên phong triển khai chương trình Chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh. Chương trình đã tạo ra nhiều thế hệ sinh viên không những vững chuyên mà còn giỏi tiếng Anh chuyên ngành. Vậy học ngành Quản lý Công nghiệp – chương trình Chất lượng cao tại trường chuyên về kỹ thuật có lợi ích gì?

Lợi thế đầu tiên của chương trình Chất lượng cao là sinh viên được học chương trình hoàn toàn bằng tiếng Anh. Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, sinh viên sẽ được học một số môn về kỹ thuật; đặc biệt là tư duy phản biện, suy nghĩ độc lập, nhận dạng và giải quyết vấn đề. Học ngành Quản lý Công nghiệp tại Trường ĐH Bách Khoa cũng tạo điều kiện giao lưu với những sinh viên kỹ thuật, giúp phát triển kỹ năng tích hợp kỹ thuật và quản lý.

Trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển sinh ngành Quản lý Công nghiệp – chương trình Chất lượng cao, giảng dạy bằng tiếng Anh. Bằng tốt nghiệp do Trường ĐH Bách khoa cấp.
  • Mã trường: QSB
  • Mã ngành: 223
  • Thông tin chi tiết tại đây

GIA NGHI, NHẬT THANH thực hiện

Ngành Kinh tế của ĐHBKHN khác gì so với các trường kinh tế?

Ngành Kinh tế của ĐHBKHN khác gì so với các trường kinh tế?

Ngành Kinh tế của trường Đại học Bách khoa Hà Nội khác và giống như thế nào so với các ngành kinh tế của những trường kinh tế khác như Ngoại thương, kinh tế quốc dân, thương mại …?

Nhìn chung, chương trình đào ngành Kinh tế và Quản lý của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội không khác biệt nhiều so với chương trình đào tạo ngành Kinh tế của các trường Ngoại thương, Kinh tế quốc dân, Thương mại vì các chương trình này đều phải dựa vào Khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, do nằm trong một Trường kỹ thuật hàng đầu nên khối Kinh tế của Bách Khoa có đặc thù là tính lượng hóa khá cao và gắn chặt chẽ với môi trường doanh nghiệp.

Trong nhóm ngành Kinh tế và Quản lý của Trường ĐHBK Hà Nội, ngành Kinh tế công nghiệp và Quản lý công nghiệp có tính đặc thù cao, các em tốt nghiệp ngành này có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm trong môi trường các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Dầu khí, Điện, Than, Logicstics,…đây là đặc thù mà chỉ ngành Kinh tế các trường kỹ thuật mới có.

Kể từ khi mới thành lập [1965] cho tới nay, Viện Kinh tế và Quản lý [trước là Khoa Kinh tế và Quản lý] thuộc Ðại Học Bách Khoa Hà Nội có trách nhiệm đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp, cho các ngành kinh tế khác nhau với các trình độ từ cử nhân, thạc sĩ, tới tiến sĩ với các loại hình đào tạo đa dạng.

Sau gần 60 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Viện có 72 cán bộ giảng dạy và viên chức. Với khoảng thời gian lịch sử đó, Viện đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực: đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, phục vụ sản xuất kinh doanh và hợp tác quốc tế. Nhờ vậy, Viện đã có một vị thế vững mạnh trong trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, trong xã hội và quốc tế.

Bên cạnh nguồn lực quý báu nhất là đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao và đầy tâm huyết, Viện cũng hết sức chú trọng việc khai thác các mối quan hệ trong nước và quốc tế và để tạo ra cho mình nhiều phương tiện vật chất phục vụ đào tạo hiện đại bổ sung vào những trang thiết bị đã được nhà trường đầu tư. Với tư cách là đối tác trong các dự án đào tạo phối hợp với các tổ chức quốc tế, cán bộ giảng dạy và sinh viên của Viện có rất nhiều cơ hội để học hỏi, cập nhật kiến thức mới, các phong cách mới thông qua các hoạt động trao đổi giảng viên, sinh viên với các trường đại học của Pháp, Ðức, Phần Lan,...

Viện Trưởng
GVC.TS. Nguyễn Danh Nguyên

Thông qua các hội thảo khoa học, các chương trình nghiên cứu, tư vấn phối hợp với các doanh nghiệp, Viện duy trì được mối liên kết chặt chẽ giữa đào tạo và lý thuyết với thực hành, mở ra cho sinh viên tốt nghiệp những cơ hội tìm kiếm việc làm và thăng tiến. Cũng chính nhờ mối quan hệ rộng rãi với bên ngoài mà các chương trình đào tạo của Viện luôn được cập nhật và đạt được sự thích nghi cao với những yêu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Định hướng phát triển:

• Đa dạng hóa chương trình và loại hình đào tạo, tăng cường đào tạo ở trình độ cao như Thạc sỹ và Tiến sỹ. • Gắn đào tạo với thực tế thông qua việc liên kết đào tạo với các doanh nghiệp và các chương trình đào tạo ngắn hạn. • Tư vấn cho các doanh nghiệp. • Đẩy mạnh hợp tác đào tạo quốc tế để nâng cao năng lực và đổi mới chương trình và phương thức giảng dạy.

Viện Kinh tế và Quản lý luôn là nơi đào tạo những nhà quản lý kinh doanh giỏi, là trung tâm tư vấn tin cậy cho các doanh nghiệp và các ngành kinh tế, tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, đưa đất nước tiến vào nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

10.000++

Kỹ sư, cử nhân

7.000++

Thạc sỹ

50++

Tiến sỹ

>90%

Có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp

No. Document Note Decree Decision Circular
86/NĐ-CP Nghị định số 86/NĐ-CP ngày 2/10/2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cở sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2015 đến 2020-2021 Khoản 2 Điều 65 Luật GDDH
73/2015/NĐ-CP Nghị định số 73/2015/NĐ-CP ngày 8/9/2015 quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học Khoản 5 Điều 9 Luật GDDH
99/2014/NĐ-CP Nghị định số 99/2014/NĐ-CP ngày 25/10/2015 quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học. Khoản 1 Điều 42 Luật GDDH
186/NĐ-CP Nghị định số 186/NĐ-CP ngày 17/11/2013 quy định về Đại học quốc gia. Khoản 4 Điều 8 Luật GDDH
143/2013/NĐ-CP Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo Khoản 3 Điều 63 Luật GDDH
141/2013/NĐ-CP Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật GDĐH Điều 63 Luật GDDH
72/2014/QĐ-TTg Quyết định số 72/2014/QĐ-TTg ngày 17/12/2014 Quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác Điều 10 Luật GDDH
70/2014/QĐ-TTg Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 ban hành Điều lệ trường đại học Điều 17 Luật GDDH
26/2014/QĐ-TTg Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg ngày 26/3/2014 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên. Khoản 2 Điều 29 Luật GDDH
66/2013/QĐ-TTg Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 ban hành chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học Khoản 43 Điều 42 Luật GDDH
64/2013/QĐ-TTg Quyết định số 64/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 ban hành điều kiện và thủ tục thành lập hoặc cho phép hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học, học viện. Khoản 17 Luật GDDH
37/2013/QĐ-TTg Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng gia đoạn 2006-2020 Khoản 4 Điều 11 Luật GDDH
24/2015/TT-BGDĐT Thông tư số 24/2015/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 9 năm 2015 ban hành chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học Khoản 53 Điều 52 Luật GDĐH
07/2015/TT-BGDĐT Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 Qui định về khối lượng kiến thức và quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ Khoản 3 Điều 36 Luật GDĐH
04/2015/TTLT-BGDTĐT-BTC Thông tư số 04/2015/TTLT-BGDTĐT-BTC ngày 9/3/2015 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo Khoản 3 Điều 63 Luật GDĐH
03/2015/TT-BGDĐT Thông tư số 03/2015/TT-BGDĐT ngày 26/2/2015 Ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy Khoản 3 Điều 34 Luật GDĐH
01/2015/TT-BGDĐT Thông tư số 01/2015/TT-BGDĐT ngày 15/01/2015 Ban hành điều lệ trường cao đẳng Điều 17 Luật GDĐH
47/2014/TT-BGDĐT Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31/12/2014 về quy định chế độ làm việc đối với giảng viên Luật GDĐH
34/2014/TT-BGDĐT Thông tư số 34/2014/TT-BGDĐT ngày 15/10/2014 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Khoản 3 Điều 36 Luật GDĐH
23/2014/TT-BGDĐT Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18/7/2014 ban hành quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học Khoản 6 Điều 65 Luật GDĐH
15/2014/TT-BGDĐT Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 ban hành quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ Khoản 4 Điều 37 Luật GDĐH
08/2014/TT-BGDĐT Thông tư số 08/2014/TT-BGDĐT ngày 20/3/2014 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học vùng các các cơ sở giáo dục đại học thành viên Khoản 2 Điều 29 Luật GDĐH
20/2013/TT-BGDĐT Thông tư số 20/2013/TT-BGDĐT ngày 6/6/2013 ban hành quy định bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học. Khoản 4 Điều 54 Luật GDĐH
12/2013/TT-BGDĐT Thông tư số 12/2013/TT-BGDĐT ngày 12/4/2013 ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học Khoản 4 Điều 54 Luật GDĐH
11/2013/TT-BGDĐT Thông tư số 11/2013/TT-BGDĐT ngày 29/3/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng BGD & ĐT Khoản 7 Điều 57 Luật GDĐH
62/2012/TT-BGDĐT Thông tư số 62/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 ban hành quy định quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Khoản 3 Điều 52 Luật GDĐH
61/2012/TT-BGDĐT Thông tư số 61/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 ban hành quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Khoản 3 Điều 52 Luật GDĐH
60/2012/TT-BGDĐT Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 ban hành quy định về kiểm định viên chất lượng giáo dục Khoản 3 Điều 52 Luật GDĐH
57/2012/TT-BGDĐT Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27/12/2012 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng BGD & ĐT Khoản 4 Điều 57 Luật GDĐH
37/2012/TT-BGDĐT Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐT ngày 30/10/2012 Sửa đổi, bổ sung một số điều ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường ĐH, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp. Khoản 3 Điều 52 Luật GDĐH

Video liên quan

Chủ Đề