Người ta dựa vào chỉ số gì để đánh giá mức độ ô nhiễm sinh học nguồn nước

1. Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước thường gặp

1.1. Màu sắc

Nước có độ màu cao là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng ô nhiễm, sự có mặt của một số kim loại [Sắt, Mangan], tảo, than bùn và các chất thải công nghiệp làm cho nước có màu.

- Màu vàng của hợp chất sắt và mangan.

- Màu xanh của tảo, hợp chất hữu cơ.

- Nước có độ màu cao thường gây khó chịu về mặt cảm quan. Thông thường, nước ngầm vừa bơm lên trong, không màu, tuy nhiên khi tiếp xúc với không khí một thời gian sẽ xuất hiện các phản ứng oxy hóa sắt và mangan thành hydroxyt sắt và hydroxyt mangan kết tủa làm nước có màu.

- Tùy theo màu sắc của nước có thể đánh giá mức độ và nguyên nhân ô nhiêm nước, trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp xử lýhiệu quả: clo hóa sơ bộ; keo tụ tạo bông; lắng lọc.

1.2. Mùi vị

Nước có mùi vị lạ gây cảm giác khó chịu, nước ngầm có mùi hôi nguyên nhân là do các túi khì trong lòng đất được bơm lên theo dòng nước [mùi bùn đất] hoặc do nguồn nước thải, sự phân hủy chất hữu cơ ở khu vực xung quanh thấm vào mạch nước ngầm [mùi trứng thối], cũng có thể do trong nguồn nước có các ion sắt, mangan gây mùi tanh.

Để xử lý mùi của nước có thể dùng phương pháp hấp phụ bằng than hoạt tính; hoặc nếu mùi tanh do sắt, thì có thể sau khi khử sắt tạo kết tủa, thì mùi tanh cũng sẽ giảm hoặc biến mất.

1.3. Độ đục

Độ đục biểu thị hàm lượng các chất lơ lững trong nước [chất keo, đất sét, tảo, vi sinh vật...]. Nước đục gây khó chịu cho người sử dụng; và thông thường nước đục kèm theo có vi sinh.

Các phương pháp lắng, lọc có thể làm giảm độ đục trong nước.

1.4. Độ PH

Độ pH cho biết được tình trung tính của nước, hay nước mang tính a-xít hoặc tính kiềm.

Độ pH thấp về cơ bản không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, pH thấp làm tăng tính axit trong nước, làm ăn mòn kim loại trên đường ống, vật chứa và tích lũycác ion kim loại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm mau hỏng vải, quần áo khi giặt... Mặt khác, pH thấp còn gây ngứa khi tắm gội, gây hỏng men răng và có thể tạo điều kiệnxuất hiện các bệnh ngoài da.

Độ pH thấp do nguồn nước ngầm ở điều kiện yếm khí, sự phân hủy các chất hữu cơ trong đất hòa tan CO2 làm pH nước giảm. Trong điều kiện tiếp xúc với oxy có thể nâng PH đồng thởi khử sắt. Để nâng độ pH trong nước, cần làm thoáng nước bằng giàn mưa. Tại hộ dân co thể thiết kế dàn mưa đơn giản mục đích là sử dụng nguồn oxy trong không khí để oxy hóa sắt [Fe] và Mangan [Mn] tạo kết tủa [Fe2+ Fe3+; Mn2+ Mn4+]. Ngoài ra còn loại trừ CO2 trong nước nhằm nâng cao pH đẩy nhanh quá trình oxy hóa và thủy phân kim loại. Phương pháp dùng giàn mưa vừa giúp nâng cao pH, vừa giúp tạo kết tủa và loại bỏ sắt và mangan.

1.5. Hàm lượng sắt tổng số

Trong cơ thể người, sắt là thành phần nguyên tố liên kết các tổ hợp hem và protein tạo nên hemoglobin giúp chuyên chở oxy, sắt còn tham gia quá trình oxy hóa khử.

Về cơ bản sắt hòa tan trong nước là sắt 2 [Fe2+] sẽ gây cho nước có mùi tanh rất khó chịu. Khi tiếp súc với không khí thì sắt 2 [Fe2+] sẽ chuyển hóa thành sắt 3 [Fe3+] kết tủa tạo màu đỏ nâu gây mất thẩm mỹ cho nước, làm cho quần áo bị ố vàng, sàn nhà, dụng cụ bị ố màu nâu đỏ. Hơn nữa, khi nước chảy qua đường ống, sắ sẽlằng cặn gây gỉ sét, tắc nghẽn trong đường ống. Ngoài ra, lượng sắt nhiều trong nước sẽ làm cho thực phẩm biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị; làm giảm việc tiêu hóa và hấp thu các loại thực phẩm, gây khó tiêu...

Để loại bỏ sắt: có thể sử dụng giàn mưa làm thoáng để kết tủa các ion sắt hòa tan trong nước, sau đó cho nước qua quá trình lắng, lọc để loại sắt kết tủa ra khỏi nguồn nước.

1.6. Hàm lượng Amoni

Nước có hàm lượng amoni cao biểu thị nước đã bị ô nhiễm chất hữu cơ có nguồn gốc nitơ [nước thải, phân bón, chất thải từ chuồng trại chăn nuôi...]. Amoni trong nước ngầm khi gặp oxytrong không khí chuyển hóa thành Nitrat và Nitrit.

Nitrat và Nitrit khi vào cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây nên hiện tượng methemoglobin [thiếu oxy trong máu], đặc biệt là khi kết hợp với các axit amin trong cơ thể còn tạo thành chất nitrosamine gây ung thư.

Có nhiều phương pháp để xử lý amoni trong nước: làm thoáng để khử NH3 ở độ pH cao, phương pháp trao đổi ion, phương pháp sinh học, khử nitrat NO3-... Tuy nhiên, đối với các phương pháp xủ lý amoni cần nhiều công đoạn, hóa chất và kỹ thuật phức tạp, chi phí xử lý cao; không thể áp dụng bằng các phương pháp đơn giản như lắng lọc, giàn mưa

1.7. Chỉ số Pecmanganat

Chỉ số pecmanganat trong nước cao là dấu hiệu nước đã bị ô nhiễm các chất hữu cơ.

Để xử trí nước có chỉ số pecmanganat cao: Cần cho nước qua quá trình lọc, sau đó khử trùng nước, cũng có thể sử dụng than hoạt tính trong quá trình lọc để loại bỏ các chất hữu cơ thông thường, làm giảm chỉ số pecmanganat. Tuy nhiên nếu nguồn nước còn các hợp chất hữu cơ gốc nitơ, phải sử dụng phương pháp xử lý trao đổi ion [phức tạp và tốn kém].

1.8. Vi sinh [E.coli và Coliforms]

Nước nhiễm vi sinh [E.coli và Coliforms] do nước thải ngấm vào mạch nước ngầm, do nước từ trên mặt đất chảy tràn xuống giếng hoặc do quá trình lưu chứa nước mưa chưa đảm bảo vệ sinh. E.coli và Coliforms là những nhóm vi khuẩn định danh, khi chúng hiện diện trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị nhiễm phân người hoặc phân súc vật, và có thể dẫn đến việc nguồn nước có thể nhiễm những vi khuẩn đường ruột khác [tả, lỵ thương hàn ...].

Việc sử dụng nước nhiễm vi sinh có thể gây ra các bệnh đường ruột, tiêu chảy cấp, một số trường hợp có thể gây suy thận, nhiễm khuẩn huyết...

Để xử lý vi sinh trong nước, cách đơn giản và hiệu quả nhất là đun sôi nước trước khi ăn uống. Có thể sử dụng hóa chất để khử trùng nước [Chloramin B, javel...]. Nước sau khi khử trùng hoặc đun sôi vẩn phải đảm bảo quá trình lưu chứa hợp vệ sinh [đậy nắp và vệ sinh vật chứa nước thường xuyên].

2. Phương pháp xử lý nước

Tùy vào tính chất, mức độ và nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, có thể lựa chọn phương pháp xử lý nước hiệu quả và chi phí phù hợp. Hiện nay có nhiều phương pháp xử lý nước đơn giản. Tuy nhiên Sở Y tế đề xuất phương pháp sử lý nước bằng giàn mưa, bể lọc đơn giản tại hộ gia đình, vì không đòi hỏi kỹ thuật cao, chất lượng nước đầu ra đáp ứng được mực đích sinh hoạt thông thường và chi phí phù hợp.

Đối với nguồn nước không đạt do các chỉ tiêu thuông thường như sau: màu sắc, mùi vị, độ đục, pH, chỉ số pecmanganat,hàm lượng sắt tổng số, vi sinh [giàn mưa cũng xử lý được mangan giống như xử lý sắt].

2.1. Giàn mưa

Mục đích là nâng pH, khử sắt, khử mùi [mùi tanh của sắt, mangan].

Giàn mưa làm cho nước tiếp xúc với không khí để nhận oxy từ không khí khử sắt, khử mangan và nâng độ pH.

Có thể tạo đơn giản bằng cách đục ống nhựa PVC, cứ 3 cm lại đục 1 lỗ. Sau đó bịt 1 đầu ống lại, cho nước chảy từ các lỗ đục xuống bể lọc.

2.2. Bể lọc

Mục đích là lọc cặn, độ đục [như Fe3+], chất hữu cơ, làm trong nước, khử mùi [mùi bùn đất, mùi chất hữu cơ].

Nước qua giàn mưa xuống bể qua các lớp vật liệu sau:

Lớp cát vàng hoặc cát thạch anh [độ dày 25 30 cm].

Than hoạt tính [độ dày 10cm].

Lớp đá sỏi nhỏ đường kính 0,5 1 cm [ độ dày 10cm].

Dưới đáy bể dùng ống nhựa khoan lỗ phần ống nằm trong bể nhằm ngăn vật liệu lọc rơi vào đường ống.

Tùy theo tình hình thực tế và công suất sử dụng của gia đình, nên rửa lớp váng màu vàng đóng trên bề mặt lớp cát trên cùng với tần suất 1 3 tháng/lần. Trường hợp vật liệu quá bẩn cần thay vật liệu lọc.

2.3. Khửtrùng nước

Nước sau khi qua lọc vẫn phải đun sôi trước khi sử dụng cho ăn uống nhằm tránh các bệnh đường ruột do vi khuẩn trong nước [vì có thể còn vi khuẩn trong nước].

Có thể sử dụng hóa chất chloramin B để khử trùng nước. Nước chỉ được khử trùng sau khi qua quá trình lọc với hóa chất. Sử dụng 3 g bột chloramin B 25% khử trùng 1m3nước. Nước sau khi khử trùng để 30 phút mới sử dụng.

2.4. Đối với nguồn nước có chỉ tiêu amoni không đạt

Do chi phí xử lý cao và đòi hỏi kỹ thuật, hóa chất phức tạp, hộ dân không thể thực hiện bằng phương pháp thông thường [ như giàn mưa bể lọc].

Vì vậy, khuyến cáo người dân trước mắt không sử dụng nguồn nước này cho mục đích ăn uống hay chế biến thực phẩm, mà chỉ có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt./.

Video liên quan

Chủ Đề