Nghị ddimhj 150 hướng dẫn thi hành pháp lệnh ccb

[Bqp.vn] - Ngày 24/11/2016, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 157/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh.

Theo đó, Nghị định số 157/2016/NĐ-CP đã bổ sung thêm đối tượng cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc vào điểm b, điểm c khoản 3 Điều 2 của Nghị định số 150/2006/NĐ-CP như sau:

Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Bắc từ ngày 27/01/1973 trở về trước [ngày ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc], đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.

Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích ở miền Nam từ ngày 30/4/1975 trở về trước, đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu theo sự quản lý, phân công hoặc giao nhiệm vụ của tổ chức, cơ sở cách mạng có thẩm quyền.

Bổ sung vào điểm a, điểm b khoản 5 Điều 2 của Nghị định số 150/2006/NĐ-CP như sau:

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền sau ngày 30/4/1975.

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành.

Quyền lợi của Cựu chiến binh thuộc diện nghèo tại khoản 6, khoản 7, khoản 9 Điều 5 của Nghị định số 150/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước hoặc tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, khi từ trần được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.

Cựu chiến binh cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập khi hết tuổi lao động được Hội Cựu chiến binh cơ sở đề nghị, chính quyền địa phương xác nhận thì được ưu tiên tiếp nhận vào nuôi dưỡng, chăm sóc tại các trung tâm nuôi dưỡng của xã hội; cựu chiến binh được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

Cựu chiến binh trong các cơ quan làm công tác Hội Cựu chiến binh được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định hiện hành, được tham gia thi tuyển vào các trường đào tạo của trung ương, địa phương để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Hội. Kinh phí đào tạo do ngân sách nhà nước bảo đảm theo chế độ đào tạo cán bộ, công chức hiện hành.

LSO- Cựu chiến binh là những người một thời vào sinh ra tử, chiến đấu quên mình để giành lại độc lập tự do của Tổ quốc, giải phóng nước nhà, mang lại cuộc sống hòa bình cho nhân dân. Từ lửa đạn bước ra, trở về với cuộc sống đời thường, những người chiến sĩ ấy gặp không ít khó khăn. Để ghi nhận công lao và đóng góp của họ, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chế độ chính sách để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CCB, giúp họ ổn định cuộc sống. Tiêu biểu là Nghị định 150/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12/12/2006, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh CCB. Việc thực hiện tốt nghị định này đã tạo tiền đề cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cán bộ, hội viên CCB như: cấp thẻ BHYT, chế độ mai táng phí cho CCB từ trần, chế độ trợ cấp đối với cán bộ khi thôi công tác hội… Cựu chiến binh huyện Cao Lộc tham gia tập huấn công tác hộiNhận thức được tầm...

LSO- Cựu chiến binh là những người một thời vào sinh ra tử, chiến đấu quên mình để giành lại độc lập tự do của Tổ quốc, giải phóng nước nhà, mang lại cuộc sống hòa bình cho nhân dân. Từ lửa đạn bước ra, trở về với cuộc sống đời thường, những người chiến sĩ ấy gặp không ít khó khăn. Để ghi nhận công lao và đóng góp của họ, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chế độ chính sách để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CCB, giúp họ ổn định cuộc sống. Tiêu biểu là Nghị định 150/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12/12/2006, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh CCB. Việc thực hiện tốt nghị định này đã tạo tiền đề cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cán bộ, hội viên CCB như: cấp thẻ BHYT, chế độ mai táng phí cho CCB từ trần, chế độ trợ cấp đối với cán bộ khi thôi công tác hội…

Cựu chiến binh huyện Cao Lộc tham gia tập huấn công tác hội

Nhận thức được tầm quan trọng của Nghị định, thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp hội CCB xây dựng chương trình hành động, đồng thời chỉ đạo HĐND, UBND tỉnh giao cho sở, ban ngành chức năng có liên quan phối hợp chặt chẽ với Hội CCB tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai Pháp lệnh CCB, Nghị định 150, các văn bản liên quan và nhanh chóng tổ chức thực hiện để sớm đưa nghị định đi vào cuộc sống. Trong quá trình tổ chức thực hiện, hội CCB các cấp đã làm tốt công tác tuyên truyền Pháp lệnh CCB, Nghị định 150 và các Thông tư hướng dẫn đến các hội cơ sở, hội viên, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể một cách chặt chẽ, thống nhất và có hiệu quả. Các cấp hội CCB cùng với cơ quan chức năng đã hướng dẫn cho hội viên CCB kê khai theo đúng mẫu hướng dẫn. Hội cơ sở đã trực tiếp tham gia xét duyệt hồ sơ của các đối tượng và chịu trách nhiệm trước cấp ủy, chính quyền về nội dung xét duyệt. Sau khi xét duyệt hồ sơ, hội CCB cấp huyện và tương đương đã chủ động phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ của các đối tượng đảm bảo đúng tiến độ, thời gian theo quy định. Dựa trên cơ sở những hồ sơ này, Sở Lao động – Thương binh & Xã hội tổng hợp, lập danh sách trình lên UBND tỉnh ký quyết định, thực hiện chi trả các chế độ, chính sách cho CCB nhanh chóng, kịp thời. Quá trình triển khai thực hiện nghị định luôn được đảm bảo công khai, dân chủ và đúng pháp luật, đảm bảo đúng, đủ quyền lợi cho các đối tượng, không để xảy ra sai sót. Cùng với đó, Hội CCB tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy chính quyền huyện, thành phố trong việc xây dựng, củng cố tổ chức hội và phát triển hội viên. Đồng thời tổng hợp báo cáo những kiến nghị, đề nghị của các cấp hội và hội viên để Trung ương Hội CCB Việt Nam có văn bản hiệp y với các bộ, ngành hướng dẫn chỉ đạo ngành dọc tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định 150 của Chính phủ.

Sau 5 năm Nghị định đi vào cuộc sống, nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, các cấp hội CCB, cán bộ, hội viên và nhân dân về vị trí của hội CCB và vai trò của CCB có chuyển biến rõ rệt. Tổ chức bộ máy cơ quan hội CCB tỉnh được kiện toàn [với 13 tổ chức hội trực thuộc] đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ, thực hiện tốt chức năng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng, hợp pháp của CCB. Các chế độ, chính sách đối với hội viên CCB được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Từ năm 2007 đến nay có 37.185 hội viên CCB được cấp thẻ BHYT; 36 hội viên nhiễm chất độc da cam đi điều dưỡng tại làng Hữu nghị Hội CCB Việt Nam; 100% cán bộ hội được chi trả trợ cấp khi thôi công tác hội; 82 cán bộ [Khối 487] được hưởng phụ cấp trách nhiệm; tổ chức lễ tang cho 618 trường hợp CCB từ trần với số tiền hơn 4 tỷ đồng…

Chủ Đề