Ngực đau bao lâu thì có kinh

Vú căng đau và trở nên nhạy cảm vào trước ngày đèn đỏ là hiện tượng phổ biến ở rất nhiều phụ nữ. Đây là một trong nhóm các triệu chứng xảy ra trước khi có kinh nguyệt, được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt.

Nội dung chính của bài viết:

  • Sự dao động nồng độ hormone [nội tiết tố] là nguyên nhân gây nên triệu chứng vú căng đau và nhạy cảm trước khi đến kỳ. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường ở phụ nữ. 
  • Tuy nhiên, vú căng đau cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh u sợi tuyến vú hay thay đổi sợi bọc tuyến vú. 
  • Triệu chứng ngực căng đau và nhạy cảm trước khi có kinh nguyệt có thể được khắc phục một cách dễ dàng bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà và dùng thuốc nếu cần thiết.
  • Nếu đã áp dụng các biện pháp này và dùng thuốc mà triệu chứng vẫn không đỡ thì nên đi khám bác sĩ để được tư vấn các biện pháp điều trị khác.

Nguyên nhân

Sự dao động nồng độ hormone [nội tiết tố] là nguyên nhân gây nên triệu chứng vú căng đau và nhạy cảm trước khi đến kỳ. Nồng độ hormone tăng và giảm theo từng giai đoạn trong suốt chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Thời gian chính xác diễn ra sự thay đổi nội tiết tố ở mỗi phụ nữ là khác nhau. Hormone estrogen làm cho các ống dẫn sữa mở rộng. Sự tăng sản sinh progesterone làm cho các tuyến vú bị sưng lên. Cả hai điều này đều góp phần làm cho vú bị sưng đau khi gần đến ngày đèn đỏ.

Cả estrogen và progesterone đều tăng trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, có nghĩa là khoảng ngày thứ 14 đến 28 trong chu kỳ 28 ngày. Nồng độ estrogen đạt đỉnh ở giữa chu kỳ trong khi mức progesterone tăng cao trong khoảng một tuần trước khi có kinh nguyệt.

Các loại thuốc có chứa estrogen cũng có thể gây ra những hiện tượng ở ngực như đau, nhạy cảm và sưng.

Biểu hiện

Những thay đổi tiền kinh nguyệt sẽ khiến cho hai bên ngực căng lên, đau tức hoặc trở nên nhạy cảm và nặng nề. Mô vú cũng sẽ có cảm giác chắc hơn khi chạm vào. Những hiện tượng này thường xuất hiện từ khoảng một tuần trước kỳ kinh và biến mất gần như ngay lập tức khi bắt đầu hiện tượng ra máu. Trong hầu hết các trường hợp thì cơn đau đều không quá nghiêm trọng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, triệu chứng căng đau ở vú còn ảnh hưởng đến thói quen hàng ngày và không phải lúc nào cũng có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

Do sự thay đổi tự nhiên trong nồng độ hormone diễn ra khi theo tuổi tác, hiện tượng vú căng đau thường giảm dần khi đến tuổi mãn kinh. Ngoài ra, các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gần giống với các dấu hiệu sớm của thai kỳ.

Tìm hiểu cách phân biệt hội chứng tiền kinh nguyệt và dấu hiệu sớm của thai kỳ tại đây.

Khi nào cần đi khám?

Khi bạn nhận thấy ngực đột nhiên có thay đổi bất thường hoặc cảm thấy lo lắng thì nên đi khám bác sĩ. Mặc dù hầu hết các thay đổi ở bộ ngực xảy ra trước khi có kinh nguyệt đều là bình thường và vô hại nhưng đôi khi, những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Cần đi khám ngay nếu bạn nhận thấy:

  • có khối u mới trong vú hoặc khối u có sự thay đổi [ví dụ như to lên]
  • có dịch tiết ra từ núm vú, đặc biệt là khi dịch tiết ra có màu nâu hoặc lẫn máu
  • tình trạng đau vú nghiêm trọng đến mức gây ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc việc sinh hoạt hàng ngày
  • khối u chỉ có ở một bên vú

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và hỏi thêm thông tin về các triệu chứng.

Khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ sờ nắn để phát hiện khối u và đánh giá đặc điểm của khối u. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn cách tự khám vú tại nhà.

Nếu phát hiện thấy bất kỳ sự thay đổi bất thường nào thì bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang tuyến vú [hoặc siêu âm với những người dưới 35 tuổi]. Chụp X-quang tuyến vú là phương pháp sử dụng tia X để quan sát bên trong vú. Trong quá trình thực hiện, vú được đặt ở giữa bảng chụp X-quang và tấm nhựa rồi ép lại để có thể cho ra hình ảnh rõ nét. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh này sẽ hơi gây đau và khó chịu trong thời gian ngắn. Một số trường hợp sẽ cần đến phương pháp sinh thiết [lấy mẫu mô từ khối u trong vú] nếu như bác sĩ nghi ngờ là khối u ác tính [ung thư].

Biện pháp khắc phục

Hiện tượng vú căng đau trước khi có kinh nguyệt có thể được khắc phục một cách đơn giản bằng các loại thuốc kháng viêm không steroid [NSAID] không kê đơn, ví dụ như:

  • acetaminophen
  • ibuprofen
  • natri naproxen

Những loại thuốc này còn có tác dụng giảm triệu chứng đau bụng kinh và các cơn đau khác trước hoặc trong ngày đèn đỏ.

Những người mà ngực bị căng đau ở mức độ từ vừa đến nặng thì nên đi khám để được hướng dẫn phương pháp điều trị tốt nhất. Thuốc lợi tiểu có thể làm giảm tình trạng sưng, đau và giữ nước. Tuy nhiên, thuốc lợi tiểu sẽ làm tăng lượng nước tiểu và tăng nguy cơ mất nước. Do đó, cần sử dụng các loại thuốc này một cách cẩn thận theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Các biện pháp tránh thai nội tiết, ví dụ như thuốc tránh thai đường uống, cũng có thể làm dịu các triệu chứng ở ngực xảy ra trước khi đến kỳ. Có thể hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc này nếu ngực có cảm giác căng tức, đau dữ dội mỗi khi hành kinh và chưa có ý định mang thai trong tương lai gần.

Nếu cơn đau quá nghiêm trọng thì bác sĩ có thể chỉ định dùng Danazol – một loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung và các triệu chứng của bệnh u sợi tuyến vú. Thuốc này có đi kèm một số tác dụng phụ nghiêm trọng vì vậy chỉ nên sử dụng cho những trường hợp mà các phương pháp điều trị khác đều không hiệu quả.

Thay đổi thói quen sống

Một số thay đổi trong thói quen sống cũng có thể giúp khắc phục tình trạng ngực căng đau tiền kinh nguyệt. Ví dụ, có thể mặc áo ngực thể thao để nâng đỡ cho bộ ngực khi các triệu chứng quá nặng. Bạn cũng có thể mặc áo ngực vào ban đêm để hỗ trợ thêm trong khi ngủ.

Chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng đến triệu chứng tiền kinh nguyệt, bao gồm cả hiện tượng v căng đau và nhạy cảm. Caffeine, rượu và các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, muối có thể làm tăng sự khó chịu. Do đó, nên giảm hoặc loại bỏ các loại thực phẩm, đồ uống này khỏi chế độ ăn uống trong một hoặc hai tuần trước khi có kinh nguyệt để kiểm soát hoặc ngăn ngừa các triệu chứng.

Một số loại vitamin và khoáng chất cũng có thể giúp giảm đau vú và các triệu chứng tiền kinh nguyệt liên quan. Các chuyên gia khuyến nghị phụ nữ nên tiêu thụ 400 IU [đơn vị quốc tế] vitamin E và 400mg magiê hàng ngày để làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều các chất dinh dưỡng này trong chế độ ăn, chẳng hạn như:

  • Đậu phộng
  • Các loại dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu ngô, dầu hạt cải, dầu đậu nành
  • Rau lá xanh thẫm
  • Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó
  • Cà rốt
  • Chuối
  • Yến mạch
  • Quả bơ
  • Gạo lức
  • Chocolate đen
  • Đậu phụ
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Các loại cá béo như cá hồi

Ngoài ra, cũng có thể dùng các loại viên uống bổ sung.

Tự kiểm tra tại nhà cũng có thể giúp bạn theo dõi bất sự thay đổi nào trong mô vú. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ [American Cancer Society - ACS], phụ nữ trong độ tuổi từ 20 và 30 nên tự kiểm tra vú mỗi tháng một lần, thường là sau thời gian có kinh nguyệt, khi không bị hoặc chỉ bị căng đau ở mức độ tối thiểu. Phụ nữ được khuyến nghị nên chụp X-quang tuyến vú sau 45 tuổi hoặc cũng có thể cân nhắc tiến hành sớm hơn. Với những người có nguy cơ thấp thì có thể chụp X-quang tuyến vú hai năm một lần hoặc lâu hơn.

Thói quen tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp cải thiện triệu chứng căng đau vú, đau bụng và mệt mỏi của hội chứng tiền kinh nguyệt.

• Giảm lượng chất béo không lành mạnh: Bạn nên xây dựng chế độ ăn ít chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa. Điều này sẽ giúp làm giảm nồng độ estrogen và cải thiện tình trạng căng tức ngực trước kỳ kinh.

Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hóa thường được tìm thấy trong các loại thịt đỏ, các sản phẩm từ bơ sữa hay các thực phẩm chứa nhiều dầu và mỡ từ động vật.

• Ăn thực phẩm bổ dưỡng: Trong giai đoạn hành kinh, bạn nên bổ sung cho cơ thể những sản phẩm từ cá. Đồng thời, bạn cũng nên ăn các loại đậu, các loại hạt, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, dầu ô liu, dầu hoa anh thảo, dầu hạt đen và dầu lưu ly.

• Bổ sung vitamin: Bạn có thể sử dụng một số loại vitamin đã được các bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng ở mức vừa phải để giảm đau ngực là vitamin E, vitamin B6. Những thực phẩm có chứa hai loại vitamin này là cải cầu vồng, cây cải cay, cải bó xôi, củ cải xanh, cải xoăn, các loại trái cây, các loại hạt và đậu…

5. Tập thể dục nhẹ nhàng

Để giảm tình trạng đau ngực trước kỳ kinh, bạn cũng có thể tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, tập yoga hay hít thở. Tập yoga hay hít thở sâu sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng như căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, đau đớn… Thói quen đi bộ cũng giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm và tăng cường hệ miễn dịch giúp bạn khỏe mạnh.

Bạn lưu ý không nên tập thể dục quá sức vào những ngày đau ngực như tập cardio cường độ cao, chạy bộ nhanh… Những hoạt động này sẽ làm gia tăng tình trạng mệt mỏi của cơ thể.

6. Dành thời gian thư giãn toàn thân

Khi mệt mỏi do sắp có kinh, bạn nên để cơ thể được thư giãn để tái tạo lại năng lượng. Những liệu pháp giúp thư giãn toàn thân là tắm nước ấm, xông hơi hoặc đi spa.

Bạn cũng nên sắp xếp công việc để bản thân không bị stress và ngủ đủ giấc để cơ thể không bị quá kiệt sức vào những ngày sắp có kinh.

Hy vọng qua 6 gợi ý tự nhiên này, các chị em đã có câu trả lời cho câu hỏi “bị tức ngực làm sao cho hết?”. Tình trạng đau ngực trước kỳ kinh sẽ giảm thiểu phần nào nếu bạn biết chăm sóc bản thân đúng cách. Bạn nên ghi chép lại cẩn thận chu kỳ kinh nguyệt của mình để xác định bạn có đang bị đau ngực do hành kinh hay không. Nếu thấy ngực hoặc cơ thể có những biểu hiện khác bất thường khi không nằm trong chu kỳ kinh thì bạn nên tìm đến các bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị sớm nhé.

Video liên quan

Chủ Đề