Nghệ thuật vị nghệ thuật là gì năm 2024

, bạn Khôi sau này có thể cop paste ít thôi =.=, or viết ngắn gọn lại tí, chớ như tôi vào đây lúc sáng, tưởng là cái topic bàn luận cũ, ai ngờ là một topic mới mà bài dài quá ko thèm đọc out ra luôn, giờ vào có ng nói tôi mới đọc và muốn cm chút. Tôi thì quen viết rông dài rồi, có điều mở topic thì ko dài bao giờ, đối tượng của tôi cũng chỉ là những ng thật sự đang suy nghĩ để reply, chắc các bạn sẽ đọc bài tôi thôi

Trước tiên là về bài viết của bác nào đó trên kia, tôi nghĩ rằng bác ta hơi khập khiễng trong so sánh. Tôi ko luận bàn về tài năng của các vị thời đó, chỉ xét nó trên hoàn cảnh lúc các vị ấy đang còn tâm hồn thơ văn. Ko thể ko ví dụ Nam Cao trước và sau thời điểm 1945 đc khi đó là 2 giai đoạn khác nhau của cuộc đời nhà văn. Trước 45, Nam Cao tập trung vào các tầng lớp tri thức nghèo hay thực trạng của miền quên VN lên án xã hội trc, sau 45 ông đến với CM, và chủ trương là đặt mục tiêu dân tộc làm đầu, các tác phẩm bắt đầu có hơi thở thời cuộc và nhân vật của ông có những hướng đi mới. Và với ngòi bút hiện thực sâu sắc, tuyên ngôn về nghệ thuật của Nam Cao rất rõ ràng "...nghệ thuật không cần là ánh là ánh trăng lừa dối,nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thế chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than". Do đó tư tưởng nhân đạo của ông ko hề bị giảm đi. Hỏi vì sao những thực tế nhân vật của các nhà văn trước lại khác nhau thế và sau đó thì giống nhau đến lạ. Ko, ko phải, theo tôi, họ đều giống nhau. Chả phải trước đó những cùng đinh đều phải chịu cái số phận trói chặt vào, để rồi mỗi người một đâm đầu vào một ngõ hẻm riêng biệt, cùng chịu chung cái xiềng nô lệ muốn vùng lên mà đang thiếu cái cách mạng dẫn đường. Sau đó thì chả phải cách mạng như ngọn đèn soi sáng lí tưởng? Mỗi ng sẽ một cái gốc khác nhau, chả phải rồi họ cũng đều theo CM, gần như là thế. Nhưng đó chỉ là những cá nhân, đi theo CM nhưng họ là những cá biệt riêng, ko phải vì thế mà họ giống nhau trong hành động suy nghĩ, tư tưởng chung của họ tôi nghĩ là như nhau

Tiếp, hỏi là vị nhân sinh hay vị nghệ thuật. Tôi những tưởng câu hỏi này ko đáng nêu ra. Viết cho hay, mang đầy tính nghệ thuật, nào tu từ dùng thế này, so sánh thê kia, phải ẩn dụ như vậy ko phải là những câu hỏi trong đầu của các nhà văn khi cầm bút chứ. Chẳng lẽ họ lại nghĩ là mình phải viết thế này để sau ng ta phân tích sẽ thấy mình tài năng ?? Và ko lẽ, viết cho hay đơn giản chỉ để cho ng ta biết tuyệt vời hay chỉ để mỗi mình thấy hay là đủ? Như vậy chả lẽ lại ko phải là vì con người? Ko phải là một nhu cầu nhân sinh hay sao? Tôi ko phân biệt văn học vị nhân sinh hay vị nghệ thuật, các vị đi trước đã đàm nhiều rồi, hậu bối tôi chỉ đứng ngoài cuộc thôi. Ko dám nói là tôi đang cười nhạt về sự phân chia, nhưng mà tôi cười thật, như tôi ngẫm thì nhiều thứ ko đáng để phải nghĩ đâu. Thử đặt những Nam Cao vào thời đại chống Mỹ thử xem, Nam Cao sẽ viết đc như Nguyễn Minh Châu hay cho Phạm Tiến Duật về lại trước 45 xem ông viết đc như Thế Lữ. Và ko lẽ, đang đấu tranh chống ngoại xâm, chúng ta lại để các hồn thơ nhắc nhở đến những quê nhà, những tình yêu rung động để lòng quân nao núng? Ko, chúng ta đang cần những tác phẩm mang tính cổ động, và dùng từ tuyên truyền cũng chẳng sao. Ko thể giữ đc cho mọi tâm hồn rung động viết về những cá nhân tư tưởng lớn đc, tức là ko thiếu những văn thơ viết ra chỉ cho cá nhân, cho những rung động nhẹ nhàng sâu lắng, nhưng đặt trong cái hoàn cảnh chiến tranh, nó sẽ có tác dụng tốt? Có lẽ, nếu ko cấm đoán chúng thì rồi ta cũng sẽ giành đc độc lập thôi, chả vấn đề, nhưng chiên tranh kết thúc cách đây 10 năm thì tốt hơn là giờ chúng ta vẫn cầm súng? " Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, đâm mấy thằng gian bút chẳng tà ". Văn thơ có sức mạnh to lớn đến vậy mà ko sử dụng cho mục đích cao cả hơn đc hay sao? Như chính Nam Cao, qua tác phẩm nhật ký ở rừng năm 48, cũng đã thể hiện cái quan niệm hy sinh cái lợi nhỏ trước mắt để hướng tới tương lai, " góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này là chính để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn". Tất nhiên, ko phải ai cũng có thể nghĩ đc điều đó, do vậy tôi chẳng có ý kiến nếu có cái gọi là cấm đoán lúc đó.

Về Bác Hồ, Bác viết những vần thơ đó lên có bao giờ là để tôn thờ cái nghệ thuật lên đâu. Mà có tôn nghệ thuật lên, thì cũng cần có đối tượng để cảm nhận nó chứ nghệ thuật mà ko đc con ng biết đến thì bằng thừa à? Tôi nghĩ, có bao giờ Bác tự nhận mình là nhà thơ đâu, chỉ là làm được gì cho nước, cho non thì làm thôi. Như những bài chúc Tết các năm, giọng Bác qua radio những dòng thơ dễ nhớ dễ thuộc cứ thế len vào từng căn nhà ngóc ngách, ai cũng thuộc cũng biết, chả phải tốt sao? Ôi, vị cái gì chứ, thời đại ko sinh ra nổi những cái tên thiên tài thì đâu cần sáng tạo ra những kẻ vô danh cố gắng viết kiếm chút đồng tiền, khi mới nổi lên tí đã bị thằng khác hay hơn xô ngã? Dù sao thì cũng cần họ để biết họ chả ra gì và có những cái mốc để so sánh thôi

Bàn với congchualolem_b và phamminhkhoi

Tôi thấy thế này. Nếu như đã chia ra nghệ thuật và nhân sinh, thì kiểu gì giữa chúng cũng có một ranh giới, mà đã là ranh giới, có cái ranh giới nào ko mong manh đâu ], sao cứ nói đến ranh giới là lại cứ thêm chữ mong manh vào :-j. Về Truyện Kiều - Nguyễn Du, tôi mới chỉ đọc đúng một lần duy nhất toàn bộ tác phẩm, các đoạn trích trong sách tôi chả hứng đọc bao giờ, và tôi thấy thì về nội dung thì dù ko đc như mong muốn nhưng ko tệ, về nghệ thuật thì ngôn từ bác học quá, đọc hết các chú thích mà cũng ko hiểu nhiều lắm . Độc đáo ở đây tôi thấy nó là một truyện viết bằng thơ, lại là lục bát, thời đại này ko xét tới bản quyền :-j, dùng ngôn ngữ thật là tuyệt. Tôi nghĩ đó là cái thiên tài của Nguyễn Du vậy. Còn tư tưởng, nó cũng vị nhân sinh đấy chăng, sao lại nói rằng chưa phải lẽ chỉ vì nó chưa đủ sức xuyên phá tư tưởng đang ngự trị thời đại? Ko lẽ nói rằng tôi sút quả bóng ra ngoài khung thành đồng nghĩa với việc tôi ko sút bóng? Ko, tôi đã cố gắng nhưng tôi sút ko vào. Cũng như vậy, Nguyễn Du có thể nói là đang cố gắng chứ, có điều ko qua nổi, vì nó quá dày. Chẳng sao, tôi cho là nhân sinh. Hai bạn nếu tranh luận về điểm này hãy ý kiến rõ là về điều gì . Có cái đề gì hồi cấp 3 nghị luận về một câu nói, văn chương chú trọng con ng là văn chương đáng thờ, còn chú trọng văn chương là ko đáng thờ. Như cái câu này cấp 3 cứ phải viết theo ý tác giả, cơ mà như bây giờ thì tôi nói văn chương vì văn chương là khái niệm ko tồn tại, chả có cái văn chương nào như vậy cả, vì văn chương nhưng ko có ng đọc thì chả ra cái ý nghĩa j :-j. Tôi là tôi thích câu này của congchualolem_b "nhưng đặt ngược lại, nghệ thuật vị nghệ thuật thì hương vị của nó k thấm đc vào mùi đời, giống như món ăn hoa mỹ cao sang, tuy quyền quý nhưng chẳng ai dám chạm vào ". Nghệ thuật phải có đối tượng thưởng thức chứ, vì gì thì cuối cùng cũng cần người đọc :|.

Tôi là tôi khá thích đọc truyện, nhưng thích đc ngẫm một mình cơ, chả thích cái kiểu ng ta nói " tác giả ẩn dụ ở đây ý muốn nói lên tinh thần ... " gì gì đó, sáo lắm, các bác là nhà văn hay sao mà rõ nhà văn muốn nói cái gì?

Tôi là tôi cũng thích spam thế này lắm, vừa vui lại thi thoảng gặp cạ cãi nhau sướng

.

Nghệ thuật vị nghệ thuật nghệ thuật vị nhân sinh là câu nói của ai?

Đó là ý nghĩa của “Nghệ thuật vị nghệ thuật”. Cách đây 120 năm, văn hào Ái-nhĩ-lan Oscar Wilde [1854 – 1900] từng viết: “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả duy nhất của một khí chất duy nhất. Vẻ đẹp của nó xuất phát từ một thực tế rằng tác giả của nó chính là anh ta.

Nghệ thuật vị nghệ thuật tiếng Anh là gì?

“Nghệ thuật vị nghệ thuật” [ L'art pour l'art ] – câu tuyên ngôn của tác giả người Pháp Théophile Gautier [1811-1872], đã trở thành tên gọi chung cho trường phái chủ trương nghệ thuật độc lập khỏi các vấn đề xã hội, chính trị và người nghệ sĩ khước từ vai trò đấu tranh xã hội của mình.

Vị nhân sinh là gì?

Như vậy, “vị nhân sinh” và “vị dân sinh” đều có nghĩa chung là vì cuộc sống của con người, lấy cuộc sống con người làm tôn chỉ, làm mục đích để hình thành những ý tưởng và phát triển những hoạt động.

Trong văn học nghệ thuật là gì?

Nghệ thuật là quá trình sáng tạo trong mọi hoạt động, nhằm tạo ra các sản phẩm mang giá trị to lớn về tư tưởng, tinh thần, nhân văn và thẩm mỹ. Những sản phẩm này có thể là vật thể hoặc phi vật thể, nhưng đều chứa đựng sự ảnh hưởng sâu sắc đến cảm xúc của con người và tinh thần của khán giả khi thưởng thức nghệ thuật.

Chủ Đề