Ngày 26 tháng 11 là ngày gì năm 2024

Ngày 26-11-1974 là ngày khởi công xây dựng cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng ở Hà Nội. Ngày này hơn 60 năm về trước, Bác Hồ căn dặn “Nhờ ai ta có hòa bình? Nhờ người chiến sĩ quên mình vì dân”.

Chuyên mục Ngày này năm xưa số ra ngày 26-11-2021 cũng được Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcast tại đây và video clip trên Chuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm. Một số sự kiện trong nước và quốc tế diễn ra ngày 26-11 Sự kiện trong nước Ngày 26-11-1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh quy định tổ chức ngành thương mại nước ta. Từ đó đến nay, ngành thương mại đã không ngừng phấn đấu, trưởng thành, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước qua các giai đoạn cách mạng, ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân.

Ngày 26-11-1974: Khởi công xây dựng cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng ở Hà Nội. Sau gần 11 năm thi công, đến ngày 9-5-1985 chính thức được khánh thành. Cầu Thăng Long có hai tầng. Tầng dưới, ở giữa là hai tuyến đường sắt (thiết kế theo khổ ray 1.435 mm), hai bên là đường xe thô sơ 3,5 m (có thể chạy ô tô 10 tấn). Tầng trên là đường ô tô rộng 15 m, cho bốn làn xe chạy; hai bên là đường cho người đi bộ rộng 1,5 m. Chiều dài toàn cầu tính theo đường sắt (tầng dưới) hơn 5,5 km, tính theo đường ô-tô (tầng trên) hơn 3,1 km, theo đường xe thô sơ hơn 2,6 km.

Với tổng chiều dài toàn bộ cầu khoảng 10,7 km, cầu Thăng Long là cây cầu dài nhất Việt Nam tính ở thời điểm đó. Phần cầu chính (vượt sông) gồm 15 nhịp dầm thép, khẩu độ mỗi nhịp 112 m. Móng trụ cầu chính đều dùng giếng chính. Phần cầu dẫn ở hai bên bờ đều dùng dầm bê tông dự ứng lực. Các trụ dẫn cầu đều dùng móng cọc ống phi 55 cm. Cầu cũng được áp dụng những công nghệ hiện đại nhất, xứng danh với tên gọi “công trình thế kỷ”, nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam lúc bấy giờ.

Ngày 26-11-1979: Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị số 83CT/TW về việc phát thẻ Đảng viên. Việc phát thẻ Đảng viên là công tác quan trọng, có ý nghĩa giáo dục chính trị sâu sắc để nâng cao hơn nữa ý thức Đảng, tinh thần phấn đấu cách mạng, thúc đẩy cuộc "vận động xây dựng Đảng vững mạnh và trong sạch", đưa công tác đảng viên vào nền nếp, ngăn ngừa kẻ địch và phần tử xấu chui vào Đảng.

Sự kiện quốc tế Ngày 26-11-1924: Đảng Nhân dân Mông Cổ tuyên bố phế bỏ chế độ quân chủ, thành lập Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ.

Ngày 26-11-1789: Lễ Tạ ơn được tiến hành ở quy mô quốc gia tại Hoa Kỳ theo đề nghị Tổng thống George Washington và được Quốc hội phê chuẩn.

Theo dấu chân Người Ngày 26-11-1953: Trong bài trả lời của chủ bút tờ báo Thụy Điển “Expressen”, khi được hỏi: “Nếu một nước trung lập đứng ra dàn xếp để những đại biểu của tư lệnh đối phương được gặp Cụ thì Cụ có nhận không?”, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời: “Sẽ được hoan nghênh, nhưng việc thương lượng đình chiến chủ yếu là một việc giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Chính phủ Pháp”. Thông điệp quan trọng này đó khởi động cho tiến trình dẫn đến Hội nghị Giơnevơ.

Cùng ngày, trong bài báo “Tích cực và nóng nảy” đăng trên báo “Nhân Dân”, Bác phân tích: “Tích cực là gắn liền khí khái cách mạng với tinh thần thực tế. Tích cực thì mọi việc đều thành công. Nóng nảy là một thứ bệnh tiểu tư sản, làm việc mà nóng nảy thì nhất định thất bại”, và kết bằng hai câu thơ: “Tích cực, thì sẽ thành công/ Nóng nảy, kết quả sẽ không ra gì”.

Ngày 26-11-1959: Tham dự Hội nghị Trung ương bàn về đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Bác phát biểu ý kiến lưu ý: “có cải thiện đời sống nhân dân thì đấu tranh thống nhất nước nhà mới thắng lợi”.

Ngày 26-11-1962: Bác dự họp Bộ Chính trị bàn về thu chi tài chính năm 1963 và phát biểu: “Mấy năm nay ta vừa làm vừa học. Điều rất tốt là ta đó thấy được khuyết điểm, thấy được các mặt không cân đối, thấy được sự lãng phí sức người sức của. Nhưng thấy được bệnh rồi, mấy người thầy thuốc phải ngồi lại tìm đơn thuốc mà chữa, chứ cứ nói mãi mà chắp chắp vá vá thì không được. Cần có một số đồng chí cương quyết tìm ra bài thuốc cho bệnh, tìm ra được rồi thì phải cắt thuốc, không thì năm nào cũng nói đi nói lại mãi. Kết quả lớn là thấy được khuyết điểm, nhưng kết quả lớn hơn nữa là phải chữa cho được. Đề nghị Bộ Chính trị cử một số đồng chí ngồi lại, cần thì sáu tháng, hàng tuần dành hẳn mấy ngày làm việc để nghiên cứu tìm ra thuốc đó, phải định những chính sách gì, những kỷ luật gì, đều phải xem xét chu đáo”.

Ngày 26-11-1963: Báo “Nhân Dân” đăng bài “Cần phải tổ chức ngay đội thủy lợi”. Trong đó, Bác đưa ra quan điểm: “Muốn cho nhân dân ăn no, thì phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp. Muốn phát triển tốt nông nghiệp thì phải làm tốt thủy lợi” và kết thúc bằng lời thơ động viên: “Đêm trăng đưa nước tưới đồng/Một tấc nước bạc là trăm bông lúa vàng/Đội thủy lợi phải sẵn sàng/Thủy lợi càng tốt, dân càng ấm no”. Lời Bác dạy ngày này năm xưa “Nhờ ai ta có hòa bình?/Nhờ người chiến sĩ quên mình vì dân”. Câu thơ trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết “Nhờ ai ta có hòa bình”, đăng trên Báo Nhân dân, số 273, ngày 26-11-1954, bút danh “C.B”. Trong bài viết Bác nêu rõ: “Chính nghĩa thắng lợi, hòa bình trở lại, là nhờ toàn dân ta đoàn kết, toàn quân ta Anh hùng. Đồng thời nhờ lực lượng hòa bình thế giới ủng hộ ta. Nhưng cũng nhờ những chiến sĩ Anh hùng đó vui lòng chết để cho Tổ quốc sống, nhân dân sống... và trăm nghìn Anh hùng, liệt sĩ khác đã ung dung làm những việc “Trời đất phải kinh, quỷ thần phải khóc”. Người tuy chết, nhưng tiếng thơm lưu truyền mãi với non sông. Chúng ta cần ghi chép và thường nhắc lại những sự tích ấy, để giáo dục nhân dân ta chịu đựng gian khổ, vượt mọi khó khăn, quyết tâm làm trọn nhiệm vụ xây dựng lại nước nhà. (Hồ Chí Minh Toàn tập - Tập 9, trang 136, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, 2011)

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 là thắng lợi to lớn nhất của quân đội và nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thắng lợi này đã tạo một bước ngoặt quan trọng trên con đường phát triển của cách mạng Việt Nam, đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt sự đô hộ của thực dân Pháp; miền Bắc được giải phóng, bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo cơ sở, hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975.

Bước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Quân đội ta tiếp tục phát huy bản chất cách mạng, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”. Quân đội xác định nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh được xác định là nhiệm vụ chiến đấu của Quân đội thời bình. Thực tế cho thấy để hoàn thành nhiệm vụ chính trị quan trọng này, cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta phải đổ biết bao mồ hôi, công sức và hy sinh cả tính mạng. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội lên đường làm nhiệm vụ không hề do dự, tính toán thiệt hơn. Mặc dù hậu phương, gia đình cũng ngổn ngang những vất vả, lo toan, nhưng cán bộ, chiến sĩ Quân đội vẫn để lại mẹ già, cha yếu, con thơ, gác quyền lợi riêng để lên đường vì nhiệm vụ chung, chiến đấu với đại dịch, bảo vệ tính mạng, sức khỏe nhân dân.

Thấm nhuần lời dạy của Người và đạo lý nhân văn có từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cùng với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, các cơ quan, các đơn vị và cá nhân nhà hảo tâm đã tích cực tham gia các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng" với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực bằng những việc làm đầy trách nhiệm và nghĩa tình. Các phong trào đó đã nhận được sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của toàn xã hội, trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, góp phần quan trọng vào việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, trách nhiệm xã hội, khơi dậy và bồi đắp những giá trị nhân ái của mỗi người Việt Nam.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Ngày này năm 1964, trang 2 Báo Quân đội nhân số 1441 đăng lời Huấn thị của Hồ Chủ tịch tại Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn quân năm 1964 “Phải thấm nhuần tinh thần làm chủ, cần kiệm xây dựng quân đội, phải tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để tự cải thiện mức sống của mình và giảm nhẹ sự đóng góp của đồng bào. Đồng thời phải nghiêm khắc chống tham ô, lãng phí”.

HUY ĐÔNG (tổng hợp)

Ngày 26 tháng 11 là ngày gì năm 2024

Ngày 25-11-1945: Chỉ thị “Kháng chiến và kiến quốc” - Tầm nhìn chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đất nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Để giải quyết tình hình “thù trong, giặc ngoài”. Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra Chỉ thị "Kháng chiến và kiến quốc" ngày 25-11-1945.

Ngày 26 tháng 11 là ngày gì năm 2024

Ngày 24-11-1946: Bác Hồ nói gì về văn hóa tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất?

Ngày 24-11-1946, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.

Ngày 26 tháng 11 là ngày gì năm 2024

Ngày 23-11-1965: Ngày truyền thống Sư đoàn 5, Quân khu 7

Ngày 23-11-1965, tại vùng núi Mây Tàu (thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Sư đoàn Bộ binh 5 - Quân khu 7 được thành lập.

Ngày 26 tháng 11 âm lịch năm 2023 là ngày gì?

Dương lịch: 26/11/2023. Âm lịch: 14/10/2023. Nhằm ngày: Bạch hổ hắc đạo. Xét về can chi, hôm nay là ngày Mậu Tý, tháng Quý Hợi, năm Quý Mão thuộc tiết khí Tiểu Tuyết.

Ngày 26 tháng 11 có gì đặc biệt?

26/11/2008, tấn công khủng bố tại Mumbai do tổ chức Lashkar-e-Taiba thực hiện, gây chấn động lớn tại Ấn Độ. 26/11/1924, Mông Cổ tuyên bố chế độ quân chủ và thành lập Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ. 26/11/1789, lễ Tạ ơn quốc gia tại Hoa Kỳ, dịp để tri ân thành tựu đất nước.

26 11 là ngày gì ở Việt Nam?

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước và ngành Công Thương; các sự kiện quốc tế và sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 26/11. Ngày 26/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh quy định tổ chức ngành Thương mại nước ta.

Ngày 26 tháng 11 là ngày bao nhiêu âm?

Dương lịch: Chủ Nhật, ngày 26/11/2023. Âm lịch: 14/10/2023 tức ngày Mậu Tý, tháng Quý Hợi, năm Quý Mão.